thể áp dụng căn cứ này để bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo. Căn cứ này còn được áp dụng ngay cả khi chưa khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can như khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Căn cứ này cũng được vận dụng khi bắt người phạm tội quả tang: "... ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt", cũng như bắt người đang bị truy nã.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội.
Những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thể được thể hiện qua các yếu tố phản ánh về nhân thân của các bị can, bị cáo: bị can, bị cáo là những phần tử xấu, có ý thức chống đối giai cấp sâu sắc, là những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là những tên tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, những tên côn đồ hung hãn coi thường pháp luật. Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội còn được thể hiện qua hành vi của bị can, bị cáo như đe dọa trả thù người làm chứng, người bị hại và sự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực. Một điều cần lưu ý rằng, căn cứ này với căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm" đều có sự giống nhau về mục đích áp dụng là nhằm không để cho tội phạm xảy ra nhưng có sự khác nhau về đối tượng áp dụng. Ở căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm", đối tượng bị áp dụng là người chưa bị khởi tố, còn ở căn cứ này đối tượng bị áp dụng phải là bị can hoặc là bị cáo.
- Để đảm bảo thi hành án
Công tác thi hành án hình sự là vấn đề vô cùng quan trọng. Các bản án, quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật cần phải được đưa ra thi hành. Có như vậy mới nâng cao được tính hiệu quả của pháp luật trong đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để thi hành án là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Khi cần đảm bảo thi hành án, tùy theo tính chất cụ thể của từng vụ án, tùy theo nhân thân của người bị kết án, Tòa án có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp. Tòa án có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo để tạm giam, áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án (trong những trường hợp mà luật định), còn nếu có đủ cơ sở cho rằng bị cáo sẽ không bỏ trốn, không gây cản trở khó khăn cho việc thi hành án thì không cần áp dụng biện pháp tạm giam mà chỉ cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn như cấm đi
khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm cũng đủ để bảo đảm cho việc chấp hành án của người bị kết án.
1.2.4. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam
Là biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc cao đối với bị can, bị cáo trong vụ án, việc áp dụng biện pháp tạm giam phải tuân theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.
Trong trường hợp bị can, bị cáo còn đang tại ngoại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Thủ tục tiến hành hoạt động này được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 113 BLTTHS:
- Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rò họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS.
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 1
- Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giam
- Khái Quát Lịch Sử Lập Pháp Về Biện Pháp Tạm Giam Trong Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Và Quy Định Về Biện Pháp Này Trong Pháp Luật Của Một Số
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giam Trong Hoạt Động Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Trên Địa Bàn
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giam Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
- Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
- Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
- Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã [28, tr 104].
Bên cạnh đó, lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. VKS phải hoàn trả hồ sơ cho CQĐT ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
Tạm giam không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người bị áp dụng (bị hạn chế về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do, danh dự của công
dân) mà còn ảnh hưởng đến thân nhân của họ. Do đó, sau khi đã ra lệnh, quyết định tạm giam, cơ quan đã ra lệnh, quyết định đó phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết. Đồng thời còn cần phải đảm bảo các thủ tục liên quan khác như chăm sóc người thân thích, bảo quản tài sản của người bị tạm giam.
1.2.5. Thời hạn tạm giam
Trong BLTTHS năm 2015, thời hạn tạm giam không được quy định tập trung ở một điều luật mà được quy định theo từng giai đoạn của quá trình tố tụng. Cụ thể:
- Tạm giam để điều tra
Điều 173 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giam để điều tra không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng. Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần, không quá 2 tháng. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 3 tháng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thời hạn tạm giam để điều tra tối đa có thể là 3 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể là 5 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa có thể là 7 tháng, còn đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 12 tháng.
Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc
việc điều tra. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra [28, tr 161 – 165].
So sánh thời hạn tạm giam để điều tra (quy định tại Điều 173) với thời hạn điều tra (quy định tại Điều 172) thì thời hạn tạm giam để điều tra bằng với thời hạn điều tra còn thời hạn gia hạn tạm giam để điều tra, trừ trường hợp đặc biệt đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác, ngắn hơn thời hạn gia hạn để điều tra. Với quy định này nhà làm luật nhằm mục đích hạn chế việc lạm dụng gia hạn tạm giam, đồng thời còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo CQĐT cần phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, nếu không thời hạn tạm giam với bị can sẽ hết mặc dù thời hạn điều tra vẫn còn.
