Vì gia tăng theo cấp số nhân từ khoảng gần 6 tỷ đến hơn 20 tỷ đồng; VQG Cúc Phương và Cát Bà dao động khoảng 5 - 8 tỷ đồng. Các VQG Tam Đảo, Bái Tử Long, Xuân Thủy doanh thu còn thấp (dưới 1 tỷ đồng). Tại các VQG này, các dự án đầu tư phát triển DLST vì nhiều lý do còn chưa được tổ chức thực hiện rộng rãi, VQG Bái Tử Long hiện mới đang có định hướng thành lập Trung tâm Du lịch và giáo dục môitrường để làm đầu mối tổ chức các hoạt động phát triển DLST (Nguyễn Thanh Tuấn, 2012), VQG Xuân Thủy do công tác quản lý chưa hiệu quả nên hoạt động DLST chưađược quan tâm đúng mức và xảy ra tình trạng “khai thác tận diệt” các loài chim quýcủa Việt Nam; cải tạo hồ, đầm để nuôi trồng hải sản, xâm hại đến môi trường và phávỡ cảnh quan sinh thái của VQG; VQG Tam Đảo do thành phần cư dân chủ yếu làmnghề nông nên hoạt động du lịch còn diễn ra tự phát để nâng cao thu nhập, cơ sở vậtchất kỹ thuật nghèo nàn, sản phẩm du lịch đơn điệu nên việc phát triển DLST chưatương xứng với tiềm năng (Bùi Minh Nguyệt, 2013).
Cũng nhờ phát triển DLST đời sống của NDĐP tại các địa bàn VQG Cát Bà, BaVì, Cúc Phương cải thiện rõ rệt. Hầu như các thôn/xã đều có nhà văn hóa, con em cáchộ được đầu tư ăn học, được phổ cập giáo dục phổ thông và nhiều người đã học lênbậc cao đẳng, đại học, sau đại học… Trong đó, có một số con em đã ra trường và quayvề địa phương tham gia làm du lịch. Nhờ chính sách khuyến khích làm du lịch, nhiềuhộ trong các VQG đã xây dựng nhà cửa khang trang, đầu tư tiện nghi cơ sở vật chất kỹthuật để đón khách. Nhờ gia tăng thu nhập từ du lịch và nâng cao nhận thức BVMT,tình trạng NDĐP vào rừng săn bắt, khai thác gỗ trái phép giảm hẳn và hầu như khôngcòn tồn tại đối với các hộ đã tham gia làm du lịch; một số thành viên có uy tín đượcbầu làm cán bộ Hội phụ nữ, Tổ bảo vệ của thôn/xã và tham gia công tác quản lý trongmột số bộ phận ở các VQG. Ý thức tuân thủ các quy định trong cộng đồng và đặc biệtlà việc tôn trọng các quy định bảo tồn của NDĐP đã cải thiện rõ rệt.
Sau khi khảo sát sơ bộ và nhận định, phân tích những đặc điểm nói trên về giá trị tài nguyên và mức độ phát triển DLST ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB nghiên cứu phỏng vấn thêm ý kiến của 11 chuyên gia. Kết quả cho thấy 11/11 chuyên gia cũng đồng quan điểm cho rằng việc lựa chọn nghiên cứu 03 VQG Cát Bà, Cúc Phương và Ba Vì là hợp lý, đảm bảo tính đại diện và có thể giải quyết được các mục tiêu/trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Từ đó, đề tài tiếp tục khám phá, tìm hiểu và thu thập được các thông tin cung cấp đến bối cảnh, thực trạng phát triển DLST ở các VQG này một cách cụ thể hơn, tổng hợp lại có thể thấy rõ qua thống kê về lượng khách, doanh thu (bảng 4.1).
