Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 13

mọi thành công trong sự nghiệp của ông mà trong thời đại ngày nay rõ ràng vẫn còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Bác Hồ từng nói "Dễ trăm lần không Dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong". Chính vì thế, mà sứ mệnh lịch sử của những người đứng đầu quản lý đất nước bao giờ cũng phải nhận thức được vai trò và lợi ích của nhân dân. Nếu không nhận thức được điều này thì khó có thể hoàn thành được trọng trách mà lịch sử giao phó. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dẫn cho chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của tư tưởng thời Lê Thánh Tông, tức là dùng mới để hiểu cũ. Ở một cấp độ nhất định tư tưởng coi trọng Dân vi bản của Ông không chỉ là sự phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn trở thành một kinh nghiệm vô cùng quý báu đối với giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay. Sở dĩ như vậy vì tất cả không ngoài mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Như Bác Hồ phân tích, tiến lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân vẫn đói nghèo thì chủ nghĩa xã hội không có nghĩa lý gì "Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân đủ ăn, đủ mặc ngày càng sung sướng, ai nấy đều được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán dần dần được xoá bỏ" (24, tr 305). Muốn được như vậy thì cán bộ phải hết lòng phụng sự lợi ích nhân dân, phụng sự Tổ quốc, cán bộ lãnh đạo cũng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Như Lê Thánh Tông quan niệm, vua và dân có mối quan hệ gắn bó không tạo ra khoảng cách trên dưới, cao thấp, sang hèn, vua phải làm cho dân tin tưởng đó là cội nguồn sâu xa bền vững của đất nước.

Cán bộ ngày nay cũng vậy phải tạo cho dân tin vào chế độ mới, vào khả năng phát triển của thời đại, phải từng ngày, từng giờ đề ra chủ chương đường lối, chính sách để đảm bảo chăm lo thiết thực cho đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, động viên tiềm năng sáng tạo và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động. Bác Hồ nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiên lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn

đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" ( Văn kiện đại hội 9) (24, tr 698). Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII nêu rõ: "Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân giữ nghiêm kỷ cương xã hội chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhân dân" (22, tr 44).

Hơn nữa, Ta thấy Lê Thánh Tông là một ông vua không "Chỉ tay năm ngón", Ông thường đi kinh lý, vi hành, thăm đồng ruộng làng quê, hỏi han công việc đồng áng “nói đi đôi với làm”… Đây cũng là bài học rất có giá trị có nghĩa là làm người cán bộ công tác lãnh đạo phải sát sao thực tế (chân đi, mắt thấy, tai nghe) nắm bắt ý kiến và công việc của dân. Ngày nay, chúng ta có Đại hội đại biểu là đại diện cho ý kiến của nhân dân, thông qua Đại hội đại biểu Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc, thảo luận với dân chúng về những phương hướng và cách thức giải quyết công việc mang tính chất chung nhất và lại phổ biến xuống địa phương thực hiện. Ngày nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước là của dân "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (23, tr 564-565).

Như vậy, cùng với việc xác định vận dụng tư tưởng đạo lý “dân là gốc của nước”, của Đảng ta còn xác định dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Cần nhấn mạnh, đây là sự khác nhau hết sức căn bản giữa chế độ ta và chế độ phong kiến. Trong chế độ phong kiến ngay dưới thời Lê Thánh Tông thì dân chỉ là nô dân, thần dân, thứ dân không thể làm chủ. Trong chế độ tư bản, dân chỉ là công dân bình thường chứ không phải là người chủ thực sự. Trong chế độ ta, Bác Hồ chỉ rõ: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân chỉ ra, đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ

chức nên. Nói tóm lại, quyền hành đều ở nơi dân. Chỉ khi nào xác định được một cách rõ ràng và thực hiện dứt khoát như thế thì việc thực thi dân chủ đối với dân mới trở thành hiện thực.

Vì hiểu rõ vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng của dân, cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh và mục tiêu chiến lược vì con người, tất cả là để phục vụ cho sự phát triển của con người.

Như vậy, cách kế thừa có phát triển quan niệm đạo đức ở quan niệm coi trọng dân vi bản của Lê Thánh Tông ta thấy đó không chỉ là một bài học thực tiễn và lịch sử sâu sắc mà còn mang tính chất thời sự nóng hổi. Quả đúng là nhân dân là sức mạnh, quần chúng làm ra lịch sử. Bao giờ nhân dân cũng gửi hy vọng niềm tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo phải vì dân, hết mình vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Trong hơn 20 năm đổi mới của Đảng và Nhà nước, việc chăm lo cho dân sẽ là một kế sách đúng đắn để tiến hành sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Có thể nói hơn lúc nào hết quan niệm “ lấy dân làm gốc” trong lịch sử tư tưởng nói chung và của tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông nói riêng đang có ý nghĩa lớn lao đối với con đường đi lên của đất nước.

Xung quanh vấn đề "coi trọng dân vi bản" của Lê Thánh Tông ngày nay còn có thể vận dụng hàng loạt các vấn đề khác có ý nghĩa trong tư tưởng đạo đức của ông vận dụng ở lĩnh vực quản lý quốc gia như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá giáo dục, thông qua những bài học thành công của ông và khi nghiên cứu khái quát toàn bộ tư tưởng đạo đức trong "quản lý quốc gia" của Lê Thánh Tông thì một bài học nữa có thể rút ra là bài học về đào tạo sự phát triển toàn diện con người, nhất là con người cán bộ. Chúng ta muốn đổi mới xây dựng và phát triển đất nước không chỉ tiến hành trên một số bộ phận, một số khâu nhất định mà cần tiến hành một cách tổng thể trên tất cả mọi lĩnh vực nhất là khâu đào tạo cán bộ.

Bởi lẽ tất cả đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phải nói rằng dưới các triều đại Lê Sơ đến Lê Thánh Tông là một nhà canh tân xuất sắc. Tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời Ông đều được xây dựng và cải cách lại tạo ra những bước phát triển nhất định. Bởi vậy nhiều giá trị trong tư tưởng đạo đức của vị Vua anh minh này đều vẫn nguyên giá trị, vận dụng vào nhiều lĩnh vực.

Trước hết về kinh tế: Lê Thánh Tông đã xây dựng một nền kinh tế dân giàu nước mạnh bằng các chính sách "quân điền", "lộc điền", "ngụ binh ư nông" … Ngày nay trong công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa tư tưởng trọng nông trên của Lê Thánh Tông như coi trọng nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng. Trong cương lĩnh nêu rõ "ở nước ta vai trò nông nghiệp rất quan trọng. Vì vậy phát triển một nền nông nghiệp là một yêu cầu vừa cơ bản và bức xúc đối với sự phát triển chung và đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng". Như vậy Đảng và Nhà nước ta cũng lấy quan điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp và khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá nông thôn, ra sức phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp. Gần đây đại hội X đã thông qua hàng loạt chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp nông dân đúng đắn. Kế thừa chính sách "quân điền' của Lê Thánh Tông đó là chính sách khoán 10, giao thẳng ruộng đất cho từng hộ nông dân, chia ruộng đất bình quân theo đầu người và theo lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong sản xuất Xây dựng làng xã văn hoá, xây dựng nông thôn mới, nhờ chính sách này mà đất nước ta không những đủ ăn mà còn có lúa gạo xuất khẩu, đúng như thời đại Lê Thánh Tông "Lúa chất đầy đồng trâu chẳng thèm ăn". Đúng là dân có giàu thì nước mới mạnh, dân có no cơm, ấm áo thì mới có điều kiện gánh vác đầy đủ trách nhiệm với đất nước. Có lẽ Lê Thánh Tông rất thấu hiểu điều này nên ông chú trọng đến phát triển kinh tế làm cho nhân dân no ấm và vương triều thịnh trị. Tư tưởng trọng nông là một tư tưởng kinh tế đúng đắn, là một bài học để lại cho con cháu về mở mang,

Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 13

chấn hưng nông nghiệp. Một bài học mà gần 400 năm sau Đại thi hào Nguyễn Du đã tổng kết bằng một câu thơ lục bát trong truyện Kiều bất hủ rằng;

"Có trời mà cũng tại ta"

"Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều"

Quả là như vậy, cũng với đất nước Việt Nam ấy, cũng với dân tộc Việt Nam ấy, cũng với hoàn cảnh ấy, điều kiện thời tiết ấy ông đã đưa đất nước ra khỏi đói kém mất mùa triền miên đã từng xảy ra trong các triều đại trước, ngày nay chúng ta nên tiếp tục phát huy.

Trên lĩnh vực chính trị Lê Thánh Tông đã để lại cho nước ta tư tưởng xây dựng một Nhà nước quân chủ tập quyền cao độ, quyền lực tập trung trong tay Hoàng Đế. Ngày nay để tiến hành "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" thì toàn dân ta phải dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng cách mạng - Đảng cộng sản Việt Nam và tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà máy Nhà nước. Chính vì vậy mà nền chính trị nước ta luôn luôn ổn định không xảy ra mâu thuẫn nội bộ như các quốc gia đa nguyên, đa đảng. Bên cạnh đó là tư tưởng cải cách hành chính toàn diện từ trung ương đến địa phương trong sạch, gọn nhẹ đơn giản hóa bộ máy chính quyền. Đây cũng là một bài học cho Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong công cuộc đổi mới, tổ chức bộ máy Nhà nước, sắp xếp cơ cấu bộ máy hành chính các cấp, hướng và kiện toàn những bộ phận cần thiết, sát nhập, lồng ghép hoặc giải thể các tổ chức cơ quan, các bộ phận trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, cắt bỏ những khâu trung gian gây phiền hà và cản trở công việc, trên cơ sở đó tinh giảm biên chế phù hợp với chức năng nhiệm vụ từng cơ quan, từng tổ chức không nhất loạt như nhau mà Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh :"Cần đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước và cải cách tư pháp để làm cho cơ quan Nhà nước tinh gọn, thực sự trong sạch hoạt động có hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thủ tục hành chính làm cho các thủ tục dơn giản, dễ hiểu xét duyệt dễ dàng và công khai cho nhân dân biết, huy động sức nhân dân trong việc thực hiện chủ trương " Nhà nước và nhân dân cùng làm" cần

bàn bạc với nhân dân để dân tham gia quyết định, công việc khai thác quản lý và sử dụng"[(55, tr18]

Mặt khác Đảng và nhà nước ta xây dựng hoàn thiện và ban hành văn bản pháp quy về chế độ công vụ và công chức. Định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi kết hợp kỷ luật và công chức hành chính quy phạm quy chế. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước cả về trình độ chuyên môn và trình độ chính trị, tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công chức nhà nước cả về trình độ chuyên môn và trình độ chính trị, tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm, có đạo đức liêm khiết.

Việc cải cách hành chính phải gắn liền với đổi mới đạo đức pháp luật đó là công việc song song đồng bộ mà Lê Thánh Tông đã thực thi hiệu quả. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên sửa đổi đạo đức pháp luật bổ xung cho phù hợp với từng giai đoạn với đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện nay. Những sự điều chỉnh của nhà nước ta đó cũng không nằm ngoài tư tưởng đất nước có một nền chính trị ổn định như triều đại Lê Thánh Tông.

Nếu đặt phép so sánh giữa cuộc cải cánh hành chính thời Lê Thánh Tông và công cuộc cải cách hành chính ngày nay của Đảng và Nhà nước thì có thể nhận thấy hiện nay đồng là một sự phát triển và hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng, mang tính đặc thù thời đại. Cuộc cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước hiện nay là kết qủa của sự kế thừa giá trị và khắc phục hạn chế những cải cách hành chính trong lịch sử mà tiêu biểu là của Lê Thánh Tông.

Càng tìm hiểu, so sánh càng thấy tư tưởng đạo đức kế thừa Tam giáo của Lê Thánh Tông có giá trị nhất định trong thực tiễn. Mặc dù đất nước thời đại ông không có chiến tranh, Đại Việt ổn định cường thịnh nhưng Ông luôn đề cao cảnh giác xây dựng một nền đạo đức toàn dân, với nhà nước quân đội mạnh " đề phòng việc không ngờ " và bảo vệ an ninh của triều đại. Tư tưởng này trở thành bài học quý báu cho đất nước ta trong giai đoạn hòa bình hiện nay nhưng vẫn còn những thế lực phản động, thù địch chống phá sự nghiệp

cách mạng. Bởi vậy, vấn đề xây dựng đạo đức mới con người mới chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Đất nước Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn củng cố đời sống tinh thần đạo đức văn hoá,quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tổ quốc và thành quả cách mạng.

Ở Lê Thánh Tông dựa vào sự khoan dung Tam giáo chính sách đối ngoại hoà hợp của ông cũng là một kinh nghiệm cho thế hệ sau học tập. Nhờ có chính sách ngoại giao mềm dẻo mà Đất nước được mở rộng quan hệ hợp tác, thông thường rất đa dạng. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp đến công việc nội bộ của nhau. Hợp tác đôi bên cùng có lợi. Dù có là hình thức hiện tại nào thì học tập sự khoan dung văn hoá cũng rất quan trọng, do đặc thù của nền kinh tế thị trường và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất, nếu không có sự trợ giúp của các quốc gia phát triển, không mở cửa công thương thì không thể "công nghiệp hóa hiện đại hóa" Song vẫn còn giữ vững bản sắc văn hoá, muốn vậy chỉ có bằng chính sách ngoại giao khéo léo, mềm dẻo mà Lê Thánh Tông đã áp dụng xây dựng đất nước Đại Việt hùng cường.

Đặc biệt về tư tưởng chú trọng đạo đức văn hóa giáo dục đạo đức của Lê Thánh Tông, Đảng và nhà nước ta hiện nay không thể không học tập. Lê Thánh Tông đã bảo tồn nền văn hóa dân tộc bằng việc tiếp biến Tam giáo soạn lại sử sách, mở khoa thi chọn nhân tài với quan niệm "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", "Dụng nhân duy hiền"… Ngày nay nước ta đang trên con đường của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với chiến lược phát triển con người vì con người Đảng ta khẳng định "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" giáo dục đào tạo thường coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Có thể nói văn hóa giáo dục là

cơ sở, là nền tảng cho sự nghiệp đổi mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ đã khẳng định "Giáo dục là bước đầu, không có giáo dục, không có kinh tế văn hóa" [39, tr 59] cần tiếp tục hoàn thiện việc giáo dục đạo đức.

Mặc dù ngày nay với xu hướng hội nhập, giao lưu với rất nhiều nền văn hóa tiên tiến trên thế giới nhưng chúng ta không đánh mất mình vẫn giữ gìn phong tục cho thuần hậu, mài sắc thêm bản sắc văn hóa "hòa đồng mà không hòa tan" với chủ trương "xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" nên càng cần có nghiên cứu để kế thừa bài học thời Lê Thánh Tông.

Tóm lại, kế thừa và phát triển bài học cách tiếp biến Tam giáo về quan niệm "Đạo Đức" của Lê Thánh Tông một cách biện chứng có chọn lọc trong giai đoạn hiện nay càng có ý nghiã quan trọng cho sự nghiệp "công nghiệp hóa và hiện đại hóa". Đây là một di sản văn hóa tư tưởng quý giá của một danh nhân dân tộc. Nhưng ở đây trong điều kiện và khả năng có hạn, đề tài này chỉ dừng lại ở một số ý nghĩa chính đã đề cập ở trên. Nhìn khái quát toàn bộ quan niệm "Đạo Đức" của Lê Thánh Tông có ảnh hưởng của Tam giáo đến nay vẫn chứa đựng một số giá trị thực tiễn để ngày nay chúng ta tiếp thu và phát triển. Trong quan hệ biện chứng giữa cái cũ và một cái mới tạo nên một nền văn hóa Việt Nam có sức trường tồn, thẩm thấu qua mọi thời đại. Nó là nhân tố góp phần làm nên sự phát triển bền vững và sức sống mãnh liệt của dân tộc vượt qua mọi thử thách của thời gian.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022