- Tạm giam để truy tố
Điều 241 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 của Bộ luật này”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 240: “Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30
ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [28, tr 218].
Như vậy, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng trong giai đoạn truy tố đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 30 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 45 ngày, còn đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thời hạn tạm giam để truy tố tối đa có thể lên đến 60 ngày.
- Tạm giam để xét xử sơ thẩm
Khoản 2 Điều 278 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này” [28, tr 247]. Theo quy định tại Điều 277 BLTTHS, thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn tạm giam để mở phiên tòa là từ 15 đến 30 ngày. Ngoài ra, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần thiết thì HĐXX ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa [28]. Như vậy, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tối đa (kể cả gia hạn) là 75 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 120 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn này có thể lên đến 150 ngày.
- Tạm giam để xét xử phúc thẩm
Điều 347 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của BLTTHS. Theo quy định tại Điều 346 BLTTHS năm 2015, TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; TAND cấp cao, Tòa án quân sự
trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Như vậy, thời hạn tạm giam để phục vụ xét xử phúc thẩm là 60 ngày đối với vụ án do TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu thụ lý, 90 ngày đối với vụ án do TAND cấp cao, Tòa án quân sự trung ương thụ lý [28, tr 289- 290].
Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.
- Tạm giam để đảm bảo thi hành án
Sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, HĐXX có thể quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm, Điều 329 BLTTHS năm 2015 quy định: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo bị xử phạt tử hình thì HĐXX tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại khoản 3 Điều 347 BLTTHS năm 2015, nếu bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án. Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án. Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án [28, tr 278].
Về việc khấu trừ thời hạn tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt, theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam bằng một ngày tù. Quy định này không chỉ áp dụng đối với người bị tạm giam liên tục cho đến khi xét xử mà còn áp dụng đối với cả những người bị áp dụng các BPNC khác sau một thời gian bị
tạm giam. Những hình phạt khác không phải là hình phạt tù có thời hạn như cảnh cáo, phạt tiền hoặc tử hình thì không áp dụng quy định này mặc dù trước đó họ có bị tạm giam. Riêng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và hình phạt tù chung thân thì thời hạn tạm giam sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc sau: Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn nhưng thời hạn bị tạm giam vẫn được tính khi người bị kết án được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Việc xét giảm án đối với người bị kết án tù chung thân được xác định như sau: thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm đối với tù chung thân và người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
1.2.6. Chế độ tạm giam và quyền của người bị tạm giam
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và không để cho người phạm tội có điều kiện thực hiện tội phạm. Biện pháp ngăn chặn này không phải là hình phạt đối với người phạm tội, do đó chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù. Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Theo quy định của BLTTHS, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tạm giữ, tạm giam là người chưa bị coi là có tội. Do vậy, chế độ tạm giữ, tạm giam phải khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
Trên cơ sở quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, chế độ giam giữ cũng như quyền của người bị tạm giam được quy định như sau:
Thứ nhất, người bị tạm giam được tổ chức giam tại nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam. Theo quy định chỉ có một số lượng nhất định người bị áp dụng BPTG được giam tại nhà tạm giữ. Còn lại tất cả cần được giam tại nhà tạm giam. Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ
luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam.
Thứ hai, về chế độ áp dụng đối với người bị tạm giam được thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ như sau:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Cụ thể:
+ Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam [11]. Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở nơi có cơ sở giam giữ. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngoài tiêu chuẩn ăn theo quy định trên, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
+ Mỗi cơ sở giam giữ được tổ chức bếp ăn có đủ các dụng cụ cần thiết để bảo quản lương thực, thực phẩm, phục vụ việc nấu ăn, cung cấp suất ăn, nước uống cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam phù hợp với địa điểm, quy mô và nhu cầu thực tế của cơ sở giam giữ. Việc tổ chức bếp ăn ở cơ sở giam giữ phải bảo đảm đúng định mức ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
+ Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt