Trong vụ án trên, đúng ra khi quyết định hình phạt đối bị cáo Chinh do bị cáo đã bị tạm giam trong thời hạn là 1 tháng trong quá trình điều tra nên khi xét xử, Tòa án quyết định xử phạt Chinh 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm… không được khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên trong thực tiễn, TAND huyện Gò Dầu quyết định xử phạt Chinh 2 năm tù về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nhưng cho hưởng án treo, trừ đi thời gian tạm giam là 1 tháng, bị cáo phải chấp hành hình phạt 23 tháng và thời gian thử thách là 04 năm kể từ ngày tuyên án, được trừ đi 1 tháng tạm giữ, tạm giam nên thời gian thử thách còn lại là 47 tháng. Quyết định trên là chưa chính xác và bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh kháng nghị, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh sửa Bản án sơ thẩm. Việc Tòa án trừ thời gian bị cáo đã bị giữ, tạm giam vào thời gian thử thách là không chính xác và không đúng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ của bị cáo.
Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP TANDTC ngày 02/10/2007 hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS 1999 về án treo quy định về ấn định về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo như sau: Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, trong mọi trường hợp Toà án phải ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và phân biệt như sau: a) Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm. b) Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm.
Ví dụ: Toà án xử phạt A ba năm tù cho hưởng án treo. Do A đã bị tam giam một năm, như vậy mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là hai năm (3 năm – 1 năm = 2 năm). Tòa án ấn định thời gian thử thách đối với A là bốn năm (2 năm x 2
= 4 năm).
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 38 BLHS quy định “Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Do đó, quy định khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời gian chấp hành hình phạt tù nhưng
cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách như trên là không phù hợp theo quy định của BLHS. Mặc dù, Tòa án nhân dân tối cao có ban hành Công văn số 27/TANDTC-KHXX ngày 17/02/2014 hướng dẫn“… khi ấn định thời gian thử thách của án treo thì không trừ thời gian bị tạm giữ, tạm giam vào thời gian thử thách…” nhưng vẫn áp dụng chưa thống nhất.
Đến khi BLHS 2015 có hiệu lực pháp luật, theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS 2015 về án treo hướng dẫn chưa cụ thể rò ràng nên áp dụng vẫn chưa thống nhất. Đến ngày 06/5/2021 TAND tối cao ban hành văn bản số 58/TANDTC-PC hướng dẫn Điều 4 của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo, theo đó thời gian tạm giữ, tạm giam không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Trường hợp trong thời gian thử thách nếu họ phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ buộc phải chấp hành hình phạt tù của Bản án đã cho hưởng án treo thì khi giải quyết Tòa án trừ thời gian họ đã bị tạm giữ, tạm giam này vào Bản án đã cho hưởng án treo hoặc Bản án mới.
2.2.2.3. Những hạn chế, sai lầm trong áp dụng về hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
Khoản 3 Điều 65 BLHS quy định: Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. Mà theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 BLHS hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đây là quy định tùy nghi nên trong thực tiễn việc Tòa án áp dụng hay không áp dụng các hình phạt bổ sung này hoàn toàn tùy thuộc vào từng tội danh trong vụ án cũng như sự đánh giá chủ quan của HĐXX. Do đó, việc Tòa án áp dụng quy định về hình phạt bổ sung này về cơ bản là không khó. Thực tiễn xét xử các VAHS trong thời gian từ năm 2016 đến hết năm 2020 cho thấy: các vụ án mà Tòa án cho bị cáo được hưởng án treo có áp dụng hình phạt bổ sung là đều chính xác. Trong đó,
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Thời Gian Thử Thách Và Cách Tính Thời Gian Thử Thách Của Án Treo
- Quy Định Về Giao Người Được Hưởng Án Treo Cho Cơ Quan, Tổ Chức Hoặc Chính Quyền Địa Phương Giám Sát Giáo Dục
- Những Hạn Chế, Sai Lầm Trong Áp Dụng Các Quy Định Về Điều Kiện Áp Dụng Án Treo
- Nguyên Nhân Của Những Bất Cập, Hạn Chế, Sai Lầm Trong Áp Dụng Án Treo Trên Địa Bàn Tỉnh Tây Ninh
- Yêu Cầu Của Công Cuộc Cải Cách Tư Pháp Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
đa số các vụ án mà bị cáo được hưởng án treo thì áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.
Điển hình như vụ án sau: Khoảng 13 giờ ngày 08-12-2019, Nguyễn Tân An, Vò Thành Sang và Hồ Văn Tới cùng đến quán cà phê Cây Xanh của chị Lê Thị Kiều Linh ở ấp Phước Đức A, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, để uống cà phê, rồi nhờ cháu Lê Minh Hòa, sinh năm 2006, mua giúp 05 bộ bài tây. Sau đó, Sang sử dụng 5.700.000 đồng, Tới sử dụng 3.000.000 đồng và An sử dụng 4.400.000 đồng cùng nhau đánh bạc thắng thua bằng tiền. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, Đặng Văn Sự đến và sử dụng 5.200.000 đồng mang theo cùng tham gia đánh bạc. Hình thức đánh bạc là đánh bài xập xám 13 lá của loại bài tây 52 lá. Mỗi người thay phiên nhau làm cái 01 ván xoay vòng, người làm cái chia bài thành 04 tụ, rồi sau đó so bài binh với nhau, bài nào nhỏ thì thua, người làm cái được ưu tiên nếu bài bằng nhau thì người làm cái thắng, còn những người còn lại bài bằng nhau thì hòa, mỗi ván người tham gia thắng cao nhất 300.000 đồng.
Đến 15 giờ cùng ngày, khi Sang, Tới, An và Sự đang đánh bạc thắng thua bằng tiền, trong đó Sự thắng 2.000.000 đồng, Sang thua 200.000 đồng, An thua
1.800.000 đồng, Tới chưa thắng thua thì bị Công an huyện Gò Dầu bắt quả tang. Xét các hành vi phạm tội của các bị cáo TAND huyện Gò Dầu, tỉnh Tây
Ninh tuyên các bị cáo Nguyễn Tân An, Vò Thành Sang (Thơ), Đặng Văn Sự và Hồ Văn Tới phạm tội “Đánh bạc”, cụ thể mức hình phạt như sau:
Bị cáo Nguyễn Tân An 09 (chín) tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách 01 (một) năm 06 (sáu) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bổ sung bị cáo Nguyễn Tân An số tiền 15.000.000 đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Bị cáo Đặng Văn Sự 09 (chín) tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách 01 (một) năm 06 (sáu) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bổ sung bị cáo Đặng Văn Sự số tiền 15.000.000 đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Bị cáo Hồ Văn Tới 09 (chín) tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách 01 (một) năm 06 (sáu) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bổ sung bị cáo Hồ Văn Tới số tiền 15.000.000 đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Bị cáo Vò Thành Sang (Thơ) 09 tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách 01 năm 06 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bổ sung bị cáo Vò Thành
Sang (Thơ) số tiền 15.000.000 đồng để nộp ngân sách Nhà nước. (Bản án số 32/2020 HS - ST ngày 13/05/2020 của TAND huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Như vậy, trong vụ án trên các bị cáo bị TAND huyện Gò Dầu tuyên phạt về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 321 BLHS. Mà theo quy định tại Khoản 3 Điều 321 BLHS thì người phạm tội có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Trong vụ án này, các bị cáo đều bị phạt bổ sung số tiền là 15.000.000 đồng là đúng quy định của pháp luật.
2.2.2.4. Những hạn chế, sai lầm trong áp dụng quy định về trường hợp người đang chấp hành án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách
Việc áp dụng các quy định của pháp luật về trường hợp người đang chấp hành án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thời gian qua được thực hiện tương đối tốt, áp dụng đúng quy định của BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian từ năm 2016 đến hết năm 2020 có tổng số 1260 bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì chỉ có 54 bị cáo phạm tội mới trong thời gian thử thách, chiếm tỷ lệ 2,69%. Tỷ lệ này là tương đối thấp so với tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo trên phạm vi cả nước. Tất cả các bị cáo được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều bị TAND hai cấp buộc phải chấp hành hình phạt của Bản án trước và tổng hợp với hình phạt của Bản án mới theo quy định tại Điều 51 của BLHS 1999 và Điều 56 BLHS 2015;
Trên thực tế khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì bản thân họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù của Bản án treo đang thi hành và chấp hành hình phạt của Bản án mới do hành vi phạm tội mới gây ra. Tức là Tòa án sẽ phải tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách. Đây là những vấn đề không đơn giản và đã được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết hướng dẫn thi hành nội dung này. Mặc dù vậy, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thuộc TAND hai cấp của tỉnh Tây Ninh trong quá trình xét xử đã nghiên cứu kỹ các hướng dẫn của TAND tối cao, hiểu đúng ý nghĩa của Điều 65 BLHS cũng như các quy định khác có liên quan đến tổng hợp hình phạt. Do vậy, mặc dù là vấn đề phức
tạp nhưng việc tổng hợp hình phạt có Bản án treo được TAND hai cấp áp dụng tương đối chính xác, các thiếu sót nhưng không đáng kể.
Ngoài ra, trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo chấp hành tốt, có nhiều tiến bộ thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. “Trường hợp người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của Bản án đã cho hưởng án treo”. Nhưng từ thực tiễn cho thấy, có những trường hợp, các bị án đang chấp hành án treo đi khỏi địa phương không khai báo, trong khi chế tài xử lý còn chung chung đã phát sinh bất cập cho việc quản lý đối tượng này tại địa phương.
Cụ thể như trường hợp: Ngày 18-01-2020, Đạt chuyển 29.000.000 đồng cho Tây đặt mua 10 hộp pháo thì Tây liên hệ người thanh niên Campuchia mua 10 hộp pháo giá 14.500.000 đồng. Sau đó, Tây kêu Bảo bỏ vào thùng giấy đem đến gửi nhà xe của bà Vương Huệ Dung để vận chuyển giao cho Đạt. Ngày 19-01-2020, bà Dung phát hiện bên trong thùng giấy do Bảo gửi là pháo nên trình báo Công an. Ngày 20-01-2020, Cơ quan điều tra bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Tây, Đạt và Bảo để làm rò xử lý.
Ngày 10 tháng 09 năm 2020 TAND huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Tây 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Phạt bổ sung bị cáo Nguyễn Văn Tây số tiền 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Giao bị cáo Nguyễn Văn Tây cho Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Xử phạt bị cáo Phạm Quốc Bảo 01 năm 03 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 02 năm 06 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Phạt bổ sung bị cáo Phạm Quốc Bảo số tiền 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Giao bị cáo Phạm Quốc Bảo cho Ủy ban nhân dân xã Trà Vong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Xử phạt bị cáo Lê Cẩm Đạt (Tắt) 01 (một) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 02 (hai) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Phạt bổ sung bị cáo Lê Cẩm Đạt (Tắt) số tiền 25.000.000 (hai mươi lăm triệu) đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Giao bị cáo Lê Cẩm Đạt (Tắt) cho Ủy ban nhân dân Phường 10, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách (Bản án số 75/2020/HS – ST ngày 10/09/2020 của TAND huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Tuy nhiên, đến hết ngày 25 tháng 09 năm 2020 khi Bản án của TAND huyện Gò Dầu bắt đầu có hiệu lực pháp luật thì Nguyễn Văn Tây đã đi khỏi địa phương là xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Trong trường hợp này UBND xã Mỹ Thạnh Tây cũng chỉ có biện pháp lập biên bản xác minh, lưu hồ sơ vì không thể triệu tập họ để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, kiểm điểm hay xử phạt vi phạm hành chính. Do đó về mặt tác động xã hội, cho thấy, người phải chấp hành án treo là Nguyễn Văn Tây không được quản lý, giám sát giáo dục nên vẫn “nhởn nhơ” ngoài xã hội, coi thường pháp luật, từ đó, mục đích, ý nghĩa của án treo mà BLHS quy định không đạt được.
Như vậy, ngoài trường hợp trong thời gian thử thách người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 thì TA buộc người đó phải chấp hành hình phạt của Bản án trước và tổng hợp với hình phạt của Bản án mới, BLHS, Luật Thi hành án hình sự cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể đối với các trường hợp nào là người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ đến mức phải chịu TNHS theo quy định dẫn đến thực tế là không xử lý được đối với các trường hợp người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ.
Mặt khác, khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì TA "có thể" ra quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của Bản án đã cho hưởng án treo, quy định này còn chung chung, mang tính tùy nghi, dẫn đến cách hiểu TA có thể hoặc không buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của Bản án đã cho hưởng án treo.
2.2.2.5. Những hạn chế, sai lầm trong áp dụng quy định về giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương giám sát giáo dục
Tại khoản 2 Điều 65 BLHS quy định: “Trong thời gian thử thách, TA giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để giám sát, giáo dục”.
Tại Điều 4 Nghị quyết số 01/2013 và Điều 5 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là từ ngày tuyên Bản án cho hưởng án treo.
Như vậy, ngay từ khi tuyên Bản án cho bị cáo được hưởng án treo thì Tòa án đã ấn định thời gian thử thách và đồng thời giao người đó cho cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để giám sát, giáo dục. Thời gian thử thách tính từ ngày Tòa án tuyên Bản án cho hưởng án treo đồng thời trong thời gian này người được hưởng án treo phát sinh các nghĩa vụ khác.
Quá trình nghiên cứu các Bản án của TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho thấy: Tất cả các Bản án đều có nội dung giao người phạm tội cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để giám sát, giáo dục; trong đó phần lớn các bị cáo đều được giao cho chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục bởi vì chính quyền địa phương có bộ máy làm việc đông, có quan hệ gần gũi với dân và nắm bắt các thông tin của người phạm tội nhanh chóng, dễ dàng từ đó phát huy được vai trò giám sát, giáo dục người phạm tội được hưởng án treo.
Mặc dù vậy, hoạt động giám sát, giáo dục người phạm tội được hưởng án treo tại các địa phương trong cả nước nói chung và tại tỉnh Tây Ninh nói riêng hiện nay đang gặp rất nhiều những bất cập như:
Thứ nhất, thời điểm bắt đầu việc kiểm tra, giám sát người được hưởng án treo chưa thống nhất giữa các địa phương. Bởi vì, việc kiểm tra giám sát người được hưởng án treo có tuân theo các quy định của pháp luật trong thời gian thử thách hay không, phải được bắt đầu tính từ thời điểm ngày tuyên Bản án cho đến khi người chấp hành án chấp hành xong thời gian thử thách. Nhưng qua thực tiễn cho thấy hồ sơ chấp hành án treo chỉ được lập kể từ khi có quyết định thi hành án và
khi hồ sơ được giao cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục. Vậy trong thời gian từ khi Tòa án tuyên Bản án đến khi có Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục thì UBND cấp xã, ĐVQĐ được giao giám sát, giáo dục sẽ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo gần như không tham gia giám sát đối với người phạm tội được hưởng án treo. Chính vì vậy, khoảng thời gian từ khi tuyên án đến khi có quyết định phân công người giám sát, giáo dục người được hưởng án treo không có ai giám sát, giáo dục nên nhiều trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi địa phương nơi cư trú, đến khi chính quyền địa phương nhận được quyết định thi hành án thì bản thân người phạm tội không còn ở địa phương gây khó khăn cho công tác giám sát, giáo dục.
Như trường hợp: vào ngày 13/5/2016, tại khu vực ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Nguyễn Xuân Trường và Trần Minh Phụng tổ chức cho các bị cáo Ngô Anh Kiệt, Nguyễn Văn Tứ, Trần Văn Thành, Huỳnh Văn Tuấn, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Phước Hòa, Trần Văn Đường, Lê Văn Đó thực hiện hành vi cùng đánh bạc trái phép dưới hình thức đá gà thắng thua bằng tiền với tổng số tiền hai lần cá cược là 25.000.000 đồng (Bản án số 74/2016/HS – ST ngày 25/08/2016 của TAND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).
TAND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo về tội đánh bạc trong đó có bị cáo Ngô Anh Kiệt 04 (bốn) tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách 12 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 13/5/2016. Giao bị cáo Kiệt cho UBND thị trấn Bến Cầu, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giám sát giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo Kiệt thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự. Tuy nhiên đến ngày 22/05/2016 UBND thị trấn Bến Cầu mới nhận được quyết định thi hành án và ra quyết định phân công người giám sát đối với bị cáo Kiệt. Thời điểm này bị cáo Kiệt đã rời khỏi địa phương đi nơi khác. Sau đó, mất rất nhiều thời gian và sử dụng các biện pháp khác nhau thông qua sự liên hệ với gia đình bị cáo đến ngày 03/06/2016 bị cáo mới trở về địa phương trình diện. Như vậy, trong khoảng thời gian từ 13/05/2016 đến ngày 03/06/2016 tức là tròn 01 tháng bị cáo