79
Bảng 4.1: Tổng hợp về quy mô, cơ cấu của lượng khách và doanh thu trong phát triển DLST ở VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà và
VQG Ba Vì giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị tính | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |||||||||
Cúc Phương | Cát Bà | Ba Vì | Cúc Phương | Cát Bà | Ba Vì | Cúc Phương | Cát Bà | Ba Vì | Cúc Phương | Cát Bà | Ba Vì | ||
A. Tổng lượng khách | Lượt khách | 61.700 | 179.560 | 149.195 | 71.600 | 305.000 | 216.050 | 91.677 | 398.200 | 371.821 | 111.100 | 505.075 | 379.838 |
1. Khách trong nước | Lượt khách | 48.700 | 107.030 | 3.171 | 59.000 | 218.477 | 2.594 | 77.200 | 286.120 | 3.438 | 97.000 | 363.294 | 377.564 |
2. Khách quốc tế | Lượt khách | 13.000 | 72.530 | 146.024 | 12.600 | 86.523 | 213.456 | 14.477 | 112.080 | 368.383 | 14000 | 141.781 | 2.274 |
B. Tổng doanh thu | Tỷ đồng | 4,7 | 3,05 | 5,7 | 5,3 | 3,95 | 9,12 | 6,38 | 4,69 | 15,11 | 8,019 | 8,46 | 20,35 |
1. Phí tham quan | Tỷ đồng | 2,18 | 1,98 | 5,2 | 2,58 | 2,55 | 7,5 | 3,393 | 2,95 | 13,0 | 5,561 | 4,971 | 17,81 |
2. Dịch vụ phòng nghỉ | Tỷ đồng | 1,693 | 0,6 | 0 | 1,799 | 0,9 | 0 | 2,026 | 1,2 | 0 | 1,783 | 2,8 | 0 |
3. Vận tải khách hàng | Triệu đồng | 0 | 0 | 499 | 0 | 0 | 742 | 0 | 0 | 1.236 | 0 | 0 | 1.780 |
4. Hướng dẫn khách | Triệu đồng | 251,6 | 0 | 0 | 273,1 | 0 | 0 | 274,1 | 0 | 0 | 350 | 60 | 0 |
5. Dịch vụ ăn uống | Triệu đồng | 300 | 100 | 0 | 300 | 110 | 0 | 300,9 | 120 | 0 | 325 | 278 | 0 |
6. Liên kết, liên doanh | Triệu đồng | 0 | 320 | 470 | 0 | 350 | 500 | 0 | 370 | 500 | 0 | 304 | 0 |
7. Cho thuê môi trường rừng | Triệu đồng | 0 | 15 | 380,4 | 0 | 15 | 380,4 | 0 | 15 | 380,4 | 0 | 0 | 754,4 |
8. Phí trông giữ xe | Triệu đồng | 68,9 | 10 | 0 | 157,6 | 15 | 0 | 237,5 | 25 | 0 | 190,2 | 40 | 0 |
9. Thu Khác | Triệu đồng | 231,8 | 10 | 0 | 191,7 | 10 | 0 | 154,9 | 10 | 0 | 0 | 10 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dựa Vào Kết Quả Phỏng Vấn Sâu Chuyên Gia Và Người Dân Địa Phương
- Phương Pháp Phỏng Vấn Sâu Bán Cấu Trúc
- Thang Đo Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Tổng Hợp Kết Quả Phân Tích Efa Các Thang Đo Của Vxh
- Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Ảnh Hưởng Của Vxh Đến Lợi Ích
- So Sánh Sự Khác Biệt Về Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Mqh
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà giai đoạn 2014 - 2017
Qua bảng thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ 2014 đến 2017, lượng khách du lịch cao nhất là ở VQG Cát Bà sau đó là VQG Ba Vì và thấp nhất là VQG Cúc Phương. Tuy nhiên, doanh thu cao nhất thuộc về VQG Ba Vì (gấp đôi hoặc gấp ba so với các VQG còn lại). Nguyên nhân, qua phỏng vấn sâu BQL VQG Cát Bà cho biết, mặc du thu hút nhiều khách du lịch nhưng doanh thu trực tiếp chủ yếu dành cho do các đơn vị liên kết, liên doanh; VQG chỉ được hưởng 15% tổng doanh thu từ các nguồn liên kết, liên doanh đó; nguồn thu từ việc cho thuê môi trường rừng chưa đáng kể do chủ trương còn chưa được đồng thuận. VQG Ba Vì ngoài các nguồn thu trực tiếp từ phí tham quan, vận chuyển còn có các khoản thu đáng kể từ việc liên kết, liên doanh; đặc biệt là doanh thu từ việc cho thuê môi trường rừng làm du lịch. VQG Cúc Phương không có các hoạt động liên kết, liên doanh; cho thuê môi trường rừng làm du lịch, khả năng thu hút khách và doanh thu đều thấp. Nhìn chung, tình hình phát triển DLST ở các VQG từ năm 2014 đến nay đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế thì các VQG vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chưa khai thác hiệu quả kinh doanh DLST, lợi ích từ phát triển DLST cho NDĐP vẫn còn chưa nhiều; một số nguyên nhân cơ bản là do các hoạt động hợp tác, liên kết liên doanh trong và ngoài cộng đồng chưa thực sự hiệu quả; công tác quản lý còn chậm đổi mới.
VQG Cúc Phương (Ninh Bình) vận hành theo cơ chế quản lý của nhà nước, DLST khai thác chủ yếu ở trung tâm đón khách của vườn và bản Khanh. VQG áp dụng chính sách luân phiên phân phối khách đến các hộ kinh doanh và có sự phân chia lợi ích cho các hộ trực tiếp đón khách, BQL VQG và phần còn lại đưa vào quỹ phúc lợi cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh còn rất thấp (BQL VQG Cúcphương cho biết, bản Khanh đón 500 - 600 khách/năm, thu nhập không đáng kể). VQG Cát Bà có một số NDĐP tham gia làm DLST nhưng còn rải rác, thiếu tập trung, VQG cũng có liên kết với một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh DLST nhưng doanh thu trực tiếp chủ yếu dành cho họ, việc phát triển DLST chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích cho NDĐP. VQG Ba Vì tiên phong trong mô hình khuyến khích “giao đất, giao rừng”, cho người dân thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST nhưng NDĐP có đủ trình độ năng lực cũng như tiềm lực tài chính để đứng ra kinh doanh hầu như rất hiếm, chủ yếu vào làm thuê cho các doanh nghiệp bên ngoài lại ít chủ động hợp tác phát triển thêm các MQH kinh doanh nên lợi ích trực tiếp đến tay NDĐP cũng không nhiều.
Kết quả nghiên cứu tại bối cảnh các VQG Cát Bà, Cúc Phương và Ba Vì về cơ bản đã phác họa được “bức tranh” khá tổng thể về đặc điểm phát triển DLST, sự tham gia của NDĐP và vai trò của mốt số yếu tố thuộc VXH (sự liên kết, hợp tác, tôn trọng chuẩn mực trong cộng đồng…) ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP khi họ tham gia phát triển DLST. Các kết quả này sẽ tiếp tục được bổ sung qua nghiên cứu khảo sát, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định các mô hình, giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
4.1.2. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu
Ban đầu nghiên cứu dự kiến có quy mô mẫu là 323 (sau khi đã cộng thêm 10% dự phòng), kết quả thu về có 318 phiếu đạt yêu cầu (đạt tỷ lệ 97,3%). Con số này vẫn đảm bảo nguyên tắc chọn mẫu theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội đối với phạm vi nghiên cứu của đề tài (như đã phân tích ở mục 3.3.2.). Đặc điểm NKH của mẫu nghiên cứu được lựa chọn tham gia khảo sát có kết quả như sau:
Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (n = 318)
Đặc điểm | Tần suất | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Giới tính | Tổng | 318 | 100 |
Nữ | 173 | 54.4 | ||
Nam | 145 | 45.6 | ||
2 | Tuổi | Tổng | 318 | 100 |
< 25 | 30 | 9.4 | ||
25 – 30 | 59 | 18.5 | ||
31 – 40 | 109 | 34.3 | ||
41 – 50 | 81 | 25.5 | ||
> 50 | 39 | 12.3 | ||
3 | Dân tộc | Tổng | 318 | 100 |
Mường | 120 | 37.7 | ||
Dao | 54 | 17.0 | ||
Kinh | 144 | 45.3 | ||
4 | Trình độ học vấn | Tổng | 318 | 100 |
THCS | 84 | 26.4 | ||
THPT | 144 | 45.3 | ||
Trung cấp | 21 | 6.6 | ||
Cao đẳng | 16 | 5.0 | ||
Đại học | 52 | 16.4 | ||
Thạc sĩ | 1 | 0.3 | ||
5 | Công việc chính | Tổng | 318 | 100 |
Quản lý (VQG, khách sạn, khu du lịch) | 18 | 5.7 | ||
Kinh doanh homestay | 62 | 19.5 | ||
Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí | 5 | 1.6 | ||
Kinh doanh nhà hàng | 23 | 7.2 | ||
Nhân viên (buồng, lễ tân, nấu ăn….) | 186 | 58.5 | ||
Bán hàng lưu niệm, sản phẩm địa phương | 24 | 7.5 | ||
6 | Thu nhập trung bình/ tháng (VNĐ) | Tổng | 318 | 100 |
< 2.000.000 | 32 | 10.1 | ||
2.000.000 < 4.000.000 | 139 | 43.7 | ||
4.000.000 < 9.000.000 | 131 | 41.2 | ||
> 9.000.000 | 16 | 5.0 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về giới tính: cũng như đặc thù giới tính lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam nói chung, nữ chiếm đa số hơn nam song ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB tỷ lệ này chênh lệch không quá lớn. Trong đó, nam có 145 người (chiếm 45,6%), nữ 173 người (chiếm 54,4%).
Về dân tộc: người Kinh chiếm số lượng nhiều nhất với 144 người (chiếm tỷ lệ 45,3%). Đây là dân tộc có tỷ lệ đông nhất bởi toàn bộ đối tượng khảo sát NDĐP ở VQG Cát Bà là người Kinh và đây cũng là 01 trong 03 dân tộc có ở VQG Ba Vì. Xếp ở vị trí số 02 là người Mường với 120 người (chiếm tỷ lệ 37,7%). Trong đó, bao gồm toàn bộ NDĐP ở VQG Cúc Phương tham gia làm DLST và một phần ở VQG Ba Vì. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của VQG Cúc Phương và Ba Vì không chỉ là rừng nhiệt đới với hệ động thực vật phong phú, đa dạng mà còn có văn hóa bản địa đặc sắc gắn với các giá trị văn hóa của dân tộc Mường - dân tộc thiểu số lớn thứ 03 ở Việt Nam sau dân tộc Tày và Thái (Phạm Lê Hòa, 2017), nổi tiếng với ngôn ngữ, trang phục, tập quán, lối sống riêng và các giá trị nghệ thuật độc đáo của trống đồng, cồng chiêng, trường ca, mo Mường... Còn lại người Dao có 54 người (chiếm tỷ lệ 17%), đây là dân tộc chỉ có ở VQG Ba Vì trong phạm vi nghiên cứu.
Về độ tuổi: phần lớn những người được hỏi tại thời điểm điều tra ở trong độ tuổi lao động tương đối trẻ, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm tuổi 31 - 40 chiếm tỷ lệ 34,3%. Đây cũng là nhóm nguồn nhân lực địa phương đóng vai chủ chốt trong cơ cấu lao động của các VQG bởi nhóm tuổi này tham gia ở nhiều vị trí công việc khác nhau từ nấu ăn, lễ tân, buồng, văn nghệ, phục vụ, bảo vệ… cho đến các vị trí quản lý ở quy mô nhỏ như chủ hộ kinh doanh homestay, kinh doanh nhà hàng, đội trưởng, đội phó các đội văn nghệ. Xếp ở vị trí thứ 2 là nhóm tuổi lao động trung niên 41 - 50 tuổi với 81 người (chiếm 25,5%), còn lại các nhóm khác dao động khoảng 10 - 13%.
Về trình độ học vấn: có tới gần 80% NDĐP tham gia làm du lịch tại tại địa bàn nghiên cứu chưa có trình độ cao đẳng - đại học. Toàn bộ cộng đồng được khảo sát trong các VQG chỉ có 01 người bản địa tham gia làm DLST có trình độ thạc sĩ, 67/318 người có trình độ cao đẳng trở lên. Tỷ lệ lao động đạt trình độ trung học phổ thông (THPT) chiếm tỷ trọng nhiều nhất 45,3% với 144 người. Xếp ở vị trí thứ 02 là bậc trung học cơ sở (THCS) có 84 người chiếm 26,4%. Như vậy, trình độ lao động có chuyên môn nghiệp vụ của NDĐP làm du lịch còn tương đối thấp, nếu có nghiệp vụ chuyên ngành về lĩnh vực du lịch cũng chủ yếu ở nhóm trung cấp và cao đẳng với tỷ lệ chỉ đạt 11,6%; lao động có trình độ đại học đa phần là từ ngành khác chuyển sang.
Công việc chính: theo kết quả phỏng vấn, NDĐP ở trong các VQG Ba Vì, Cúc Phương, Cát Bà ngoài làm du lịch còn làm nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt hải sản… để nâng cao đời sống vì lượng khách đến trong năm không nhiều, thu nhập chưa cao mặc dù du lịch là công việc chính mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho họ. Chiếm tỷ
lệ NDĐP tham gia làm du lịch nhiều nhất là làm nhân viên tại các bộ phận viên (buồng, lễ tân, nấu ăn, biểu diễn văn nghệ, hướng dẫn viên, phục vụ nhà hàng, dọn vệ sinh, bảo vệ….) với số lượng 186 người (chiếm 58,5%); xếp ở vị trí thứ 2 là kinh doanh homestay (chiếm 19.5%); còn lại các công việc khác đều chiếm dưới 10%. Đặc biệt, số người dân được tham gia làm quản lý còn rất ít (18 người, chiếm 5,7%). Kết quả này có thể được giải thích nguyên do chủ yếu NDĐP có trình độ học vấn còn chưa cao, phần lớn người dân học xong THCS hoặc THPT là nghỉ học tham gia làm du lịch nên chủ yếu chỉ làm nhân viên; nhóm người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn rất mỏng, lại chưa có nhiều kinh nghiệm, ít có cơ hội tương tác để giao lưu phát triển.
Thu nhập trung bình: thu nhập trung bình của NDĐPtham gia làm du lịch ở VQG trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB nhìn chung tương đối thấp. Mức thu nhập trên 9 triệu/tháng chỉ có 16 người (chiếm 5%), mức thu nhập từ 4 - 9 triệu (chiếm 41,2%); còn lại chủ yếu thu nhập dưới 4 triệu/tháng với 171 người (chiếm 53,8%); con số này thấp hơn so với mức thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2016 là 48,6 triệu/năm tương đương 4,05 triệu/tháng (số liệu niên giám thống kê 2016 của Tổng cục Thống kê) lại chiếm đa số. Nhóm thu nhập cao chính là tham gia quản lý phát triển du lịch của VQG, quản lý khu du lịch/khách sạn/kinh doanh nhà hàng, chủ hộ kinh doanh homestay. Nhóm thu nhập thấp, chiếm đa số trong cơ cấu lao động làm du lịch là nhân viên các bộ phận hoặc buôn bán hàng lưu niệm, sản phẩm địa phương.
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s alpha
Sau khi hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành nghiên cứu khảo sát, đề tài đã đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kết quả thu được các biến có giá trị phù hợp với CA sau khi loại bỏ các quan sát có hệ số tương quan biến tổng thấp thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo
Tên biến quan sát | Cronbach's Alpha | Tương quan biến tổng | Kết quả | |
Lòng tin | CA = 0.722 | |||
LT1 | Tôi tin rằng phần lớn người dân trong cộng đồng chúng tôi là trung thực và có thể tin cậy được | .518 | Tiếp tục | |
LT2 | Tôi tin tưởng vào chính quyền (lãnh đạo) địa phương | .582 | Tiếp tục | |
LT3 | Tôi tin tưởng vào các cấp lãnh đạo ở chính quyền Trung ương | .490 | Tiếp tục | |
LT4 | Tôi nghĩ rằng cộng đồng của chúng tôi được thành lập trên cơ sở của đạo đức xã hội | .444 | Tiếp tục | |
Sự trao đổi và chia sẻ | CA = 0.763 | |||
CS1 | Tôi muốn một mình sở hữu một lĩnh vực kinh doanh, hoặc tham gia sở hữu cùng với một người khác | .486 | Tiếp tục |
Tên biến quan sát | Cronbach's Alpha | Tương quan biến tổng | Kết quả | |
CS2 | Tôi không chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng tôi | .486 | Tiếp tục | |
CS3 | Nếu tôi có một vấn đề, có một ai đó sẽ luôn giúp tôi | .609 | Tiếp tục | |
CS4 | Tôi sẽ đóng góp thời gian cho những dự án vì cộng đồng | .432 | Tiếp tục | |
CS5 | Tôi sẽ đóng góp tiền bạc cho những dự án vì cộng đồng | .536 | Tiếp tục | |
CS6 | Nếu đột xuất tôi cần mượn một số tiền nhỏ tôi sẽ có những người thân (ngoài gia đình) trong cộng đồng giúp cung cấp số tiền này cho tôi. | .483 | Tiếp tục | |
Chuẩn mực | CA = 0.635 | |||
CM1 | Người dân trong cộng đồng chúng tôi tôn trọng các quy tắc và các quy định trong cộng đồng | .361 | Tiếp tục | |
CM2 | Người dân trong cộng đồng chúng tôi tôn trọng các nguyên tắc bồi thường và bảo tồn | .456 | Tiếp tục | |
CM3 | Người dân trong cộng đồng chúng tôi tôn trọng và tuân theo pháp luật | .379 | Tiếp tục | |
CM4 | Ít có những xung đột trong cộng đồng của chúng tôi | .363 | Tiếp tục | |
CM5 | Người dân trong cộng đồng chúng tôi có MQH hài hòa với nhau | .376 | Tiếp tục | |
Sự hợp tác | CA = 0.688 | |||
HT1 | Tôi đóng góp cho cộng đồng thông qua tham gia các sự kiện hoặc đưa ra sáng kiến phát triển du lịch cho cộng đồng (VQG). | .482 | Tiếp tục | |
HT2 | Tôi thường tham gia các cuộc họp và thảo luận về các vấn đề của cộng đồng. | .499 | Tiếp tục | |
HT3 | Tôi rất vui khi giúp đỡ những người xung quanh trong cộng đồng chúng tôi | .320 | Tiếp tục | |
HT4 | Tôi có MQH tốt với BQL phát triển du lịch ở địa phương | .378 | Tiếp tục | |
HT5 | Trong cộng đồng chúng tôi đã xảy ra những tình huống mà mọi người hợp tác với nhau để khiếu nại, yêu cầu bồi thường, hoặc làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng/chính phủ/nhà lãnh đạo về một vấn đề gì đó mang lại lợi ích cho cộng đồng. | .032 | Loại bỏ | |
HT6 | Tôi có thể ủy quyền căn nhà nếu không sử dụng của tôi cho một người hàng xóm trong một vài ngày/ủy quyền cho khách du lịch thuê. | .380 | Tiếp tục | |
Mạng lưới xã hội | CA = 0.759 | |||
ML1 | Tôi thường đến thăm một địa phương khác để gặp gỡ đối tác/bạn bè của tôi | .607 | Tiếp tục |
Tên biến quan sát | Cronbach's Alpha | Tương quan biến tổng | Kết quả | |
ML2 | Tôi có nhiều MQH/bạn bè ở địa phương khác để làm du lịch | .610 | Tiếp tục | |
ML3 | Tôi có sự liên kết, hợp tác với những cộng đồng xung quanh để làm du lịch | .550 | Tiếp tục | |
Việc tham gia thực hiện QCQL ở VQG | CA = 0.682 | |||
QC1 | Tôi được ưu tiên tham gia vào hoạt động du lịch | .492 | Tiếp tục | |
QC2 | Tôi thấy VQG khuyến khích cho các cá nhân và tổ chức thuê thuê môi trường rừng để phát triển du lịch | .481 | Tiếp tục | |
QC3 | Tôi được tham gia vào các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. | .226 | Loại bỏ | |
Lợi ích chính trị | CA = 0.792 | |||
CT1 | Làm du lịch tạo điều kiện cho tôi tham gia vào quá trình ra quyết định, quản lý phát triển du lịch địa phương. | .441 | Tiếp tục | |
CT2 | Du lịch giúp tôi được tiếp cận và có quyền sử dụng các nguồn tài nguyên của địa phương | .652 | Tiếp tục | |
CT3 | Du lịch giúp tôi được quyền bình đẳng tiếp cận phúc lợi vật chất (thực phẩm, thu nhập, nhà ở, y tế…) | .688 | Tiếp tục | |
CT4 | Du lịch đem lại tiếng nói và uy tín của tôi cộng đồng. | .618 | Tiếp tục | |
Lợi ích kinh tế | CA = 0.800 | |||
KT1 | Du lịch đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản trong cộng đồng của tôi. | .472 | Tiếp tục | |
KT2 | Du lịch giúp tăng thu nhập cho người dân | .692 | Tiếp tục | |
KT3 | Du lịch thúc đẩy sản xuất nông phẩm và hàng hóa ở địa phương | .714 | Tiếp tục | |
KT4 | Các dự án du lịch giúp người dân hỗ trợ vay vốn để kinh doanh du lịch | .470 | Tiếp tục | |
KT5 | Du lịch tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn cho cộng đồng của tôi. | .557 | Tiếp tục | |
Lợi ích xã hội | CA = 0.778 | |||
XH1 | Du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân | .519 | Tiếp tục | |
XH2 | Hoạt động du lịch trong cộng đồng đã giúp nâng cao mức sống cho gia đình tôi | .617 | Tiếp tục | |
XH3 | Du lịch giúp cải thiện đời sống hạnh phúc của gia đình tôi | .521 | Tiếp tục | |
XH4 | Du lịch tạo ra các quỹ phúc lợi xã hội cho người dân (hỗ trợ cung cấp hệ thống điện, nước, giáo dục, y tế…) | .547 | Tiếp tục | |
XH5 | Du lịch làm tăng cơ hội học tập, đào tạo cho tôi nâng cao học vấn và kiến thức. | .506 | Tiếp tục |