Khái Niệm, Đặc Điểm Áp Dụng Án Treo

án sẽ được TA thẩm vấn công khai trừ một số trường hợp xét xử kín theo quy định của BLTTHS nhưng bản án cũng phải công bố công khai.

Thứ ba, hoạt động áp dụng án treo trong thực tế phải bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như quá trình Hội đồng xét xử quyết định áp dụng án treo phải tuân thủ các nguyên tắc: Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, nguyên tắc TA xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, nguyên tắc hai cấp xét xử,… Tất cả những nguyên tắc này nhằm bảo đảm sự chính xác, khách quan, công bằng, vô tư khi quyết định hình phạt và cho người phạm tội hưởng án treo.

Thứ tư, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không phải là một loại hình phạt vì BLHS quy định không có hình phạt tù treo. Trong các văn bản pháp luật hình sự của nước ta đã ban hành từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay có quy định về tội phạm và hình phạt thì đều không có văn bản pháp luật nào quy định loại hình phạt là án treo. Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định hệ thống hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trong đó có bảy hình phạt chính là tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, trục xuất, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo và năm hình phạt bổ sung là: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, quản chế, cấm cư trú và tịch thu tài sản còn án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù khi người phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Trong thực tế do không nắm vững quy định của pháp luật cũng như hiểu đúng tính chất của chế định của án treo nên đã có người hiểu sai rằng án treo là một loại hình phạt thậm chí còn gọi sai là tù treo và cho là tù treo nhẹ hơn tù giam. Ở đây cần hiểu rò: Tù giam, tù treo là những thuật ngữ không

chính xác về mặt pháp lý. Chỉ có hình phạt tù (bao gồm tù có thời hạn và tù chung thân) còn giam là việc thi hành hình phạt tù. Chỉ có án treo với nghĩa là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chứ không có tù treo với tính chất là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù.

1.1.1.3. Ý nghĩa của án treo

Án treo là một chế định pháp lý hình sự thể hiện rất rò ràng tính chất nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Với phương châm của án treo là giáo dục kết hợp với khoan hồng, án treo không buộc người phạm tội bị kết án tù phải cách ly khỏi xã hội một khoảng thời gian nhất định mà tạo điều kiện cho họ được cải tạo trong môi trường cùng cộng đồng xã hội, họ vẫn được học tập, làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội một cách bình thường dưới sự theo dòi, giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Án treo có một số ý nghĩa sau đây:

- Ý nghĩa về mặt xã hội

Xét về mặt xã hội: Chế định án treo ra đời là sự phát triển tất yếu của quá trình phát triển và biến đổi của xã hội, là nhu cầu về tự do của cá nhân. Do đó, chế định án treo có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống xã hội, phản ánh sự mong mỏi được TA nhân danh Nhà nước khoan hồng, nhân đạo khi con người lỡ lầm phạm tội gây ra hậu quả không lớn cho xã hội.

Chế định án treo bảo đảm cho sự công bằng trong xã hội nói chung cũng như trong tố tụng hình sự nói riêng. Một người phạm tội nào đó mà hành vi phạm tội của họ đáng bị phạt tù nhưng không cần cách ly họ khỏi xã hội vẫn đảm bảo được sự cải tạo của họ thì TA nhân danh Nhà nước cho hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, cho họ chấp hành hình phạt tại cộng đồng, tức là quyết định có cho người đó hưởng án treo. Đó là lẽ công bằng của xã hội và cũng là sự công bằng của pháp luật hình sự.

Xét phương diện triết học: Mối quan hệ giữa pháp luật về án treo và các quan hệ xã hội khác nói chung là quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, hai mối quan hệ này biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này thể hiện theo hai hướng: Tác động tích cực thì thúc đẩy xã hội phát triển, áp dụng chế định án treo trở thành một giá trị nhân đạo của cuộc sống, có ý nghĩa đối với người phạm tội và cộng đồng xã hội nói chung ngược lại tác động tiêu cực sẽ làm giảm giá trị nhân đạo của án treo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Ý nghĩa về mặt kinh tế

Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Công an đang quản lý 54 trại giam với hơn 130 nghìn phạm nhân trong đó có 115 nghìn phạm nhân nam và 15 nghìn phạm nhân nữ. Kinh phí hàng năm để duy trì hoạt động của các trại giam và phạm nhân là vô cùng to lớn. Cụ thể: Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân quy định: Phạm nhân được Nhà nước bảo đảm tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng: 17kg gạo tẻ thường; 0,7kg thịt, 0,8kg cá; 0,5 kg đường loại trung bình; 01kg muối; 15kg rau xanh; 0,75 lít nước mắm; chất đốt tương đương 17kg củi hoặc 15 kg than. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, định lượng có thể được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định lượng nêu trên… Ngoài ra, án treo còn tiết kiệm được rất nhiều các chi phí về trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác cải tạo, giam giữ; chi phí cho các nhu cầu tự nhiên của phạm nhân như ăn, mặc, sinh hoạt… chi phí quản lý và các chi phí khác. Như vậy, với việc người phạm tội được hưởng án treo sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước số tiền không hề nhỏ.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 3

Chính vì vậy, việc cho người phạm tội được hưởng án treo đem lại lợi ích tài chính to lớn cho mỗi quốc gia không chỉ đối với Việt Nam mà có nhiều nước trên thế giới hiện nay đã, đang và có xu hướng quy định và tăng cường áp dụng án treo.

Bên cạnh đó, người bị kết án không bị buộc phải cải tạo tại các trại tạm giam, trại giam không chỉ làm giảm bớt áp lực cho các cơ sở giam giữ, quản lý nhà tù; mà chính bản thân người bị kết án còn có điều kiện thuận lợi để học tập, làm ăn, lao động tạo ra của cải vật chất cho bản thân họ và cho xã hội dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng xã hội.

Tóm lại: Việc quy định về chế định án treo trong Luật hình sự vừa đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân người phạm tội, cho ngân sách nhà nước đồng thời cũng đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của nước ta. Mặc dù vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là không vì kinh tế mà cho bị cáo hưởng án treo một cách tràn lan mà chỉ cho người phạm tội được hưởng án treo khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.

- Ý nghĩa về mặt nhân đạo

Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản không chỉ của BLHS mà của nhiều ngành luật khác. Mục đích khi quy định nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhằm đảm bảo những lợi ích tối thiểu nhất định của con người, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng. Nguyên tắc nhân đạo chính là việc thể chế hóa các quan điểm của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là vị tha và bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là trọng tậm, chủ yếu. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Dù phạm tội thì họ vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là một con người cụ thể, một thành viên của xã hội. Vì vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, Hội đồng xét xử luôn xem xét đến nhiều khía cạnh khác nhau như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân, các yếu tố nhân thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình có phải là lao động chính không? Mắc bệnh hiểm nghèo hay có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay không để xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam và được thể hiện rò trong nguyên tắc nhân đạo XHCN của Luật Hình sự Việt Nam.

Ý nghĩa lớn nhất của áp dụng án treo là thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong chính sách hình sự trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta. Xét cho cùng mọi quy định của pháp luật đều hướng vào mục tiêu vì con người. Việc áp dụng hình phạt tù giam là sự trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội nhưng không phải lúc nào sự trừng phạt nghiêm khắc cũng có tác động tích cực, trong nhiều hoàn cảnh càng hạn chế việc áp dụng hình phạt tù giam mà thay vào đó là áp dụng các hình phạt không tước tự do của con người như việc áp dụng án treo mang lại những tác động tích cực hơn, là điều tốt hơn. “Án treo có nhiều ưu điểm vượt trội so với việc áp dụng tù giam đối với người phạm tội vì: nó giảm tỷ lệ phạm tội, mang ý nghĩa nhân đạo khi tuyên án” [3, tr 42].

Án treo chính là sự kết hợp đan xen giữa trừng trị và giáo dục, giữa trừng trị và khoan hồng, thể hiện rò tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Người phạm tội được Hội đồng xét xử cho hưởng án treo tức là được giảm tối đa các mặt bất lợi đối với họ về thể chất, tinh thần, kinh tế so với án phạt tù. Nếu không được hưởng án treo thì người phạm tội phải chấp hành hình phạt trong trại giam, trại tạm giam tức là phải cách ly hoàn toàn khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó hậu quả đối với bản thân, gia đình và cho xã hội là rất lớn.

