Sự Thiện Chí Của Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Và Cơ Quan Báo Chí


nơi còn hoạt động theo “bản năng” hoặc theo các xu hướng của thị trường mà không có khuôn khổ cũng như nguyên tắc hoạt động riêng.

Quay trở lại trong mối quan hệ với nhà báo, việc các nhân viên QHCC không chuyên nghiệp cũng là một cản trở khi 2 bên tiến hành đặt mối quan hệ làm việc và xây dựng nó ngày càng trở nên tốt đẹp.

Bởi vậy, bản thân doanh nghiệp, tổ chức cần có sự đầu tư thích đáng và có chiều sâu cho bộ phận QHCC của đơn vị mình. Điều này mang lại hiệu quả lâu dài và những lợi ích khó đong đếm được cho doanh nghiệp. Từ viêc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên QHCC sẽ kéo theo việc nâng cao hoạt động QHCC của đơn vị, trong đó có việc gây dựng quan hệ với báo chí bền chặt và tốt đẹp hơn.

3.1.5 Sự thiện chí của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan báo chí

Trong xu hướng phát triển truyền thông mới, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ngày càng cởi mở và thân thiện. Để bắt kịp xu hướng này, lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan báo chí cũng cần phải nhận thức một cách tích cực và tiến bộ về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa nhân viên QHCC với phóng viên, nhà báo.

Đối với lãnh đạo doanh nghiệp cần đề ra chiến lược quan hệ với báo chí rò ràng và đúng đắng, có sự đầu tư chi phí nhất định cho hoạt động này và đảm bảo sự đầu tư này tương xứng với quy mô phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo điều kiện về thời gian, không gian để nhân viên QHCC tăng cường mối quan hệ với nhà báo. Mặt khác, đối với lãnh đạo của cơ quan báo chí thì nên xóa bỏ dần những nhận định không tốt về doanh nghiệp và ủng hộ cho mối quan hệ trên, tạo điều kiện để nhà báo tiếp cận nhiều hơn với nguồn tin từ doanh nghiệp, tham gia các hoạt động cùng với doanh nghiệp để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.


Trong khi tiến hành trưng cầu ý kiến của những người trong ngành QHCC và báo chí về vấn đề “Theo Anh/Chị, có những biện pháp nào giúp xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo để trở nên có “Tình” và có lợi cho công việc của cả 2 bên hơn?”, luận văn đã nhận được rất nhiều ý kiến xác đáng và có giá trị. Vấn đề được nhiều người quan tâm và nhấn mạnh nhất trong mối quan hệ này đó chính là sự chân thành, trung thực, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.

Ý kiến 1: “Giống như mọi mối quan hệ khác, muốn duy trì bền lâu và lợi ích cho cả 2 bên thì cả 2 bên nên coi mối quan hệ đó như là một mối quan hệ bạn bè. Khi cả đôi bên đã thông hiểu và cố gắng đem lại cho nhau những lợi ích thay vì sự đề phòng lẫn nhau thì mối quan hệ tự thân nó sẽ dần dần mang lại lợi ích. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên quan tâm, chăm sóc để gìn giữ mối quan hệ hai bên. Điều này tương tự như trồng một cây ăn trái lâu năm vậy.”

Ý kiến 2: “Chữ "Tình" ở đây cần phải được điều tiết đúng mức, trên cơ sở không vụ lợi lẫn nhau cũng như vụ lợi chính vị trí của mình. Chữ "Tình" nhưng phải dựa trên những nguyên tắc của truyền thông, báo chí, của đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng xã hội.”

Ý kiến 3: “Về phía nhân viên QHCC, việc xây dựng tình cảm tốt đẹp với nhà báo sẽ giúp cho nhu cầu PR của doanh nghiệp mình phục vụ có được điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, cần thẳng thắn, trung thực về thông tin. Việc nói quá sự thật, dựa trên chữ "Tình" để làm việc không chỉ làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cả uy tín của nhà báo. Giữ uy tín cho nhau là một trong những nguyên tắc cần được coi trọng, dù đó là mối quan hệ tình cảm ở mức độ nào.”

Ý kiến 4: “Mối quan hệ này rất dễ xảy ra tiêu cực, chính vì thế, nhân viên QHCH không nên lợi dụng mối quan hệ này mà thông tin sai lệch hay "uốn" nhà báo phải truyền thông tốt cho doanh nghiệp. Nhà báo cũng ko nên vì mối quan hệ cá nhân mà mất đi cái "tôi" của mình trong khi thông tin cho công chúng”


Ý kiến 5: “Biện pháp hiệu quả nhất là chân thành, cởi mở, tin tưởng cùng hợp tác. .. sẽ tạo được mối quan hệ thân tình.”

Ngoài những yếu tố chính kể trên, để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trở nên thân thiết cần vận dụng các phương thức sau:

Trung thực với những thông tin cung cấp. Để bắt đầu cho một mối quan hệ tốt thì bản thân doanh nghiệp cũng phải có sự cam kết và thể hiện sự thiện chí của mình từ những thông tin trung thực cung cấp cho báo chí. Có thể nói, với môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn vươn lên, cũng muốn làm nổi bật hình ảnh của mình để phục vụ tốt nhất cho việc tìm kiếm doanh số và lợi nhuận, bởi vậy sẽ có không ít doanh nghiệp dùng nhiều “chiêu” để đưa thông tin có lợi cho mình và bất lợi cho đối thủ. Điều này vô hình chung làm khó cho báo chí, khi họ lại phải kiểm chứng thông tin một lần nữa, và nếu thực sự xảy ra việc các doanh nghiệp không trung thực khi cung cấp thông tin thì chắc hẳn nhà báo cũng “một đi không trở lại”. Bởi vậy, sự trung thực trong hoàn cảnh này là phù hợp, phía nhân viên QHCC và nhà báo có thể trao đổi để tìm ra những tiếng nói chung trong về việc xử lý những thông tin từ phía doanh nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, ngược lại, bản thân nhân viên QHCC cũng như doanh nghiệp cũng cần tỉnh táo trước những yêu cầu cung cấp thông tin hoặc những thông tin phát đi từ phía nhà báo để đảm bảo quyền lợi và uy tín của mình.

Tạo sự rò ràng về quy trình cũng như yêu cầu khi làm việc với báo chí. Sự rò ràng luôn đặt cơ sở cho những công việc thành công, đặc biệt với báo chí, sự rò ràng luôn cần thiết khi doanh nghiệp muốn thỏa mãn được các yêu cầu mình đưa ra. Hãy mạnh dạn trao đổi và đưa ra yêu cầu càng cụ thể càng tốt từ phía doanh nghiệp và nhận phản hồi từ phía nhà báo xem họ đáp ứng được như thế nào và đáp ứng ra sao. Trước mỗi công việc, hai bên nên có tiếng nói chung và cũng nên có văn bản hoặc công cụ nào đó để làm bằng chứng khi nghiệm thu sản phẩm.

Dần dần xóa bỏ nhận định chưa tích cực về doanh nghiệp. Sự biến dạng của QHCC khi du nhập vào Việt Nam trong suốt thời gian qua, cộng


với những dư luận trái chiều về QHCC từ quan điểm phương Tây vô hình chung gây nên những ấn tượng không tốt của xã hội nói chung và báo chí nói riêng về doanh nghiệp. Điều này đúng ở góc độ nào đó với những doanh nghiệp không có chiến lược phát triển QHCC đúng đắn hoặc không quan tâm đầu tư cho QHCC. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay – ít thì cũng học tập các doanh nghiệp đi trước, nhiều là đầu tư mạnh cho bộ máy QHCC – đều có những nguyên tắc hoạt động rất chuyên nghiệp. Bởi vậy, nếu nhà báo vẫn còn giữ thiện cảm không tốt về doanh nghiệp thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ với nhau. Hơn nữa, khá nhiều nhà báo thường có những cá tính riêng, phần nhiều là những người rất thẳng thắn, trọng đạo đức nghề nghiệp, họ dị ứng khi bị “dây dưa” với doanh nghiệp hoặc bị doanh nghiệp làm phiền. Bởi vậy, cần có sự cởi mở hơn và có sự đánh giá đúng mức về thái độ của doanh nghiệp trước khi tiếp nhận hoặc bắt đầu xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp, mà đại diện sẽ là các nhân viên QHCC.

Ở góc độ khác, để xây dựng được một mối quan hệ tốt với báo chí – nhà báo đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp cần đánh giá được đúng tầm quan trọng của công tác QHCC trong doanh nghiệp, từ đó có những chiến lược, phương thức đúng đắn cho công tác QHCC của doanh nghiệp mình. Đặc biệt là sự am hiểu về tầm quan trọng của việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền giữa doanh nghiệp và báo giới.

3.2 Cách tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố "duy tình" trong quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Trong quá trình xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo, bên cạnh các yếu tố tích cực tạo ra lợi ích cho đôi bên thì chính yếu tố “duy tình” giữa họ lại phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực.

Thông qua câu hỏi khảo sát “Để không làm mất đi ý nghĩa của mối quan hệ này, theo anh/chị, nhân viên QHCC và nhà báo cần tiết chế ra sao?” luận văn đã thu được các kết quả làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để tiết chế các tiêu cực này:


87



Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ

tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Số lượng phiếu

Tỷ lệ

Cả hai bên luôn tỏ thái độ thiện chí hợp tác

với nhau

47

50,5%

Cả nhà báo và nhân viên QHCC không nên thể hiện cái Tôi quá lớn

7

7,5%

Không đi quá sâu vào đời sống riêng tư

cũng như công việc của đối phương

25

26,9%

Khác

7

7,5%

Không có ý kiến

7

7,5%

Tổng

93

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 11

Bảng 3.4: Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Cả hai bên luôn tỏ thái độ thiện chí hợp tác với nhau. Phương án này được 50,5% những người tham gia khảo sát (bao gồm nhân viên QHCC và nhà báo) lựa chọn. Mặc dù yếu tố này khá mang tính định tính nhưng rò ràng, nó là cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn. Sự thiện chí này được thể hiện ở việc quan tâm đến ý kiến của đối phương và đưa ra những phương cách giúp thực hiện để tốt cho cả đôi bên trong mọi công việc.

Không đi quá sâu vào đời sống riêng tư cũng như công việc của đối phương. Phương án này được 26.9% người trả lời lựa chọn. Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở mức độ thân thiết đôi khi sẽ không phân biệt công – tư. Ngoài việc trao đổi và cùng nhau giải quyết công việc thì họ cũng chia sẻ những vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, việc tỏ ra quá quan tâm hoặc tham gia sâu vào đời sống riêng tư lại gây ra phản tác dụng trong quá trình

88


xây dựng mối quan hệ đôi bên. Thêm nữa, tình cảm cá nhân và các vấn đề riêng tư luôn cần phải có chừng mực nhất định để đảm báo sự “tỉnh táo” cho cả hai phía, không làm ảnh hưởng tới các quyết định công việc.

Một phần nhỏ ý kiến (7,5%) cho rằng, trong quá trình xây dựng mối quan hệ, cả nhân viên QHCC và nhà báo không nên thể hiện cái Tôi quá lớn. Điều này cho thấy họ có nhận thức về một mối quan hệ bình đẳng lẫn nhau giữa 2 phía, bởi vậy đôi bên cùng tôn trọng lẫn nhau.

Một trong các giải pháp khác thực sự quan trọng đó là việc giữ gìn các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo Trần Hồng Hạnh chia sẻ: “Người làm báo không có sự chừng mực với PR thì PR sẽ không tôn trọng mình. Nhà báo cần chừng mực và giữ vững đạo đức nếu mình còn yêu nghề và có tự trọng với nghề”. Thực tiễn môi trường truyền thông của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều người trong nghề QHCC chưa có sự phân biệt rò ràng và nhận thức sâu sắc việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với báo chí thường hay phạm sai lầm trong ứng xử hay bày tỏ mong muốn thái quá với nhà báo. Họ quan niệm nhà báo chỉ cần phong bì dày là có thể giúp doanh nghiệp giải quyết mọi chuyện. Điều này càng khiến làm tổn thương nhà báo và chắc chắn mối quan hệ giữa họ với nhân viên QHCC không thể tốt lên được.

Mặt khác, nhân viên QHCC Nguyễn Thị Cẩm cho rằng, nhà báo cần công tâm hơn trong công việc của mình và xóa bỏ những nhận định còn tiêu cực về nhân viên QHCC rằng họ chỉ đặt lợi ích của doanh nghiệp lên đầu mà xem nhẹ mối quan hệ giữa hai bên [phụ lục 2.5, tr.94].

Để tiết chế tiêu cực trong sự “duy tình” của mối quan hệ này, bản thân nhân viên QHCC cũng phải khách quan hơn khi làm việc và giao tiếp với nhà báo. “PR hãy đưa thông tin chính xác và bày tỏ mong muốn một cách


thẳng thắn nhưng nên tôn trọng các ý kiến phản hồi của nhà báo nếu các phản hồi đó không như mong đợi của họ” – nhà báo Nguyễn Thu Hương nhắn nhủ [phụ lục 2.2, tr.91].

Tiểu kết chương 3

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các ý kiến thu được từ các phỏng vấn sâu, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trở nên thân thiết, lâu bền hơn.

Trước hết, đó là việc phải thường xuyên gặp gỡ và giữ mối liên lạc với báo chí, tạo điều kiện gặp gỡ tại các địa điểm phù hợp để tăng tính thân mật, tự nhiên, không nhất thiết là tòa soạn hay văn phòng công ty. Đối với các kênh liên lạc, nhân viên QHCC có thể thường xuyên đọc được các bài báo của nhà báo, các thông tin khác được đăng tải trên blog hay các trang mạng xã hội của nhà báo, có thể tham gia bình luận để tăng thêm mức độ thân mật trong mối quan hệ. Ngoài ra, duy trì việc tặng quà và sự thăm hỏi kịp thời vào các ngày lễ/tết hay các sự kiện cá nhân của nhà báo cũng là một phương thức để nhân viên QHCC tiến sâu hơn trong mối quan hệ này.

Một trong các giải pháp quan trọng khác là xây dựng sự tin tưởng, kiểm soát, hài lòng, cam kết và việc giữ thể diện cho mối quan hệ này theo các chỉ dẫn trong những nghiên cứu của các nhà truyền thông lớn trên thế giới.

Yếu tố rất cơ bản nhưng cần thiết đó là việc cả hai bên phải tôn trọng, hiểu biết về nghề nghiệp của nhau để có thể sẵn sàng chia sẻ, cảm thông trong quá trình hợp tác, giải quyết công việc.

Mặt khác, năng lực trình độ của mỗi nhân viên QHCC và nhà báo cũng cần được cải thiện, nâng cao để có thể khéo léo và linh hoạt hơn trong


giao tiếp giữa hai bên. Để mối quan hệ ngày càng phát triển thì bản thân lãnh đạo của doanh nghiệp và cơ quan báo chí cũng cần có cái nhìn tích cực, đúng đắn và tạo điều kiện để nhân viên QHCC cũng như nhà báo có thể tin cậy hơn vào mối quan hệ mà họ đang duy trì.

Các giải pháp này mang tính khả thi cao và được minh chứng bằng thực tiễn mối quan hệ này tại các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, vấn đề cốt lòi nhất để có được sự thân thiết và có “tình” này đó là nó phải xuất phát từ mong muốn chân thành xây dựng mối quan hệ tốt đẹp từ cả phía nhân viên QHCC và nhà báo.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí