Tên biến quan sát | Cronbach's Alpha | Tương quan biến tổng | Kết quả | |
XH6 | Du lịch giúp khôi phục và bảo tồn các giá trị, phong tục tập quán truyền thống | .358 | Tiếp tục | |
XH7 | Du lịch giúp khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, làng nghề, lễ hội ở địa phương | .409 | Tiếp tục | |
XH8 | Nhờ có du lịch, xã hội trong cộng đồng gắn kết thành một mạng lưới | .385 | Tiếp tục | |
Lợi ích môi trường | CA = 0.631 | |||
MT1 | Sau khi phát triển DLST, tôi thấy những giá trị nguồn tài nguyên trong cộng đồng có mối liên quan với tôi | .437 | Tiếp tục | |
MT2 | Sau khi phát triển DLST, tôi ủng hộ mạnh mẽ hơn cho các chính sách bảo tồn nguồn tài nguyên | .441 | Tiếp tục | |
MT3 | Tôi sẽ có những hành động để BVMT | .463 | Tiếp tục |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phỏng Vấn Sâu Bán Cấu Trúc
- Thang Đo Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Tổng Hợp Về Quy Mô, Cơ Cấu Của Lượng Khách Và Doanh Thu Trong Phát Triển Dlst Ở Vqg Cúc Phương, Vqg Cát Bà Và
- Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Ảnh Hưởng Của Vxh Đến Lợi Ích
- So Sánh Sự Khác Biệt Về Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Mqh
- Bàn Luận Kết Quả Nghiên Cứu Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp, Khuyến Nghị
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Nguồn: tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo đã loại các biến quan sát HT5, QC3. Nguyên nhân do tương quan biến tổng thấp. Tương quan biến tổng HT5 = 0.032, QC3
= 0.226 (cả hai hai biến quan sát này đều < 0.3). Lý giải về việc tại sao các biến quan
sát này có tương quan với biến tổng thấp dẫn đến phải loại bỏ được trình bày ở mục
5.1 gắn liền với đặc điểm của bối cảnh nghiên cứu.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Căn cứ vào các thông số nói trên, đề tài đã tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo, kết
quả thu được như sau:
- Đối với nhân tố VXH (biến độc lập)
Bảng 4.4: Kiểm định KMO nhân tố VXH
KMO and BartleCS's Test
.750 | ||
BartleCS's Test of | 2006.883 | 1866.386 |
Sphericity | 300 | 300 |
.000 | .000 |
Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra, khảo sát của tác giả
Kết quả cho thấy:
Hệ số KMO = 0.750, đạt tiêu chuẩn 0.5 < KMO < 1; Sig. BartleCS’s = 0.000 (<0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể; tiêu chuẩn Eigenvalue (đại diện biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1, có 07 nhân tố được rút trích ra; cumulavite (tổng phương sai trích%): cho thấy 07 nhân tố này giải thích được 60,8% sự biến thiên của dữ liệu nên kết quả này mô hình mới phù hợp.
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các thang đo của VXH
Nhân tố | Tên gọi (*Biến mới/đặt tên mới) | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | |||
LT1 | .716 | Lòng tin | |||||||
LT2 | .798 | ||||||||
LT3 | .701 | ||||||||
LT4 | .667 | ||||||||
CS1 | .626 | Trao đổi và chia sẻ | |||||||
CS2 | .769 | ||||||||
CS3 | .685 | ||||||||
CS4 | .698 | ||||||||
CM1 | .726 | Chuẩn mực quy tắc* | Chuẩn mực | ||||||
CM2 | .646 | ||||||||
CM3 | .742 | ||||||||
CM4 | .708 | Chuẩn mực xã hội* | |||||||
CM5 | .778 | ||||||||
HT1 | .751 | Hợp tác | |||||||
HT2 | .695 | ||||||||
HT3 | .602 | ||||||||
HT4 | .612 | ||||||||
ML1 | .806 | Mạng lưới xã hội | |||||||
ML2 | .818 | ||||||||
ML3 | .716 | ||||||||
QC1 | .835 | Việc tham gia thực hiện QCQL ở VQG* | |||||||
QC2 | .867 |
Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra, khảo sát của tác giả
Trong bước phân tích độ tin cậy của các biến, yếu tố "VXH" có 25 quan sát và chia làm 06 nhóm (LT, CS, CM, HT, ML, QC), sau khi phân tích EFA còn lại 22 biến quan sát đạt yêu cầu và chia thành 07 nhóm (nhiều hơn ban đầu 01 nhóm). Có ba biến quan sát bị loại bỏ (CS5, CS6, HT6) do biến quan sát tải lên ở cả 2 nhân tố với chênh lệch hệ số tải < 0.3. Biến QC (gồm các quan sát QC1, QC2) là biến mới phát hiện qua nghiên cứu sơ bộ khi phân tích nhân tố khám phá cũng đạt yêu cầu và hội tụ với hệ số tải tương đối cao (>0.8). Đây là một biến mới, có giá trị đóng góp quan trọng trong bối cảnh nghiên cứu về VXH của NDĐP ở các VQG.
Yếu tố “chuẩn mực”, tách thành hai nhóm nhóm 01 gồm CM1, CM2, CM3 và nhóm 02 gồm CM4, CM5. Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia và dựa vào đặc thù bối cảnh nghiên cứu nhóm thứ nhất được đặt tên mới là CMQT (chuẩn mực quy tắc gồm CM1, CM2 và CM3), nhóm thứ 2 được đặt tên mới là CMXH (chuẩn mực xã hội gồm CM4 và CM5), việc lý giải được trình bày ở mục 5.1.
- Đối với thang đo lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (biến phụ thuộc)
Bảng 4.6: Kiểm định KMO nhân tố lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST
Kaiser-Meyer-OMLin Measure of Sampling Adequacy.
.805
2300.632
190
.000
KMO and BartleCS's Test
BartleCS's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square df
Sig.
Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra, khảo sát của tác giả
Kết quả cho thấy:
Hệ số KMO = 0.805, đạt tiêu chuẩn 0.5 < KMO < 1; Sig. BartleCS’s = 0.000 (<0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể; tiêu chuẩn Eigenvalue (đại diện biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1, có 5 nhân tố được rút trích ra; cumulavite (tổng phương sai trích%): cho thấy 5 nhân tố này giải thích được 64,77% sự biến thiên của dữ liệu nên mô hình mới phù hợp.
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các thang đo lợi ích của NDĐP trong
phát triển DLST
Nhân tố | Tên gọi (*Biến mới/đặt tên mới) | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
CT1 | .616 | Lợi ích chính trị | |||||
CT2 | .794 | ||||||
CT3 | .800 | ||||||
CT4 | .759 | ||||||
KT2 | .735 | Lợi ích kinh tế | |||||
KT3 | .843 | ||||||
KT5 | .764 | ||||||
XH1 | .635 | Lợi ích VH - XH của cá nhân/hộ gia đình* | Lợi ích VH - XH | ||||
XH2 | .807 | ||||||
XH3 | .808 | ||||||
XH4 | .679 | ||||||
XH6 | .748 | Lợi ích VH - XH của cộng đồng* | |||||
XH7 | .756 | ||||||
XH8 | .721 | ||||||
MT1 | .735 | Lợi ích môi trường | |||||
MT2 | .749 | ||||||
MT3 | .780 |
Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra, khảo sát của tác giả
Trong bước phân tích độ tin cậy của các biến, yếu tố "lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST" có 20 quan sát và chia làm 04 nhóm (CT, KT, XH, MT), sau khi phân tích EFA còn lại 17 biến quan sát đạt yêu cầu và chia thành 05 nhóm (nhiều hơn ban đầu 01 nhóm). Có 03 biến quan sát bị loại bỏ (KT1, KT4, XH5) do các biến quan sát này tải lên ở cả 2 nhân tố với chênh lệch hệ số tải < 0.3.
Yếu tố "lợi ích VH - XH" sau khi phân tích EFA tách ra thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm XH1, XH2, XH3, XH4 và nhóm 02 gồm XH6, XH7, XH8. Sau khi hỏi ý kiến chuyên gia, dựa vào đặc thù bối cảnh nghiên cứu các nhóm này được phân chia và đặt tên lại như sau: Nhóm 01 (XH1, XH2, XH3, XH4) được đặt tên lại là lợi ích VH-XH cho cá nhân/hộ gia đình (viết tắt XHCG) và nhóm 02 (XH6, XH7, XH8) được đặt lại tên là lợi ích VH - XH của cộng đồng (viết tắt XHCĐ), việc lý giải được trình bày ở mục 5.1.
4.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá; mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau:
H1
LỢI ÍCH CỦA NDĐP TRONG
PHÁT TRIỂN DLST
Lợi ích chính trị
VỐN XÃ HỘI
- Lòng tin
- Sự trao đổi, chia sẻ
- Chuẩn mực quy tắc
- Chuẩn mực xã hội
- Sự hợp tác
- Mạng lưới xã hội
H1a
H1b
Lợi ích kinh tế
- Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG
H1c
H1
d
H1
e
Lợi ích VH - XH cho
cá nhân/hộ gia đình
Lợi ích VH - XH cho
cộng đồng
Lợi ích môi trường
Đặc điểm NKH: Độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, công việc chính, thu nhập bình quân.
H2 a, b, c,d,e
Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của
NDĐP trong DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB
Nguồn: tác giả thiết kế dựa trên các kết quả phân tích EFA và hiệu chỉnh
Bảng 4.8: Các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh
Giả thuyết | MQH kỳ vọng | |
Nhóm giả thuyết H1: VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST | + | |
H1a | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích chính trị | + |
H1a1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1a2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1a3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1a4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1a5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1a6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1a7 | Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | + |
H1b | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích kinh tế | + |
H1b1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1b2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1b3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1b4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1b5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1b6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1b7 | Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | + |
H1c | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
H1c7 | Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | + |
Giả thuyết | MQH kỳ vọng | |
H1d | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1d7 | Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng | + |
H1e | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích môi trường | + |
H1e1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
H1e2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
H1e3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
H1e4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
H1e5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
H1e6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
H1e7 | Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường | + |
Nhóm giả thuyết H2: Đặc điểm NKH của NDĐP có ảnh hưởng kiểm soát đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST | + | |
H2a | Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích chính trị trong phát triển DLST | + |
H2b | Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích kinh tế trong phát triển DLST | + |
H2c | Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình trong phát triển DLST | + |
H2d | Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích VH - XH của cộng đồng trong phát triển DLST | + |
H2e | Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích môi trường trong phát triển DLST | + |
Nguồn: tác giả tổng hợp điều chỉnh
4.5. Phân tích hồi quy (kiểm định các giả thuyết)
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính, đề tài phân tích tương quan giữa các
biến bằng cách xây dựng ma trận tương quan. Kết quả được trình bày ở phụ lục 07.
Từ kết quả này cho thấy: tồn tại tương quan giữa biến phục thuộc và biến độc lập với mức ý nghĩa 5%. Trên thực tế, với mức ý nghĩa này giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa, trong tổng thể tồn tại một mối tương quan tuyến tính giữa các biến phụ thuộc CT, KT, XHCG, XHCĐ, MT với các biến độc lập LT, CS, CMQT, CMXH, HT, ML, QC.
Từ bảng ma trận chúng ta cũng thấy một vài cặp quan hệ như LT và CS, CMXH, QC, HT và KT, ML và CMXH… có mức ý nghĩa lớn hơn 5%. Tuy nhiên, việc phân tích tương quan không cho thấy MQH nhân quả mà chỉ cung cấp thông tin tham khảo trước khi phân tích hồi quy nên các cặp MQH này vẫn được đưa vào phân tích hồi quy để đánh giá thêm một lần nữa.
Sau khi phân tích kết quả hồi quy dữ liệu cũng đã cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF đều < 2 chứng tỏ các mô hình không bị đa cộng tuyến.
4.5.1. Ảnh hưởng tổng thể của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái
a) Xây dựng và kiểm định mô hình
Trước khi xây dựng và kiểm định mô hình ảnh hưởng của VXH (biến độc lập) đối với từng nhóm lợi ích (biến phụ thuộc) của NDĐP trong phát triển DLST, nghiên cứu sẽ phân tích ảnh hưởng chung của VXH đến tổng thể các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Để kiểm định mô hình tổng thể này, nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS tính trung bình (mean) của các yếu tố thuộc VXH (LT, CS, CMQT, CMXH, HT, ML, QC) và trung bình của các yếu tố về lợi ích của NDĐP (CT, KT, XHCG, XHCĐ, MT) trong phát triển DLST rồi tiến hành hồi quy các giá trị trung bình của hai biến độc lập và phụ thuộc nói trên.
Mô hình giả định về ảnh hưởng của VXH đối với LY (lợi ích của NDĐP trong
phát triển DLST) được biểu thị như sau:
LYi = α + β(VXH)i + ei
(Với α là hằng số, β là hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập, i là
NDĐP thứ i và ei là sai số của mô hình)
Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của VXH biến LY, kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng tổng thể của VXH đến
lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | t | Sig. | Hệ số tương quan | |||
B | Độ lệch chuẩn | Beta | Độ chấp nhận | VIF | |||
1 (Constant) VXH | 1.282 .662 | .248 .063 | .511 | 5.174 10.569 | .000 .000 | 1.000 | 1.000 |
a. Dependent Variable: LI
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng hệ số R2 điều chỉnh. Kết quả cho thấy R2 điều chỉnh = 0.259 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 25,9% (Phụ lục 8.3.1). Đồng nghĩa với trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc “lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST” thì có 25,9% sự biến động là do ảnh hưởng từ yếu tố VXH, còn lại là
do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình.
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, nghiên cứu sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (Anova). Kết quả cho thấy giá trị sig. của kiểm định F rất nhỏ (=0.000b) có nghĩa là có cơ sở để bác bỏ Ho cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0. Như vậy, mô hình hồi quy xây dựng đã phù hợp với tổng thể.
b) Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết H1
Phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả như sau:
LYi (lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST) = α + 0.511 (VXH)i + ei
Kết quả cho thấy, với mức ý nghĩa 5% thì VXH có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Trong trường hợp, không xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình, nếu VXH của NDĐP tăng lên một đơn vị thì lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST sẽ tăng bình quân 0.511 đơn vị.
4.5.2. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích chính trị của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái
a) Xây dựng và kiểm định mô hình
Mô hình giả định ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích chính trị (CT): VXH bao gồm LT (lòng tin), CS (trao đổi và chia sẻ), CMQT (chuẩn mực quy tắc), CMXH (chuẩn mực xã hội), HT (hợp tác), ML (mạng lưới xã hội) và QC (Việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG ) ảnh hưởng đến LY1 (lợi ích chính trị).
LY1i = α + β1(LT)i + β2(CS)i + β3(CMQT)i + β4(CMXH)i + β5(HT)i + β6(ML)i +
β7(QC)i + ei