Chế định án treo thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, hướng thiện, coi trọng tính phòng ngừa, hạn chế hình phạt tù của Đảng và Nhà nước. Như vậy, án treo có một vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta, nó vừa thể hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo của Nhà nước ta, nó vừa mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Sự nhân đạo ấy mang lại những giá trị đích thực có tính hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo được sự ổn định của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội đang ngày càng phát triển của đất nước ta. Án treo thể hiện

đường lối lãnh đạo của Đảng ta luôn đúng đắn trên cơ sở tôn trọng quyền con người, quyền công dân, là nền tảng vững chắc để tồn tại chế độ XHCN, củng cố và gia tăng sức chiến đấu của giai cấp cầm quyền.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm áp dụng án treo

1.1.2.1. Khái niệm áp dụng án treo

Trước khi tìm hiểu áp dụng án treo là gì cần tìm hiểu thế nào là áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật hình sự.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, có những đặc trưng riêng nhất định như mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước, áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để đảm bảo cho pháp luật được thi hành mà không phụ thuộc vào tính tự giác, tự thực hiện của các chủ thể khác trong xã hội. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, các quy phạm pháp luật tìm thấy được sự liên kết vững chắc với đời sống xã hội để chuyển hóa những yêu cầu chung vào những quan hệ xã hội cụ thể. Chính vì vậy, hoạt động áp dụng pháp luật nói chung có những ảnh hưởng nhất định và tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với xã hội, hình ảnh thực tế của pháp luật được nhìn thấy thông qua chính các hoạt động áp dụng pháp luật cụ thể.

Trong số các hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát và Tòa án có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Pháp luật hình sự bảo vệ những giá trị mà nhà nước coi là quan trọng nhất đối với sự phát triển chung của xã hội được quy định trong hệ thống các văn bản PLHS cụ thể. Chính vì vậy, là hoạt động chuyển hóa các quy định của PLHS, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự thực sự lại có những tác động xã hội sâu sắc.

Do đó, có thể định nghĩa khái niệm này như sau:

Áp dụng án treo là một dạng cụ thể của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án, nhân danh Nhà nước căn cứ quy định của pháp luật hình

sự hiện hành để xem xét một người bị kết án phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người đó và các tình tiết giảm nhẹ, quyết định cho người đó được hưởng án treo đồng thời ấn định thời gian thử thách từ một đến năm năm.

1.1.2.2. Đặc điểm áp dụng án treo

Thứ nhất, áp dụng án treo là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước. Bởi vì: Hoạt động áp dụng án treo chỉ do Hội đồng xét xử quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động áp dụng án treo là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật, cụ thể như Bộ luật hình sự và văn bản hướng dẫn, thông tư liên tịch của các Bộ, cơ quan ban ngành liên quan, trở thành hiện thực trong thực tế, được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Khi áp dụng án treo trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền mà cụ thể là Hội đồng xét xử áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng bị áp dụng là người phạm tội.

Thứ hai: Áp dụng án treo là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hình sự vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân phạm tội. Chính vì thế, áp dụng án treo là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể của Nhà nước đối với chủ thể phạm tội khi có đủ các điều kiện theo quy định của BLHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thứ ba: Áp dụng án treo là hoạt động thể hiện tính sáng tạo. Bởi vì, các quy định của pháp luật hình sự nói chung, các quy định liên quan đến án treo nói riêng không phải là những quy định đơn giản, khái quát, mặc dù vậy các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do đó,

muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ án hình sự để xem xét cho người phạm tội có đủ điểu kiện hưởng án treo hay không thì rất cần có sự sáng tạo của người áp dụng chúng.

1.2. Quy định của pháp luật về áp dụng án treo

1.2.1. Quy định về điều kiện áp dụng án treo

Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc phải có của người phạm tội do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ thì Tòa án mới được áp dụng án treo đối với họ. Theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ TNHS, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, thì Tòa án có thể xem xét cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của họ trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Ngoài ra, để áp dụng thống nhất án treo, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP TANDTC ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo [15, tr 1]. Từ nội dung của chế định án treo được quy định trong pháp luật hình sự hiện hành có thể khẳng định rằng: việc áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện cho người bị kết án lúc nào cũng phải thận trọng và xem xét kỹ lưỡng để áp dụng một cách chính xác, không thể tuỳ tiện cho người bị phạt tù được hưởng án treo theo ý chí chủ quan của Hội đồng xét xử mà phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến án treo, điều kiện áp dụng án treo sau đây:

Một là: Về hình phạt

Theo quy định tại Điều 65 BLHS 2015 thì căn cứ để xem xét cho người bị kết án được hưởng án treo bao gồm đồng thời cả căn cứ về mức hình phạt tù và căn cứ về sự không cần thiết bắt chấp hành hình phạt tù đó. Căn cứ về

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022