Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ NGÀ


ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ "DUY TÌNH" TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM


Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 1

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền


Hà Nội – 2013


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1. Lý do chọn đề tài 8

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4. Phương pháp nghiên cứu 13

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 13

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 15

7. Cấu trúc luận văn 19

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỚI NHÀ BÁO 20

1.1 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông 20

1.1.1 Khái niệm “duy tình” 20

1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình” 22

1.2 Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 26

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ 26

1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố ”duy tình” tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 33

Tiểu kết chương 1 41

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM 43

2.1 Quá trình thiết kế nghiên cứu 43

2.2 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam 48

2.2.1 Biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 48

2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 53

Tiểu kết chương 2 68

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO

................................................................................................................... 70

3.1 Cách xây dựng và duy trì tính tích cực của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 70

3.1.1 Duy trì việc gặp gỡ và liên lạc thường xuyên giữa hai nhóm 70

3.1.2 Xây dựng sự tin tưởng, kiểm soát, cam kết, hài lòng và thể diện trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 78

3.1.3 Tôn trọng và thấu hiểu tính chất nghề nghiệp của hai bên 80

3.1.4 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên QHCC .. 83

3.1.5 Sự thiện chí của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan báo chí 84

3.2 Cách tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố "duy tình" trong quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 87

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 104


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Nhận diện dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo


Bảng 2.2: Đánh giá về nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Bảng 2.3: Biểu hiện thường thấy của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Bảng 2.4: Quan điểm về hình thức tặng quà bằng phong bì đối với nhà báo


Bảng 2.5: Đánh giá về lợi ích trong công việc khi nhân viên QHCC và nhà báo xây dựng được mối quan hệ thân thiết

Bảng 2.6: Đánh giá về lợi ích có được nguồn tin nhanh và chính xác khi xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Bảng 2.7: Nhân viên QHCC được ưu ái trong xử lý khủng hoảng khi xây dựng mối quan hệ tốt với nhà báo

Bảng 2.8: Quan điểm về việc hình thành mẫu quan hệ truyền thông tích cực khi xây dựng mối quan hệ có tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Bảng 3.1: Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy trì việc tặng quà nhà báo

Bảng 3.2: Các hoạt động khác cần duy trì để tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Bảng 3.3: Cách thức để nhân viên QHCC và nhà báo cảm nhận được tình cảm lẫn nhau

Bảng 3.4: Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông hiện nay thì các mối quan hệ truyền thông cũng được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC luôn được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Không phải ngẫu nhiên mà trong một nghiên cứu về quan hệ truyền thông đã khẳng định: “Mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng (QHCC) và nhà báo đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của quan hệ truyền thông” (Shin & Kim, 2002).

Ở cả góc độ lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện vai trò rất quan trọng đối với quan hệ xã hội nói chung và quan hệ truyền thông nói riêng. Tại Việt Nam, quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ngày càng phát triển ở mức sâu rộng. Dễ dàng bắt gặp những tờ báo, những hoạt động tài trợ, những chương trình truyền hình, thậm chí là những tin tức hàng ngày đều có bóng dáng của hoạt động QHCC. Cho nên, ở khía cạnh nào đó, có thể nói báo chí hiện nay gần như không thể tách rời hoàn toàn với hoạt động truyền thông của các công ty truyền thông, các phòng QHCC, nhân viên làm QHCC của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các bộ, ngành… [52].

Trên thế giới, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng được quan tâm và khai thác từ lâu, thể hiện qua hàng loạt các nghiên cứu có giá trị như: Relationship management in Public Relations: Dimensions of an Organization Public Relationship (John A. Ledingham and Stephen D. Bruning, 1998), A Cross – Cultural, Multiple – Item Scale for Measuring Organization Public Relationship (Yi-Hui Huang, 1997), Face and favor: the Chinese power game (Hwang, K. 1987), Journal of Public Relations


research (Broom, G., Casey, C. & Ritchey, J. 1997), Media relations in Korea Cheong between journalist and PR (Dan Berkowitz, Jonghyuk Lee, 2004)…. Có một điểm chung trong các nghiên cứu này, đó là các mối quan hệ truyền thông đều được xây dựng trên nền tảng văn hóa vùng miền, môi trường truyền thông… của từng quốc gia cụ thể. Thực tiễn cũng cho thấy, ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, mối quan hệ giữa các nhân viên QHCC và nhà báo được coi là không tốt, thiếu sự tin tưởng và thậm chí coi thường nhau, với một mức độ nhất định của khoảng cách xã hội tồn tại giữa 2 nhóm (Cameron, G. T., Sallot, L. M.,&Curtin, P. A, 1997).

Ngược lại, đối với văn hóa phương Đông, sự lấn át của quan hệ cá nhân đang ảnh hưởng tới mối quan hệ đặc biệt giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Cụ thể như, một phương diện của văn hóa Hàn Quốc, được gọi là “Cheong” đã tạo nên một đặc điểm chung của mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, mang 2 nhóm lại gần nhau hơn mà không làm ảnh hưởng đến đẳng cấp chuyên nghiệp của hai ngành [23]. Cũng như vậy, ở Trung Quốc, người ta dùng 4 nguyên tắc vàng là Guanxi, Mianzi, Renqing Bao làm nền tảng cho sự ứng xử giữa báo chí với doanh nghiệp (Kwang-kuo Hwang, 1987). Ở các nước châu Á cũng có những nghiên cứu dựa trên các nền văn hóa độc đáo của họ như các nghiên cứu của Hanpongpandh (2002); Huang (2000); Kelly, Masumoto & Gibson (2002). Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, mối quan hệ thành công giữa nhân viên QHCC và nhà báo tương ứng với từng tình hình văn hóa cụ thể, vẽ nên sắc thái cho phong cách văn hóa của việc tương tác giữa người với người, chứ không hẳn là được chuẩn hóa trong các xã hội và hệ thống báo chí [33].

Nằm trong vùng văn hóa phương Đông, nền văn hóa Việt Nam có bản sắc đậm đà và được khái quát bằng chữ “Tình” hay còn gọi là “duy tình”


theo chữ của Trần Quốc Vượng [19]. Người Việt Nam đặt yếu tố “duy tình” lên trên tất cả các mối quan hệ ứng xử trong xã hội, và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo không nằm ngoài điều đó. Duy tình là đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt thông qua các biểu hiện như coi trọng tình cảm, coi trọng cộng đồng, biết giữ thể diện cho nhau… Mặt khác, khái niệm về Quan hệ công chúng (Public relation) có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng khi vào Việt Nam đã được “Việt hóa” theo văn hóa bản địa. Để hiểu đúng và vận dụng đúng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cần phải nghiên cứu nó trong bối cảnh truyền thông và văn hóa của Việt Nam.Từ góc nhìn quan trọng này, người nghiên cứu đã phát hiện ra một vấn đề khá thú vị và mới mẻ cần được nghiên cứu dưới góc nhìn liên ngành báo chí và QHCC. Đó là đề tài : “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam”.

Có thể nói, mối quan hệ nghề nghiệp bao hàm luôn quan hệ công việc và mối quan hệ tình cảm. Trong đó, quan hệ công việc chịu ảnh hưởng nhiều hơn của yếu tố “duy lý” – một yếu tố đương nhiên trong mối quan hệ nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở góc độ quan hệ tình cảm lại chịu sự chi phối của yếu tố “duy tình” – yếu tố “mềm” có ảnh hưởng ít nhiều tới mối quan hệ nghề nghiệp, nhất là mối quan hệ dựa trên một nền văn hóa như Việt Nam. Việc đưa yếu tố “duy tình” vận dụng hiệu quả trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì hầu như các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa nhắc đến.

Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong

10


mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” sẽ giúp giải đáp được câu hỏi: có thực sự tồn tại yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ này hay không? Nếu có, nó đã và đang tồn tại ở mức độ nào? Những mặt tích cực và tiêu cực của nó? Nếu muốn vận dụng yếu tố “duy tình” này trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì nên vận dụng và tiết chế ra sao? Lời đáp cho các câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta tìm thấy được giải pháp xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa nhân viên QHCC và nhà báo đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này rất hữu ích cho cả nhà báo, nhân viên QHCCvà sự phát triển của ngành truyền thông ở Việt Nam.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


QHCC là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong nghiên cứu về truyền thông đại chúng. Trong thực tiễn, đây cũng là bộ phận rất được các doanh nghiệp chú trọng và được đặt riêng cho sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ sống còn của QHCC đó là xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí hay cụ thể hơn là với các nhà báo, bởi các doanh nghiệp không thể xây dựng thương hiệu của mình một cách thuận lợi nếu thiếu đi sự trợ giúp từ các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và các nhà báo nói riêng. Tuy nhiên, xây dựng mối quan hệ này ở mức độ thân thiết, hiệu quả bằng cách vận dụng văn hóa “duy tình” của người Việt thì không hề dễ dàng bởi ranh giới giữa tính tích cực và tiêu cực của nó rất mỏng manh.

Luận văn đã kết hợp giữa hệ thống lý thuyết về QHCC hiện đại thực tiễn QHCC tại Việt Nam để khảo sát mức độ tình cảm đang tồn tại mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam, những biểu hiện và ảnh hưởng từ mối quan hệ này tới nghề nghiệp của hai bên. Từ đó, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp để phát triển một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022