Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 14

KẾT LUẬN CHUNG`

Lịch sử dân tộc ta đã trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước với quá trình ấy tư tưởng của dân tộc ta cũng vận động không ngừng, mỗi thời đại qua đi nền tảng tư tưởng ấy lại càng phong phú và sâu sắc hơn. Cho đến ngày nay, dân tộc ta đã tạo lập được một nền văn hoá tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những thành tố đóng góp cho sự phong phú đa dạng của văn hoá dân tộc ta không thể không nói đến hệ Tam giáo.

Tam giáo ( Nho - Phật - Đạo ) có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc đã du nhập vào nước ta cách đây hai ngàn năm, chính sự khoan dung của nền văn hóa bản địa, của tín ngưỡng đa thần, hệ tư tưởng phức hợp đã biến đổi và thâu nạp Tam giáo vào hệ tư tưởng bản địa, dần dần tư tưởng đạo đức Tam giáo trở thành trụ cột của hệ tư tưởng Việt Nam truyền thống và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực tư tưởng đạo đức.

Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, các tư tưởng đạo đức của hệ Tam giáo cũng đã chịu những bước thăng trầm không tránh khỏi, có lúc như được thăng hoa, có lúc như “lui về ở ẩn”, song trong bất cứ hoàn cảnh nào Tam giáo cũng luôn hiện diện trong tâm tưởng lối sống nhân dân, nó dung dị đi vào đời sống đạo đức nhân dân và bám rễ sâu chắc ở đó.

Nếu trong thời đại Đinh, Lý, Trần sự khoan dung Tam giáo đồng nguyên với cột trụ là Phật giáo là địa vị chân chính được cả nước và nhân dân thừa nhận, đến thế kỷ XV ở triều đại Lê sơ lấy Nho giáo làm cốt tuỷ hệ tư tưởng chính thống trong đời sống đạo đức chính trị, Sự thay đổi ấy thực ra bắt đầu từ Hồ Quý Ly, nhưng cuối cùng đạt đỉnh cao ở Vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên Ông cũng không thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của thế giới quan và nhân sinh quan nhất là tư tưởng đạo đức của Phật giáo, Đạo giáo. Điều này cũng chứng tỏ sự ăn sâu bám rễ của đạo đức Tam giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Đi vào tìm hiểu mối quan hệ Tam giáo trong tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông thông qua tác phẩm thơ của ông càng giúp nhìn nhận và

hiểu rõ hơn vấn đề trên để thấy thêm một phương diện khác của đời sống tinh thần phong phú của ông.

Qua phân tích các biểu hiện ảnh hưởng của Tam giáo đến tư tưởng đạo đức ở Lê Thánh Tông ta thấy rằng, tuy ảnh hưởng đó là sâu sắc nhưng tất cả đều sàng lọc qua hệ quy chiếu của tư tưởng yêu nước thương dân, tinh thần dân tộc. Giá trị đạo đức Tam giáo đã hội nhập với giá trị đạo đức bản địa và có sự tái cấu trúc lại mới phát huy được giá trị trong thực tiễn, làm nên sự nghiệp to lớn của ông.

Ngày nay gạn đục khơi trong các yếu tố quan niệm đạo đức Tam giáo trong tư tưởng Lê Thánh Tông còn có những nội dung cần thiết đối với xây dựng đạo đức mới cho con người Việt Nam hiện nay nhằm duy trì kỷ cương, trật tự xã hội. Trước đây đạo đức phong kiến tuy đẹp song với người lao động giá trị chỉ có trong sách vở, đó chỉ là Không Tưởng như Hồ Chủ Tịch đã từng nhận xét: “Đạo lí ngày xưa các Cụ nêu lên không phải ai cũng làm được, vì con người sống trong xã hội cũ là xã hội người bị áp bức, bóc lột người, quan hệ giữa người với người thường là xấu, bây giờ xã hội mới không có áp bức bóc lột ai cũng có thể vươn tới đỉnh cao của đạo đức cách mạng”. Những gương Thánh hiền xưa chỉ có mấy chục và là chuyện nước ngoài, chuyển tưởng tượng ra, còn Thánh hiền ngày nay gồm hàng triệu con người có thật trong nhân dân Việt Nam ta, ở nhà hay ra ngõ đều có thể gặp được.

Còn giá trị quan niệm ảnh hưởng, đạo đức của Tam giáo ở Lê Thánh Tông trong điều kiện ngày nay chính những yếu tố đã được Hồ Chí Minh “chuyển hệ” gia nhập làm giàu góp phần làm thành những chuẩn mực đạo đức mới, hợp lí với điều kiện xã hội mới - đạo đức mới cách mạng. Để các quan niệm đạo đức cách mạng đó có thể đi vào cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải tăng cường công tác giáo dục, đào tạo và xây dựng một hệ thống giá trị xã hội, một hệ thống chuẩn mực xã hội về đạo đức, “rèn đức, luyện tài” là phương châm giáo dục để tạo ra những người dân luôn lấy đạo đức làm đường hướng hoạt động, và những người lãnh đạo mẫu mực lấy tài năng đạo

đức để giáo hoá dân, làm cho xã hội ổn định và phát triển theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trước kia thì tư tưởng theo Nho - Phật - Đạo là để mưu cầu giải thoát cá nhân thì nay cần phải mở rộng mở mục đích xã hội gắn với yêu cầu thực tiễn mới của xã hội, xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nếu về trước kia, đức trung với Vua thì ngày nay là trung với Đảng, Nước, với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Nếu trước kia, đức hiếu chỉ có nghĩa hẹp là hiếu với cha mẹ thì ngày nay không chỉ hiếu với cha mẹ của mình mà còn là hiếu với tất cả các bậc cha mẹ trong cả nước, biết ghi nhớ công lao của những người có công với Tổ quốc, biết kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ. Nếu trước kia làm quan là để “vinh thân nhì gia” thì ngày nay làm cán bộ cách mạng là làm “người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Là để “lo trước cái lo thiên hạ, vui cái vui sau thiên hạ”.

Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 14

Như vậy, có thể thấy rằng việc tìm hiểu và kế thừa những yếu tố có giá trị, quan niệm đạo đức của Tam giáo trong tư tưởng Lê Thánh Tông và đưa vào đó những nội dung, chuẩn mực mới là việc làm hết sức cần thiết để chúng ta có thể xây dựng một chuẩn mực đạo đức mới cho phù hợp với con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua nghiên cứu ảnh hưởng quan niệm Tam giáo trong tư tưởng "Đạo Đức" của Lê Thánh Tông, có thể khẳng định ông là một ông vua có vai trò quan trọng trong việc củng cố, phát triển nhà nước trung ương tập quyền, đồng thời có tác dụng lịch sử tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá tinh thần của đất nước ta nửa sau thế kỷ XV. Lê Thánh Tông quan niệm vua phải lấy "Đạo đức" để trị nước, an dân, tức là vua phải có phẩm chất, tư cách đạo đức mẫu mực, phải có năng lực, ý chí làm cho quốc gia giàu mạnh về mọi mặt, phải thông hiểu sách thánh hiền, phải rèn luyện nhân cách đạo đức thân nhân, làm hết trách nghiệm với nhân dân, coi dân là gốc của nước. Chính vì thế mà trong lĩnh vực quản lý quốc gia ông đồng thời chú ý

xây dựng đất nước vừa có nền kinh tế giàu mạnh, chính trị ổn định, pháp luật nghiêm minh, quân sự sẵn sàng chiến đấu vừa có chính sách văn hóa giáo dục phát triển. Với các chính sách về sau nghiêng về chuộng văn trọng võ, mở mang đất đai, bờ cõi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, có chính sách tự cường về mặt đối ngoại. Nhà vua cũng rất quan tâm đến nông nghiệp "Khuyến khích nông tang để có đủ cơm áo" bảo vệ đê điều, khẩn hoang lập ấp … Về tư tưởng tinh thần nhà Vua phải dung hoà được Tam Giáo, vận dụng Tam giáo vào trong việc xây dựng đất nước, tuyên truyền và củng cố hệ ý thức phong kiến, có cách nhìn đúng đắn, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đã minh oan cho Nguyễn Trãi bị thảm họa tru di oan khốc và còn ra lệnh tìm Di cảo của ông để truyền cho đời sau.

Có thể nói rằng, triều đại Lê Thánh Tông là một triều đại phát triển toàn diện trong lịch sử phong kiến. Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ngồi ở cương vị nguyên thủ quốc gia lâu nhất của chế độ phong kiến nước ta, với 38 năm trị vì đất nước cường thịnh, nhân dân thái bình, ổn định. Tuy ông là một hoàng đế thời bình nhưng ông đã biết hàn gắn nguy cơ rạn nứt của một triều đại để tiếp tục sự nghiệp dựng nước một cách vẻ vang xứng đáng kế thừa sự nghiệp của Lê Lợi của Nguyễn Trãi. Ông đã hoàn thành xuất sắc trọng trách mà lịch sử giao phó cho ông. Tên tuổi ông gắn liền với một thời thịnh đạt và phục hưng của đất nước. Lịch sử dân tộc đánh giá cao ông trên mọi lĩnh vực. Ông là tấm gương về tài năng, ý chí, nghị lực và hành động quyết đoán trong công việc.

Tất cả những đóng góp trên của Lê Thánh Tông đã đưa ông lên địa vị một nhà chính trị, một nhà tư tưởng, một danh nhân văn hóa tầm cỡ. Ngày nay chúng ta tự hào khâm phục một con người dù ở ngôi cao trong một xã hội Quân chủ chuyên chế vẫn không lúc nào quên sự nghiệp vì đất nước, vì nhân dân, vì một nền thịnh trị của dân tộc, vừa có truyền thống bảo vệ Tổ quốc kiên cường anh dũng, vừa có ý chí vươn lên tiến kịp thời đại đó. Hơn 500 năm đã trôi qua, kể từ ngày Lê Thánh Tông "Băng nhập hồn thiêng nhập

mộng chăng" biết bao nhiêu vật đổi sao dời, song các hạt nhân có giá trị trong Tam giáo được ông tiếp nhận vẫn còn có ý nghĩa đối với xây dựng đạo đức con người.

Lịch sử nước ta trải qua bao thăng trầm và giờ đây nhìn lại chúng ta tự hào một cách chính đáng với những con người như Lê Thánh Tông mà tư tưởng về "Đạo Đức" của ông nói riêng và cuộc đời, sự nghiệp của ông nói chung đã trở thành đề tài lớn cho giới khoa học xã hội và nhân văn ngày nay ở trong nước và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu.

Ngày nay, trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cả về thế và lực để đưa đất nước sang giai đoạn mới "công nghiệp hóa, hiện đại hóa"vì sự nghiệp" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" bên cạnh "Một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Trước những vấn đề thực tiễn, việc kế thừa và phát huy những di sản văn hóa tư tưởng dân tộc càng trở nên bức thiết. Bởi vì chúng ta đi lên hiện đại lại rất cần nguồn sức mạnh từ truyền thống lịch sử dân tộc, để tạo nên một đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Chúng ta "lấy xưa để phục nay" mài sắc thêm bản sắc dân tộc và truyền thống dân tộc để không rơi vào tình trạng tiếp nhận hỗn loạn, xô bồ mà thường xuyên được thanh lọc trở nên tinh quý hơn, trong trẻo thuần khiết hơn thích hợp với tâm hồn, tình cảm, thị hiếu con người Việt Nam. Kế thừa và phát triển quan niệm về "Tam giáo trong tư tưởng đạo đức" của Lê Thánh Tông là để tạo ra những mẫu mực mới của thời đại mới.

