Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 2

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến án treo và áp dụng án treo.

- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự, từ đó làm rò nội hàm của các quy định pháp luật hình sự về án treo và áp dụng án treo.

- Phân tích, đánh giá số liệu cụ thể, đánh giá các vụ án thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

- Đề xuất các giải pháp áp dụng đúng án treo trong thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về áp dụng án treo; hoạt động áp dụng án treo của các cơ quan có thẩm quyền mà chủ đạo là ngành Tòa án trong quá trình xét xử các vụ án hình sự có người phạm tội được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hình sự qua thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó nghiên cứu kiến nghị các giải pháp áp dụng đúng áp dụng án treo.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Để tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành khoa học luật hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự về hoạt động áp dụng án treo của các cơ quan có thẩm quyền mà chủ đạo là ngành Tòa án trong quá trình xét xử các vụ án hình sự có người phạm tội được hưởng án treo theo quy định của pháp luật qua thực tiễn việc áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Về không gian: Khảo sát nghiên cứu những vấn đề về áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 2

-Về thời gian: số liệu nghiên cứu từ năm 2016 đến hết năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.Cơ sở lý luận

Luận văn được tác giả nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về những quy định của chính sách hình sự nói chung, về tội phạm và hình phạt cũng như những quy định của pháp luật về áp dụng án treo nói riêng phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 làm phương pháp luận nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh việc sử dụng có sự kết hợp nhuần nhuyễn cơ sở lý luận nói trên, trong quá trình nghiên cứu về áp dụng án treo tại tỉnh Bình Phước, tác giả còn sử dụng có sự kết hợp đan xen và khoa học trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp kết hợp đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn.

Đồng thời, luận văn còn sử dụng kết hợp đan xen một số phương pháp của các ngành khoa học khác như: phương pháp thống kê xã hội, phương pháp lôgic học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rò một số vấn đề lý luận về áp dụng án treo để giúp người đọc hiểu đầy đủ và đúng cũng như nhận thức sâu hơn những vấn đề lý luận về áp dụng án treo như: khái niệm, điều kiện, ý nghĩa của chế định án treo, lịch sử hình thành và phát triển của chế định án treo…

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có giá trị tham khảo đối với việc xây dựng những quan điểm về chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam về án treo nói riêng cũng như việc áp dụng án treo trên thực tế.

Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có giá trị tham khảo đối với việc giảng dạy và học tập, nghiên cứu về chính sách hình sự, những quy định của pháp luật hình sự về án treo tại các cơ sở đào tạo Công an nhân dân, những cơ sở đào tạo cử nhân luật, thạc sỹ luật ở nước ta.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 03 chương sau:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về áp dụng án treo

Chương 2. Thực tiễn áp dụng án treo tại các Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước

Chương 3. Các giải pháp áp dụng đúng án treo trong thực tiễn

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG ÁN TREO


1.1. Nhận thức chung về áp dụng án treo

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa án treo

1.1.1.1. Khái niệm án treo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015 thì: “Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho người phạm tội được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.” [27, tr 45]. Có thể thấy Luật hình sự Việt Nam không đưa ra khái niệm nào liên quan về án treo.

Chế định án treo từ khi mới ra đời trong Luật hình sự nước ta cho đến thời điểm được chính thức quy định tại Điều 44 BLHS năm 1985 là bước tiến dài và đã có những quan điểm, quan niệm rất khác nhau, đôi lúc án treo theo quy định của Luật hình sự được hiểu là một biện pháp “tạm đình chỉ việc thi hành án” (tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946) hoặc là một biện pháp hoãn hình phạt có điều kiện cũng có khi: Án treo được hiểu là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (theo Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP TANDTC). Hay theo Công văn số 36/NCPL ngày 30/04/1992 của TANDTC giải thích về chế định án treo như sau: “Pháp luật hình sự của nước ta từ trước tới nay chưa bao giờ coi “án treo” là một loại hình phạt. Trong hệ thống các văn bản pháp luật và trong tất cả các đạo luật hình sự của nước ta đã và đang ban hành từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay có quy định về tội phạm và hình phạt thì đều không quy định loại hình phạt “án treo”. Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27/06/1985 và

có hiệu lực từ 01/01/1986 tại Chương V quy định về hình phạt và tại Điều 20 về các hình phạt quy định có 7 loại hình phạt chính lần lượt là “cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình”. Tại Điều 16 BLHS năm 1985 cũng quy định về 7 loại hình phạt bổ sung cụ thể như sau: “cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu quân nhân; tịch thu tài sản, phạt tiền” (đối với trường hợp không áp dụng là hình phạt chính). Như vậy, trong BLHS năm 1985 có 7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung nhưng hoàn toàn không có “án treo”. Điều này có nghĩa là “án treo” không phải là là một loại hình phạt. Tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã đưa ra khái niệm án treo sau đây: “Án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, tức là căn cứ vào nhân thân của người bị kết án và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Toà án sẽ miễn cho người bị kết án không phải chấp hành hình phạt nếu trong thời gian thử thách, người đó không phạm tội mới”. Trên thực tế, có không ít trường hợp do không nắm vững nội dung, nội hàm của án treo, chưa hiểu một cách đầy đủ về án treo nên đã có người hiểu sai rằng án treo là một loại hình phạt, thậm chí còn cho rằng án treo là một loại tù treo, gọi sai án treo là “tù treo” và cho là “tù treo” nhẹ hơn “tù giam”. Chỉ có “án treo” với nghĩa là “miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”, chứ không có “tù treo” với tính chất là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù”.

Ngoài quan niệm về án treo được hiểu là một biện pháp “tạm đình chỉ việc thi hành án” (tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946) hoặc là một biện pháp “hoãn hình có điều kiện” (Thông tư số 2308/NCPL ngày 01/12/1961 của TANDTC) thì chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm về án treo khác hoặc trái với sự giải thích, hướng dẫn của TANDTC tại Nghị quyết số 17 01/1990/NQ-HĐTP TANDTC mà đều thống nhất “án treo là một biện

pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện…”. Tác giả Đinh Văn Quế đã định nghĩa về án treo “là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội cũng như các tình tiết giảm nhẹ TNHS, nếu xét thấy không cần bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù”. [24] Hay PGS.TSKH Lê Văn Cảm lại cho rằng: “án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ nhất định và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định”.

Để áp dụng thống nhất chế định án treo, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP TANDTC ngày 15/05/2018 hướng dẫn cụ thể, chi tiết về áp dụng Điều 65 của BLHS liên quan đến án treo. Theo đó, ngoài điều kiện đầu tiên là người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm thì người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của BLHS được hướng dẫn là phải có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên và không có tình tiết tăng nặng TNHS, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Trường hợp người phạm tội vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Ngoài ra người phạm tội phải có nhân thân tốt, có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) rò ràng để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục thì mới có thể được Tòa án xem xét áp dụng án treo.

Như vậy: Án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện… án treo thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của cộng đồng xã hội cũng như gia đình đồng thời

cảnh báo họ nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì buộc phải chấp hành hình phạt tù giam đối với bản án đã tuyên”. Từ các quan điểm trên về án treo và nội dung về án treo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS 2015, có thể đưa ra khái niệm về án treo như sau: Án treo là một chế định pháp lý hình sự đặc biệt, được gọi là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, do HĐXX nhân danh Nhà nước quyết định trên cơ sở căn cứ vào mức hình phạt tù đã tuyên đối với người phạm tội không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì HĐXX cho người đó được hưởng án treo, không buộc phải chấp hành hình phạt tại trại giam đồng thời ấn định thời gian thử thách từ một đến năm năm.

Như vậy, án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo tại cộng đồng để hoàn lương, với sự giám sát, giáo dục, giúp đỡ tích cực của chính quyền địa phương nơi người phạm tội cư trú hoặc nơi người phạm tội công tác hoặc sự giúp đỡ từ gia đình, người thân, bạn bè và xã hội. Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của chính sách hình sự nước ta với phương châm “trừng trị kết hợp với giáo dục” và thể hiện tính nhân đạo XHCN trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác dụng tốt là không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống xã hội mà cũng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, hoà nhập với cộng đồng, giác ngộ được ý thức chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tuân thủ quy tắc cuộc sống XHCN.

1.1.1.2. Đặc điểm của án treo

Theo Nghị định 02/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, thì việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo học tập, làm ăn, sinh sống cũng như chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong một môi trường xã hội bình thường, dưới sự quản lý, giám sát,

giáo dục của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú và gia đình của người đó. Người được hưởng án treo phải chịu sự thử thách dưới sự quản lý, giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người đó trong thời gian thử thách. Với mục đích chung của án treo là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật thì việc thi hành án treo vẫn có những đặc điểm riêng, cụ thể:

Thứ nhất: Áp dụng án treo trong xét xử VAHS là hoạt động tố tụng hình sự trong đó Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước quyết định hình phạt đối với tội phạm. Đây là quá trình TAND thông qua Hội đồng xét xử cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hình sự đối với một hay nhiều hành vi phạm tội của người phạm tội trong một vụ án hình sự để Hội đồng xét xử quyết định hình phạt, xem xét có nên hay không nên cho người bị kết án (phạt tù) được hưởng án treo.

Thứ hai, áp dụng án treo được quyết định trực tiếp tại phiên toà. Theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, hoạt động xét xử của Toà án được tiến hành trực tiếp tại phiên toà hình sự; trên cơ sở đó áp dụng án treo thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Toà án phải được quyết định ngay tại phiên toà. Qua đó thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước dân chủ nhân dân thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động xét xử Toà án nhân dân, bởi lẽ: Hoạt động xét xử của Tòa án thông qua các phiên toà trong đó có phiên tòa hình sự không chỉ là nơi thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật, mà còn là nơi quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan như báo chí, đài phát thanh truyền hình trực tiếp chứng kiến các quyền, nghĩa vụ của bị cáo, của những người tham gia tố tụng tại phiên toà, của Nhà nước được bảo đảm thực hiện, cũng như được pháp luật bảo vệ. Tại TA, mọi diễn biến, quá trình, bản chất của vụ

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí