Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 2

Áp dụng Basel II đối với Sacombank không chỉ để đáp ứng kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước mà còn nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế. Mặc dù trước đây, đã có những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về việc áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, nhưng với những đặc điểm riêng về quy mô vốn, văn hoá quản trị rủi ro và đặc biệt Sacombank còn đang trong giai đoạn tái cơ cấu cùng với những khó khăn và thách thức về trình độ công nghệ, nhân sự, nguồn lực tài chính, cần phải nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro, tiến độ triển khai Basel II, từ những hạn chế trong quá trình thực hiện và bài học kinh nghiệm luận văn đề xuất những giải pháp thúc đẩy Sacombank đạt chuẩn Basel II theo đúng lộ trình. Đó là lý do nghiên cứu của luận văn với đề tài “Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín”. Để giải quyết vấn đề nêu trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, kết quả cho thấy sau khi triển khai Basel II, nợ xấu giảm, chất lượng tín dụng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về cơ sở dữ liệu, chất lượng nhân sự, mức độ áp dụng công nghệ vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đáp ứng cách tiếp cận theo phương pháp IRB nâng cao,… Qua đó, luận văn gợi ý những giải pháp cho các nhà quản lý của Sacombank. Các nhà nghiên cứu, người quan tâm có thể tham khảo để hiểu sâu hơn những vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng hiệp ước Basel II.

ABSTRACT

Applying the Basel II standard is not only to follow the project of the State Bank of Viet Nam (SBV) but also to improve the risk management system according to international standards. Although in the past, there have been many researches on the application of Basel II in risk management in general and credit risk management in particular, but with specific characteristics of capital scale risk management culture and Sacombank is still in the restructuring phase along with difficulties and challenges of technological level, human resources and financial resources. Therefore, it is necessary to study the status of risk management and actual progress of Basel II implementation. Learning from the experience of others and the limitations in the process of applying Basel II, the thesis suggest solutions to promote Sacombank to achieve Basel II standards in accordance with the roadmap. That is the reason for the study of the thesis with the topic "Applying Basel II to credit risk management at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank". To solve the above difficulties, the thesis uses qualitative research method combining quantitative, and the results show that after applying Basel II, bad debt decreased and credit quality was improved. However, limitations on database, quality of personnel, the level of technology application in credit risk management and internal credit rating system have not met the advanced IRB approach. Thus, thesis brings an overview or suggested solutions for Sacombank's managers and researchers, and they can understand Basel II content on credit risk management. From there, we can study further or learn from experience that help banks are or will be implementing Basel II in future.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, thị trường tài chính nói chung hay hệ thống ngân hàng nói riêng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặc dù có những đóng góp tích cực, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. RRTD cùng với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường là những rủi ro chính mà ngân hàng thương mại phải đối mặt. Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp phải những rủi ro lớn gây tổn thất, đặc biệt là RRTD xảy ra với tần suất khá cao, giá trị lớn, cho thấy hệ thống ngân hàng cần chú trọng nhiều hơn đến quản trị RRTD trong kinh doanh và hoạt động quản trị RRTD tại Việt Nam cần phải được chuẩn hoá trên cơ sở áp dụng các mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế mà các nguyên tắc Basel về quản lý RRTD chính là nền tảng.

Ủy ban Basel đưa ra các chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng. Những chuẩn mực này được đa số các ngân hàng trên thế giới tìm hiểu và áp dụng vào hệ thống quản trị rủi ro của họ. Cùng với việc đáp ứng 3 trụ cột của Basel II, các ngân hàng có thể cải thiện mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng.

Tại Việt Nam, triển khai thực hiện Basel II trong hệ thống ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng tại Đề án “Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020” ban hành ngày 24/5/2006 theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo định hướng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình triển khai Basel II và lựa chọn 10 ngân hàng trong nước thí điểm triển khai, trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- là một trong những ngân hàng có quy mô lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Sau hơn hai năm kể từ tháng 2/2016 khi thí điểm triển khai Basel II, Sacombank cũng đang trong giai đoạn tái cơ cấu, vừa xử lý nợ xấu hậu sáp nhập ngân hàng Phương


Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 2

Nam vừa nổ lực đáp ứng chuẩn Basel II theo dúng lộ trình của ngân hàng nhà nước. Sacombank hiện đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị RRTD, tiến độ áp dụng Basel II vào quản trị RRTD tại Sacombank, đồng thời nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ bên ngoài để có cái nhìn tổng quan và định hướng thích hợp giúp tăng hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, RRTD nói riêng, thúc đẩy Sacombank sớm đạt Basel II theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đề ra. Đó là lý do mà mà tôi chọn đề tài “Áp dụng basel II vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”.

1.2. Tổng quan học thuật

Denis và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn RRTD, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II sẽ hiệu quả hơn so với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên việc thực hiện quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II rất tốn kém chi phí và đòi hỏi các ngân hàng phải có những điều kiện nhất định, vì vậy để hiệu quả tối ưu, các ngân hàng cần có sự tích hợp giữa sử dụng dữ liệu theo Basel II và hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu Quản trị rủi ro ngân hàng theo Basel II của Vasile và Roxana (2010) có đề cập quản trị RRTD theo Basel II là cần thiết hữu hiệu đối với các ngân hàng. Quản trị RRTD ứng dụng phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) theo Basel II cho phép các ngân hàng xác định các yêu cầu vốn theo các mức độ rủi ro, quy định các thành phần rủi ro: xác suất vỡ nợ (Probability of Default-PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (Loan Equivalent Factor-LGD), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at Default- EAD) và kỳ hạn hiệu dụng ( Effective Maturity-M). Các ngân hàng thực hiện quản trị RRTD theo Basel II sẽ giảm thiểu được tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như nghiên cứu của Đặng Quang Tuyến (2017) sử dụng phương pháp định tính dựa trên số liệu của 10 ngân hàng được chọn để thí điểm Basel II đã kết luận: nâng cao năng lực kiểm soát


