Tình Hình Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giam Trong Tổng Số Bị Can Bị Khởi Tố Mới Hàng Năm Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh Từ Năm 2016

trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 được thể hiện qua bảng số liệu như sau: Bảng 2.4: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong tổng số bị can bị khởi tố mới hàng năm trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016

đến năm 2020



Năm


Tổng số bị can

Giữ chuyển tạm giam


Bắt tạm giam

Tự nguyện chấp

hành án

Tổng số tạm giam

mới

Số bị

can

Tỷ lệ

Năm 2016

170

97

26

21

143

84,12%

Năm 2017

175

92

23

18

133

76%

Năm 2018

161

80

22

26

128

79,50%

Năm 2019

229

103

27

23

153

66,82%

Năm 2020

352

145

39

31

215

61,08%

Tổng

1087

517

137

119

774

71,21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 8


Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh

Từ số liệu trên cho thấy rằng tỷ lệ người bị áp dụng biện pháp tạm giam chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bị can mới bị khởi tố hàng năm, các biện pháp ngăn chặn khác không phải giam giữ chỉ chiếm tỷ thấp. Các biện pháp khác được áp dụng chủ yếu là cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, trong khi đó, biện pháp đặt tiền để bảo đảm hầu như không được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các vụ án.

Tình trạng bị can, bị cáo bị áp dụng chủ yếu là biện pháp tạm giam, đồng thời biện pháp này ít bị thay thế hay hủy bỏ là do nhận thức của người tiến hành tố tụng về căn cứ áp dụng biện pháp này còn chưa thực sự rò ràng, nhiều trường hợp mang tính chủ quan của chủ thế áp dụng hơn là căn cứ vào điều kiện thực tế của bị can, bị cáo trong vụ án. Bởi lẽ, theo quy định của BLTTHS, đối với tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp tạm giam ngay mà không cần thêm bất kỳ điều kiện nào khác. Trong khi căn cứ áp dụng chỉ là nhận định chung chung là nhằm đảm bảo thuận lợi cho quá trình điều tra, xử lý. Do đó mà việc áp dụng biện pháp tạm giam hầu như chỉ dựa vào tính chất của tội phạm mà bỏ qua căn cứ áp dụng là có thực tế gây khó khăn cho quá

trình giải quyết vụ án hay không. Bên cạnh đó, xuất phát từ thói quen về mặt nhận thức: người phạm tội phải bị bắt giam vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của nhiều người, kể cả một bộ phận người tiến hành tố tụng nên đã dẫn đến tình trạng trên.

Về thẩm quyền ra lệnh tạm giam: qua khảo sát cho thấy số bị can bị tạm giam theo thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng có sự tập trung chủ yếu vào CQĐT với 207 đối tượng (theo kết quả thống kê của Bảng 2.2). Số bị can do VKS tự ra quyết định tạm giam rất ít (40 đối tượng). Điều này được lý giải xuất phát từ vị trí, vai trò của từng cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án. CQĐT là cơ quan trực tiếp tiến hành điều tra vụ án, làm rò nội dung, bản chất của vụ án. Do vậy, trong giai đoạn điều tra, cơ quan này cần đảm bảo các điều kiện thuận lợi để có thể thu thập đầy đủ chứng cứ nhằm giải quyết vụ án, trong đó có áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Lệnh áp dụng biện pháp này của CQĐT phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Theo đó, xét về bản chất, việc quyết định cuối cùng khi áp dụng biện pháp tạm giam vẫn thuộc về VKS. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định trách nhiệm chính xác của chủ thể khi áp dụng biện pháp này.

- Về kết quả giải quyết các trường hợp bị tạm giam

Qua khảo sát số liệu thống kê của VKSND thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020, các trường hợp bị tạm giam được các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số bị tạm giam. Năm 2016 có 9 trường hợp được giải quyết trong tổng số 59 người bị tạm giam, chiếm tỷ lệ 15,25%; năm 2017 có 11 trường hợp được giải quyết trong 65 người bị tạm giam, chiếm tỷ lệ 16,92%; năm 2018 có 13 trường hợp được giải quyết trong 60 người bị tạm giam, chiếm tỷ lệ 21,77%; năm 2019, có 57 người bị tạm giam nhưng chỉ có 2 trường hợp được giải quyết, chiếm tỷ lệ 3,51% và năm 2020 có 8 trường hợp được giải quyết trong 83 người bị tạm giam, chiếm tỷ lệ 9,64%.

Như vậy, tuy trong những năm qua thành phố Tây Ninh chưa xảy ra trường hợp nào bị áp dụng quá hạn tạm giam, song các trường hợp tạm giam được giải quyết lại chiếm tỷ lệ thấp, số người bị áp dụng biện pháp tạm giam còn tồn đọng tương đối nhiều. Điều này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Tây Ninh cần tập trung nghiên cứu, xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ giải quyết các trường hợp bị tạm giam nhằm đề ra giải pháp phù hợp, góp phần

nâng cao hiệu quả giải quyết các trường hợp bị tạm giam, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết VAHS.

- Về thực hiện chế độ đối với người bị tạm giam

Chế độ đối với người bị tạm giam về cơ bản chưa được đảm bảo theo quy định của pháp luật do tình trạng quá tải của nhà tạm giữ trong thời gian qua. Theo quy định, diện tích tối thiểu cho mỗi người bị giam, giữ là 2m2/người. Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình giam, giữ thực tế của nhà tạm giữ thành phố Tây Ninh được biết, nhà tạm giữ hiện có 23 buồng, được chia làm 03 dãy, trong đó 20 buồng làm nơi tạm giữ, tạm giam; 02 buồng phạm nhân và 01 buồng làm kho vật chứng. Số lượng buồng tạm giữ, tạm giam nêu trên không đủ so với số lượng người bị tạm giữ, tạm giam. Cụ thể, tại thời điểm cao nhất của 8 tháng đầu năm 2019, qua khảo sát nhà tạm giữ hiện có 76 người đang bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân vượt quá số lượng cho phép của nhà tạm giữ 10 người (22 buồng hoạt động, mỗi buồng tối đa được 03 người). Hiện tại, nhà tạm giữ không có buồng kỹ luật người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân và phòng sinh hoạt, học tập, khai thác phạm nhân theo quy định. Bên cạnh đó, nhà tạm giữ có 03 buồng sử dụng chung dùng lấy lời khai, hỏi cung, làm việc người bào chữa, đối chất nhận dạng, được xây dựng che chắn tạm bợ bằng tôn thiếc, không đảm bảo việc cách âm cũng như nhiệt độ khi thời tiết nắng nóng, oi bức.

Bên cạnh đó, do tình trạng quá tải nên việc giam, giữ tại nhà tạm giữ Công an thành phố Tây Ninh chưa đảm bảo vấn đề giam riêng đối với người chưa thành niên và người thành niên, người bị tạm giữ với người bị tạm giam. Cụ thể, qua công tác kiểm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Tây Ninh đã xác định có 17 trường hợp giam chung người chưa thành niên với người đã thành niên, 9 trường hợp bố trí người bị tạm giữ chung với người bị tạm giam.

- Về công tác quản lý tạ nhà tạm giữ

Công tác quản lý người bị tạm giam trên địa bàn còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình chấp hành pháp luật tại nhà tạm giữ nên nhiều vi phạm đã xảy ra. Tình trạng giam chung buồng những người trong cùng một vụ án, giữa những người có tiền án, tiền sự với người chưa có tiền án, tiền sự, người bị nhiễm HIV/AIDS với người khác, giữa người chưa thành niên với người đã thành niên vẫn xảy ra. Một số cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý tại nhà tạm giữ còn thiếu trách

nhiệm, để người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế nhà tạm giữ. Tình trạng người bị tạm giam dùng vũ lực, đánh nhau gây mất trật tự, xâm phạm sức khỏe, thân thể người bị giam, giữ khác vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

2.3.3.1. Nguyên nhân từ công tác xây dựng pháp luật

Những hạn chế, tồn tại trong công tác áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trước hết bắt nguồn từ sự thiếu sót trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. Cụ thể:

- Công tác xây dựng pháp luật của chúng ta còn chậm. Chúng ta đã trải qua thời kỳ khá dài không có BLTTHS với tư cách là cơ sở pháp lý chặt chẽ cho quá trình TTHS nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng dẫn đến tình trạng bắt, tạm giam người tùy tiện, tràn lan, không thống nhất. Những tàn dư đó vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng ngày nay.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tư pháp nói chung và thực hiện các quy định về tạm giam nói riêng có lúc chưa thật sự sát sao, chặt chẽ. Công tác thực hiện Nghị quyết 49 của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó có việc giảm áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chưa thực sự được thực hiện nghiêm túc, chưa có cơ chế khen thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị trong quá trình thực hiện.

- BLTTHS vẫn còn những tồn tại trong các quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam. Cụ thể: những quy định về căn cứ tạm giam chưa thực sự rò ràng, chi tiết cụ thể và gắn với thực tiễn VAHS; thời hạn tạm giam chưa phù hợp để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết, đặc biệt là thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra còn chưa phù hợp. Bên cạnh đó, còn có một số quy định đang có những nhận thức khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp tạm giam.

2.3.3.2. Nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Bên cạnh những nguyên nhân bắt nguồn từ quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam, những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện pháp tạm giam còn xuất phát từ những hạn chế về ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng có thẩm

quyền khi áp dụng biện pháp này trong quá trình giải quyết VAHS. Cụ thể:

- Công tác kiểm tra, giám sát pháp luật trong lĩnh vực tạm giam chưa được tiến hành thường xuyên và đều khắp nên chưa phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những biểu hiện vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp này.

- Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng chưa cao, còn có tư tưởng nặng về trấn áp nên dẫn đến tình trạng tạm giam tràn lan, chủ yếu để thuận tiện cho việc hỏi cung bị can, coi đó như là một biện pháp nghiệp vụ để giải quyết vụ án chứ chưa nhận thức đúng đắn về vai trò ngăn chặn của biện pháp này. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được kịp thời và sâu sát, công tác kiểm sát việc tạm giam của VKS chưa được quan tâm thường xuyên và đúng mức.

- Nhận thức của một số cơ quan, cán bộ có trách nhiệm, quyền hạn trong việc áp dụng biện pháp tạm giam còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục, căn cứ khi áp dụng biện pháp này.

- Đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng hiện nay chưa đảm bảo về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Việc nghiên cứu các căn cứ pháp lý để áp dụng vào thực tiễn công tác nghiệp vụ còn hạn chế, chưa sâu nên chất lượng, hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam còn chưa cao. Nhìn chung đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có trình độ chính trị, đạo đức tốt, có khả năng điều tra, xử lý VAHS đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trình độ nghiệp vụ chưa thật sự đồng đều, một bộ phận cán bộ chưa được đào tạo bài bản về mặt nghiệp vụ chuyên môn mà thực hiện công tác chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân tích lũy qua nhiều năm công tác. Do đó, nhiều trường hợp việc giải quyết vụ án nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng còn mang tính cảm tính, chủ quan, chưa thực sự phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn vụ án đang được giải quyết.

- Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự chưa chặt chẽ, thường xuyên nên đã hạn chế nhiều đến hiệu quả công tác quản lý.

- Việc phối hợp giữa VKS với CQĐT và các cơ quan hữu quan trong việc kiểm sát, thanh tra việc tuân thủ pháp luật, kiểm sát giam giữ và quản lý người bị tạm giam vẫn còn những thiếu sót. Mối quan hệ giữa CQĐT với VKS và Tòa án các

cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực. CQĐT đã chủ động phối hợp theo quy chế phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử các VAHS. Định kỳ tổ chức họp giao ban, kiểm điểm đánh giá các mặt công tác, kịp thời tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, thống nhất đường lối xử lý. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng biện pháp tạm giam còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, vẫn xảy ra tình trạng chồng chéo, chậm trễ.

- Chế độ đãi ngộ cán bộ cũng như đề nghị tăng thẩm quyền tố tụng cho Điều tra viên, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, kỹ thuật cho các CQĐT, trinh sát… theo hướng ưu tiên các thành tựu khoa học tiên tiến để phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra. Tuy nhiên, so với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay thì chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, KSV, Thẩm phán vẫn chưa thỏa đáng, chưa tạo sự yên tâm trong công tác và là một nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất,… Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ còn mang tính hình thức, xử lý nội bộ, không bảo đảm sự nghiêm minh.

2.3.3.3. Nguyên nhân khách quan

Những tồn tại, vướng mắc trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, cụ thể:

- Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số lượng người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân đưa vào các nhà tạm giữ, trại tạm giam gia tăng trong khi cơ sở giam giữ chưa đáp ứng yêu cầu. Phương tiện, điều kiện trang thiết bị phục vụ công tác kiểm sát còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Như đã trình bày ở phần trước, nhà tạm giữ Công an thành phố Tây Ninh chỉ có 23 buồng, mỗi buồng được thiết kế để có thể giam, giữ tối đa 3 người. Trong khi đó, số lượng người bị giam giữ luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, kết cấu của nhà tạm giữ cũng đã xuống cấp, có 03 buồng sử dụng chung dùng lấy lời khai, hỏi cung, làm việc người bào chữa, đối chất nhận dạng, được che chắn tạm bợ bằng tôn thiếc, không đảm bảo việc cách âm cũng như nhiệt độ khi thời tiết nắng nóng oi bức.

- Các phương tiện, trang bị, chế độ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chưa được ưu tiên đầy đủ, làm hạn chế năng lực thực thi nhiệm vụ theo

TTHS, dẫn đến hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trên thực tế chưa cao.

- Kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức của các chức danh tư pháp trong lĩnh vực tạm giam chưa được đầu tư thích đáng… Từ đó dẫn đến năng lực của những người làm công tác giam giữ còn hạn chế, ý thức trách nhiệm cá nhân chưa cao, dễ bị thoái hóa biến chất về mặt đạo đức làm sai lệch ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong TTHS.


Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã làm rò được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cùng với sự ảnh hưởng của các điều kiện đó đối với tình hình tội phạm cũng như công tác tố tụng của các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, chương này cũng đã làm rò thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, những hạn chế, thiếu sót khi áp dụng biện pháp này cùng với những nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót đó. Kết quả của luận văn trong Chương 2 là cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trong Chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY NINH,

TỈNH TÂY NINH

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thời sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nó xuất phát từ những yêu cầu, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.

Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu chung của nhà nước pháp quyền là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đề cập cải cách toàn diện nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh, từng bước hiện đại. Trước thực trạng còn nhiều tồn tại của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với một số cơ quan tư pháp. Chính vì vậy, các cơ quan, người tiến hành tố tụng và mọi công dân phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc của pháp luật, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước vào công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng vào từng vụ án, từng con người cụ thể. Làm thế nào tránh được những sai sót, hạn chế trong việc tạm giam càng nhiều càng tốt, nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng quyền con người, phát huy quyền làm chủ của công dân, kiên qyết đấu tranh chống tội phạm hình sự, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, phấn đấu thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Hai là hoàn thiện pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam là vấn đề quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nêu mục tiêu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022