Có lẽ nhiều điều cần nghiên cứu, khi nói đến ảnh hưởng quan niệm Tam giáo trong tư tưởng đạo đức" của Lê Thánh Tông, trên từng khía cạnh cụ thể và bài học thành công của Lê Thánh Tông đã góp phần cho lịch sử đó là một vấn đề có ý nghĩa cần thiết cho khoa học và cho thực tiễn. Nhưng do khuôn khổ của đề tài và khả năng có hạn chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định với tính chất khái quát ảnh hưởng quan niệm "Tam Giáo trong tư tưởng đạo đức" của Lê Thánh Tông và sự kế thừa, phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Ảnh hưởng quan niệm "Tam Giáo trong tư tưởng Đạo Đức" của Lê Thánh Tông gồm những vấn đề rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Tác giả khóa luận mong muốn trong tương lai sẽ tiếp nhận nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều khía cạnh cụ thể của tư tưởng trên. Rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của Thầy Cô .

D / DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1938): Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan Hải Tùng thư, Huế .

2. Hoàng thị Bình (2001): “Nhân, Nhân nghĩa, Nhân chính trong “ Luận ngữ ”và Mạnh Tử , Tạp chí Triết học, số 8.

3. Nguyễn Thanh Bình (2000): “Đạo đức Nho giáo với việc rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cộng sản”, tạp chí Khoa học, ĐHQG, HN.

4. Nguyễn Thanh Bình (2001): “Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng”, Tạp chí Triết học. HN.

5. Nguyễn Thanh Bình (2002): Những điểm tương đồng và dị biệt trong học thuyết “ tính người ”của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, số 9.

6. Nguyễn Thanh Bình (2007): Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7 . Hà Duy Biển: Góp phần tìm hiểu cách chia phiên trong chính sách “ Ngụ binh ư nông”thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

8. Phạm Như Cương (1978): Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Hoàng Sơn Cường (1997): Tư duy văn hoá gia đình của Lê Thánh Tông trong Quốc Triều hình luật, Tạp chí văn hoá nghệ thuật , số 7. HN

10. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội 1991.

11. Nguyễn Huệ Chi chủ biên (1998): Hoàng đế Lê Thánh Tông - Nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Doãn Chính … ( chủ biên ) ( 2002) Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb CTQG. HN.

13. Lê Bá Chức (2001): Hoàng Thái Hậu sinh vua Lê Thánh Tông, Nxb. Thanh Hoá.


14. Phan Đại Doãn (1996): Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phan Đại Doãn (1998): Vài ý kiến về cải cách của Lê Thánh Tông, tạp chí nghiên cứu lịch sử , số 3 HN .

16. Minh Đạt : Vua Lê Thánh Tông và cải cách tổ chức bộ máy thời hậu Lê.

17. Trần Thị Tâm Đan (1993): Vua Lê Thánh Tông với Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 2 .

18 . Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 ( Cao Huy Du dịch, 2006 ), Nxb.Văn hoá thông tin . Hà Nội.

19. Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 (Cao Huy Du dịch, 2006), Nxb.Văn hoá thông tin. Hà Nội.

20. Đại Việt sử ký Toàn Thư (1972) tập 3.Nxb KHXH, HN.

21. Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc (2004), Nxb. Văn hoá thông tin Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (1994). Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

23. Đảng cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

24. ĐCSVN (2001): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng cộng sản Việt Nam (1994): Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung Ương khoá VII, Nxb chính trị quốc gia. Hà Nội.

26. Giáo trình Triết học Mác- Lênin. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nxb sách giáo khoa, Nxb CTQG Hà Nội 1998.

27. Lâm Giang (dịch thơ) (2001): Lê Thánh Tông, Nxb. Kim Đồng. Hà

Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022