RRTD đối với các ngân hàng thương mại, từng bước tiếp cận chuẩn mực Basel II là bước đi cần thiết hiện nay. Việc thực hiện Basel II trong sự kiểm soát RRTD của các ngân hàng thương mại Việt Nam là một quá trình phức tạp, nhạy cảm với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt trong bối cảnh tiềm lực tài chính của các ngân hàng thương mại còn hạn chế. Trần Việt Dung (2016) trong luận án Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam cho biết Basel II đã được đánh giá và công nhận rộng rãi trong quản lý vốn và quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Nhiều quốc gia bao gồm các nước thành viên và các nước không phải thành viên của Ủy ban giám sát Basel đã áp dụng Basel II trong đó Nhật Bản và Trung Quốc không chỉ thành công trong việc áp dụng Basel II mà đã chuyển sang áp dụng Basel III. Thực tế cho thấy, việc áp dụng Basel II ở Trung Quốc giúp cho vị thế ngân hàng được nâng cao, lợi nhuận tăng, ổn định hệ thống tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hiện việc áp dụng Basel vào quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đang gặp phải những khó khăn trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro, và năng lực tài chính tuân thủ hệ số CAR. Năng lực quản trị và giám sát rủi ro ở cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cũng là một trong các vướng mắc cần tháo gỡ.

Tổng quan nghiên cứu cho thấy việc áp dụng Basel vào quản trị RRTD là cần thiết và việc triển khai thực hiện quản trị RRTD theo Basel II đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nhưng mỗi ngân hàng có quy mô vốn, đặc điểm khách hàng, năng lực và trình độ công nghệ riêng nên cần thiết phải nghiên cứu “Áp dụng basel II vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”, một trong 10 ngân hàng được chọn thí điểm áp dụng Basel để đánh giá quá trình thực hiện và đề xuất những giải pháp phù hợp.


1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đánh giá thực trạng quản trị RRTD và mức độ áp dụng Basel II vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín để tìm ra những bất cập còn tồn đọng trong quản trị RRTD.

Từ những đánh giá trên, đề xuất những giải pháp để triển khai quản trị RRTD cho ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu của Basel II.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để có được những phân tích, lập luận, đánh giá có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá thực trạng về quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.

Đối với nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp quan sát: Quan sát các dấu hiệu của RRTD thông qua các chỉ số đánh giá RRTD như: nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, hệ số RRTD,… phản ánh thông tin về hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Các phương pháp tư duy khoa học: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, quy nạp, diễn dịch, hệ thống hoá các dữ liệu đã thu thập được để làm rò những lý luận cơ bản về quản trị RRTD và thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Đối với nghiên cứu định lượng:

Phương pháp thống kê: thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín theo chuỗi thời gian từ các tài liệu, văn bản, số liệu trên báo cáo tài chính, thông tin trên website của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại,…kết hợp với tìm hiểu thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.


Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giảm khoản cách giữa Sacombank với những yêu cầu của Basel II từ đó tăng hiệu quả hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các bước tiến hành:

Đầu tiên, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước về quản trị RRTD và áp dụng Basel vào quản trị RRTD.

Thứ hai, thu thập dữ liệu phục vụ quá trình phân tích thực trạng quản trị RRTD.

Thứ ba, thông qua phân tích và tổng hợp thông tin, nhận dạng những hạn chế, nguyên nhân.

Cuối cùng, gợi ý chính sách và giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào những nội dung liên quan đến quản trị RRTD dựa trên chuẩn mực Basel mà chủ yếu là Basel II và việc áp dụng những quy định của Basel vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn từ 2012-Quý 1/2019.

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở phân tích đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động quản trị RRTD và tiến độ áp dụng những chuẩn mực của Basel II vào quản trị RRTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, luận văn mang lại ý nghĩa:

Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel II, luận văn chỉ ra sự cần thiết của việc quản trị RRTD theo Basel II tại ngân hàng thương mại nói chung, Sacombank nói riêng và các điều kiện để triển khai áp dụng Basel II vào quản trị RRTD. Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có thể tham khảo để hiểu sâu hơn nội dung Basel II về quản trị RRTD và việc


triển khai áp dụng Basel II vào quản trị RRTD. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu các bài học kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước liên quan đến triển khai quản trị RRTD theo Basel II.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần cung cấp cho các nhà quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng quản trị RRTD và mức độ đáp ứng Basel II về quản trị RRTD tại Sacombank. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD trên cơ sở áp dụng Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín nhằm đạt được mục tiêu của hội đồng quản trị đề ra: “Định hướng chiến lược trở thành một ngân hàng phát triển an toàn - hiệu quả - bền vững”. Đối với Sacombank, thực hiện Basel II không chỉ để đáp ứng các quy định trong nước theo kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước, mà quan trọng hơn hết là hoàn thiện hệ thống quản trị của chính ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

1.7 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và những dấu hiệu cảnh báo RRTD

Chương 3: Cơ sở lý luận về quản trị RRTD và các quy định về quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel

Chương 4: Thực trạng quản trị RRTD và kết quả bước đầu áp dụng basel II vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”

Chương 5: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRTD và áp dụng Basel II vào hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí