Nguyên Nhân Của Những Bất Cập, Hạn Chế, Sai Lầm Trong Áp Dụng Án Treo Trên Địa Bàn Tỉnh Tây Ninh

Kiệt không chịu sự giám sát, giáo dục trong khi thời hạn chấp hành hình phạt tù của bị cáo Kiệt là ngày 13/05/2016

Thứ hai, trách nhiệm của những người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cũng như chế tài xử lý khi xảy ra vi phạm

Trong quá trình chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo tại địa phương thì mục đích của việc cho người phạm tội hưởng án treo có đạt được thực hiện hay không thì bên cạnh tự bản thân người phạm tội tự giác, gia đình quan tâm giúp đỡ thì người trực tiếp giám sát, giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc thi hành án treo.

Tại khoản 1, khoản 3 Điều 64 Luật thi hành án hình sự quy định nghĩa vụ của người được hưởng án treo, thấy rằng nếu không có sự giám sát trực tiếp, sát sao kịp thời của cá nhân người được giao trực tiếp, giáo dục thì không thể phát hiện người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ và không đảm bảo việc thi hành án treo theo đúng luật quy định. Chính vì vậy, chỉ khi có người trực tiếp giám sát, giáo dục bản thân người được hưởng án treo sẽ có ý thức thực hiện nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật thi hành án hình sự, ngăn ngừa người được hưởng án treo tái phạm hoặc lợi dụng sự lơi lỏng để vi phạm pháp luật. Qua thực tiễn cho thấy, trong thời gian ban đầu khi thi hành án người được hưởng án treo rất dễ tái phạm hoặc vi phạm nghĩa vụ vì thời gian này người chấp hành án chưa được cải tạo, giáo dục và rất khó hòa nhập cộng đồng. Mặc dù vậy, các địa phương vẫn chưa chú trọng việc giám sát, giáo dục người phạm tội được hưởng án treo nên việc phân công nhiều khi còn chậm trễ, qua loa, các báo cáo nhận xét về người chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo còn sơ sài, mang tính hình thức, không sát với thực tiễn… nên nhiều trường hợp người phạm tội dễ vi phạm nghĩa vụ do không được thường xuyên quan tâm, nhắc nhở của người giám sát.

Bản án của Tòa án có thực sự thể hiện sự nghiêm minh, có tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, cũng như thể hiện sự khoan hồng của pháp luật khi người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ, ăn năn, hối cải hay không phần lớn là do quá trình giám sát, giáo dục tại địa phương phải thực sự có hiệu quả mà vai trò của người trực tiếp giám sát, giáo dục rất quan trọng.

2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế, sai lầm trong áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Những bất cập, hạn chế, sai lầm trong quá trình áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã phần nào đã làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả thực sự của chế định này làm cho chế định án treo chưa phát huy hết tác dụng của nó là nhằm giáo dục người phạm tội ngoài cộng đồng, xã hội nhưng vẫn bảo đảm sự răn đe của pháp luật đối với họ. Những bất cập, tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể kể tới một vài nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất: Nguyên nhân từ các quy định của pháp luật còn bất cập. Trước hết, nguyên nhân đầu tiên hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng án treo trong thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung đó là các văn bản pháp luật của Nhà nước ta hiện hành chưa có sự quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ sự ràng buộc về chế định pháp lý, cụ thể là trong trong BLHS chưa có định nghĩa án treo là gì? mà mới chỉ ghi trong Nghị quyết 02/2018 do đó dẫn đến việc nhận thức của một số người tham gia tố tụng về án treo còn chưa thống nhất gây khó khăn, hạn chế trong quá trình nhận thức và áp dụng án treo.

Ngoài ra, việc quy định cụm từ "xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù" trong hướng dẫn của Nghị quyết 02/2018 còn chưa đầy đủ, rò ràng, hợp lý. Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quy định: nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hướng dẫn này còn chung chung, phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng nhận thức của Thẩm phán và Hội Thẩm. Tức là nếu nhận thấy việc cho người phạm tội được hưởng án treo sẽ không làm phát sinh hành vi phạm tội mới của họ, không gây mất trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 02/2018 Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chưa hợp lý khi chỉ căn cứ số học các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà không tính đến bản chất của từng tình tiết, ví dụ những trường hợp người phạm tội có tình tiết tăng nặng mang tính chất côn đồ hung hãn, hay mang tính chất man rợ thì khả năng giáo dục cải tạo tại cộng đồng sẽ hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ hai, do nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất về các quy định của án treo của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Do nhận thức của một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về các quy định của án treo còn hạn chế nên việc đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cũng như quá trình điều tra, xác minh, đánh giá về nhân thân của người phạm tội trong nhiều trường hợp còn mang tính chất phiến diện, một chiều, không đầy đủ và thiếu khách quan… từ đó đã ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt của HĐXX, nhất là quyết định cho người phạm tội được hưởng án treo hay không?

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng: “Công tác cán bộ của cơ quan tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương pháp luật, làm giảm hiệu quả của bộ máy Nhà nước”. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng không đúng pháp luật về án treo, không dám quyết định cho bị cáo hưởng án treo.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh - 8

Thứ ba, từ quy định của pháp luật về thi hành án đối với người được hưởng án treo còn bất cập dẫn tới quá trình phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được giao theo dòi, quản lý, giám sát giáo dục đối với những người phạm tội được hưởng án treo còn mập mờ, sự phân công, phân định về quyền hạn gắn với trách nhiệm của cá nhân trong công tác quản lý, giáo dục người được hưởng án treo tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc chính quyền địa phương còn chưa được thể hiện rò nét dẫn tới các cơ quan này khá thờ ơ với trách nhiệm này. Ngoài ra còn có nguyên nhân do hạn chế, thiếu sót trong công tác giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo của chính quyền địa phương, như: UBND cấp xã, phường được giao quản lý, giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo chưa thực hiện nghiêm túc việc quản lý, giám sát và giáo dục; công tác quản lý, giám sát và giáo dục đối với người được hưởng án treo của UBND xã, phường chưa chặt chẽ; trách nhiệm của người được Chủ tịch UBND xã, phường phân công quản lý, giám sát, giáo dục chưa cao; việc phối hợp giữa UBND xã, phường, người được phân công giám sát, giáo dục và gia đình người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo chưa hiệu quả. Ngoài ra, việc

tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương chưa thực sự hiệu quả nên những người đang thi hành án treo chưa nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật hình sự dẫn đến việc tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội.

Thứ tư, nguyên nhân do cơ sở vật chất của ngành Tòa án còn hạn chế. Qua đánh giá thực tiễn tại hệ thống các tòa án trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho thấy: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện làm việc của TAND hai cấp của tỉnh Tây Ninh càng ngày càng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chăm lo, bảo đảm các điều kiện và nguồn lực xây dựng hệ thống Tòa án trong sạch, vững mạnh, nhưng sự quan tâm, chăm lo ấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và đây cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và áp dụng chế định án treo nói riêng gặp không ít khó khăn. Thực hiện cam kết trong Cộng đồng các nước ASEAN, nước ta phải hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử trước năm 2025. Đây là một thách thức lớn trong điều kiện chúng ta còn thiếu cả hạ tầng pháp lý, cả nhân lực chất lượng cao và nguồn lực tài chính. Nhưng nhiều Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trình độ Tiếng Anh, Tin học còn hạn chế, chưa tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho hoạt động của ngành Tòa án còn thấp, chế độ lương, thưởng và đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn ít, chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được đời sống vật chất của cán bộ ngành Tòa án dẫn tới nhiều nơi đời sống của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn rất khó khăn do đó chưa yên tâm công tác, chưa có điều kiện để chuyên tâm trau dồi kiến thức về pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về án treo nói riêng dẫn tới việc hiểu chưa đúng, chưa đủ sự ảnh hưởng đến quyết định hình phạt đối với người phạm tội được hưởng án treo trong thực tiễn.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở kế thừa những vấn đề lý luận về chế định án treo tại chương 1. Chương 2 của luận văn tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến hết năm 2020. Tại chương này của luận văn, tác giả đã đánh giá tình hình áp dụng án treo trong mối quan hệ với các chế tài khác tại TAND tỉnh Tây Ninh. Sau đó tập trung phân tích thực tiễn áp dụng án treo tại tỉnh Tây Ninh, tác giá đánh giá, phân tích thực trạng những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong khi áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể: đánh giá thực trạng quy định về điều kiện áp dụng án treo, thực tiễn áp dụng quy định về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo; thực tiễn áp dụng quy định về hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo; thực tiễn áp dụng quy định về trường hợp người đang chấp hành án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; thực tiễn áp dụng quy định về rút ngắn thời gian thử thách án treo; thực tiễn áp dụng quy định về giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương giám sát giáo dục trong thời gian từ năm 2016 đến hết năm 2020; đồng thời phân tích, đánh giá và nhận xét những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua.

Chương 3

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG ÁN TREO


3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng án treo

3.1.1. Yêu cầu của nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Ðảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN. Cùng với các văn kiện của Ðảng, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và hệ thống các quy định khác của pháp luật về công tác xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ở bối cảnh thế giới đang có những thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh các hoạt động chống phá với những phương thức, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo đảm và tăng cường pháp chế XHCN càng có vai trò quan trọng và là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nguyên tắc pháp chế XHCN trong lĩnh vực hình sự đòi hỏi tất cả những hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt áp dụng phải được quy định trong BLHS, không thể có trường hợp nào người phạm tội bị kết án về một tội phạm không được quy định trong BLHS. Yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN trong luật hình sự bao gồm: Việc quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm phải được quy định trong BLHS. Sau đó hình phạt mà Tòa án tuyên đối với người phạm tội phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi phạm tội và phù hợp với các quy định của BLHS. Và tiếp theo là mọi trường hợp mà Tòa án tuyên hình phạt quá nặng hay quá nhẹ, áp dụng không đúng và không chính xác các quy định của BLHS so với hành vi phạm tội là vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN.

Tóm lại, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN trong lĩnh vực hình sự đòi hỏi sự triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự một cách nghiêm chỉnh và thống nhất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nhiệm vụ áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng chế định án treo nói riêng trong đấu tranh phòng

chống tội phạm. Sau đó là đến các cơ quan, tổ chức và mọi công dân trong xã hội. Đó là những quy định về điều kiện áp dụng án treo như: mức hình phạt, về nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS… hay những quy định về thời gian thử thách, rút ngắn thời gian thử thách, tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới… Tức là tất cả những quy định của pháp luật liên quan đến án treo cần phải được tuân thủ đúng đắn trong thực tiễn.

Ngoài yêu cầu bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong quá trình áp dụng án treo còn đòi hỏi đảm bảo nguyên tắc nhân đạo. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo là nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu của con người, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi công dân. Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm nhân văn vì con người của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quan điểm bao dung đó luôn coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là hàng đầu, là chủ yếu. Khi xem xét mức độ hành vi phạm tội của họ, Nhà nước luôn chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng của bản thân họ khi phạm tội như mang thai, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để quyết định mức hình phạt đối với họ cho phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam và truyền thống ấy được thấm nhuần trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật trong đó có Luật Hình sự Việt Nam. Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo tại nơi làm việc hoặc nơi cư trú, có cơ hội để họ sớm hòa nhập vào cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo và một số hình phạt không tước quyền tự do như cảnh cáo. Như vậy, có thể xem án treo là sự khoan hồng của Nhà nước đối với các trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp và thấy rằng họ có khả năng tự cải tạo được do vậy cần đặt ra điều kiện để được hưởng án treo.

3.1.2. Yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Đất nước ta đã và đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân - Nhà nước mà ở đó, quyền con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Điều này được thể hiện ở chỗ nó không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong

thực tế. Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì đất nước nào cũng phải bảo vệ. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có quyền tự do.

Bất kỳ người nào khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong môi trường an toàn trong đó có sự an toàn về môi trường pháp lý. Chính vì vậy, đảm bảo quyền con người trong đời sống xã hội nói chung cũng như bảo đảm quyền con người trong khi thi hành Luật hình sự và Tố tụng hình sự của nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người, nếu quốc gia không thực thi quyền con người ở cả cấp độ trong nước và quốc tế (bao gồm không thực thi nghĩa vụ truy tố, xét xử tội phạm) thì quốc gia đó phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhân quyền quốc tế. Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi vi phạm quyền con người và bị coi là tội phạm quốc tế có thể không bị trừng phạt. Bên cạnh đó, Luật Hình sự quốc tế bổ sung, tăng cường bảo vệ quyền con người bằng quy định về trách nhiệm hình sự cá nhân và thiết lập Tòa án Hình sự quốc tế để đảm bảo công lý được thực hiện cho nạn nhân.

Chính vì vậy BLHS 2015 sửa đổi 2017 của nước ta được ban hành đã có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để thể chế hóa toàn diện các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, thực hiện các cam kết quốc tế, bắt nhịp xu hướng về chính sách hình phạt trên thế giới. BLHS năm 2015 sửa đổi 2017 đã thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt ngoài tù theo hướng quy định phạt tiền là hình phạt chính không chỉ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng như quy định của BLHS 1999 trước đây mà cả đối với người phạm tội nghiêm trọng, mở rộng việc áp dụng hình phạt như cải tạo không giam giữ hay cho người phạm tội được hưởng án treo… theo hướng bám sát tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong đó có những điều kiện áp dụng án treo, những quy định của pháp luật

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí