Kết quả kiểm định các mô hình cụ thể từ (1) đến (5) được trình bày tổng hợp ở bảng 4.16. Kết quả R2 điều chỉnh bằng 0.065 đến 0.202 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 6,5% đến 20,2%. Điều đó cho thấy sự biến động của biến phụ thuộc “lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST” có ảnh hưởng kiểm soát từ yếu tố NKH. Các giá trị Sig. của các kiểm định F (trong bảng phân tích phương sai Anova) đều = 0.000b (rất nhỏ) nên các mô hình hồi quy xây dựng đã phù hợp với tổng thể.
b) Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết
Qua bảng kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 8.3.7.2 đến 8.3.7.6). chúng ta thấy, chỉ có mô hình hồi quy (1), (2), (4) và (5) là có một số yếu tố có ý nghĩa thống kê (Sig.
<.05). Trong đó:
- Mô hình (1) các yếu tố NKH có ảnh hưởng kiểm soát đến lợi ích chính trị bao gồm trình độ và thu nhập. Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập là cùng chiều/tích cực (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.153) còn ảnh hưởng của yếu tố trình độ là ngược chiều/hạn chế (hệ số Beta chuẩn hóa = - 0.120).
- Mô hình (2) các yếu tố NKH có ảnh hưởng kiểm soát đến lợi ích kinh tế bao gồm yếu tố dân tộc, thu nhập và công việc. Các ảnh hưởng này đều là tích cực và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là thu nhập, công việc, dân tộc với hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt là 0.209, 0.165, 0.144.
- Mô hình (4) các yếu tố NKH có ảnh hưởng kiểm soát đến lợi ích VH - XH của cộng đồng bao gồm dân tộc và trình độ. Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc là cùng chiều/tích cực (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.113) còn ảnh hưởng của yếu tố trình độ là ngược chiều/hạn chế (hệ số Beta chuẩn hóa = - 0.187).
- Mô hình (5) biến NKH tác động kiểm soát đến lợi ích môi trường chỉ có một yếu tố là trình độ. Ảnh hưởng này là ngược chiều (hệ số Beta chuẩn hóa = - 0.084).
Như vậy, trong nghiên cứu này chưa đủ cơ sở kết luận các yếu tố NKH có ảnh hưởng kiểm soát đối với lợi ích VH - XH cá nhân/hộ gia đình của NDĐP trong phát triển DLST. Yếu tố NKH có ảnh hưởng kiểm soát một phần đối với các lợi ích chính trị, kinh tế, VH - XH của cộng đồng và môi trường.
4.5.7.2. So sánh sự khác biệt về lợi ích của người dân địa phương trong MQH
ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học
Căn cứ vào kết quả kiểm định ảnh hưởng kiểm soát của biến NKH đối với các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSHDHĐB, cho thấy có 02 yếu tố có ảnh hưởng kiểm soát đến 03 lợi ích, bao gồm: thu nhập kiểm soát lợi ích kinh tế và môi trường; trình độ kiểm soát lợi ích VH - XH của cộng đồng. Để biết được các nhóm khác nhau của yếu tố thu nhập và trình độ có ảnh hưởng khác nhau đến các lợi ích nói trên không, nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích phương sai ANOVA để so sánh các nhóm với nhau (Phụ lục 8.3.7.6).
- Sự khác biệt đối với lợi ích chính trị:
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy mức ý nghĩa của yếu tố trình độ và thu nhập lần lượt là Sig. = 0.199 và 0.113 (> 0.05). Vì vậy, với tập dữ liệu quan sát của nghiên cứu thì có thể có thể khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích chính trị của những NDĐP có các mức thu nhập và trình độ khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
- Sự khác biệt đối với lợi ích kinh tế:
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy mức ý nghĩa của yếu tố dân tộc, thu nhập và công việc đều có Sig. = 0.000 (< 0.05). Vì vậy, với tập dữ liệu quan sát của nghiên cứu thì có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích kinh tế của những NDĐP có các dân tộc, mức thu nhập và công việc khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
- Sự khác biệt đối với lợi ích VH - XH của cộng đồng:
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy mức ý nghĩa của yếu tố dân tộc có Sig. = 0.025 (< 0.05). Vì vậy, với tập dữ liệu quan sát của nghiên cứu thì có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích VH - XH của cộng đồng của những NDĐP có các dân tộc khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG. Yếu tố trình độ có Sig. = 0.080 (>0.05). Vì vậy, với tập dữ liệu quan sát của nghiên cứu thì có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích VH - XH của cộng đồng của những NDĐP có các trình độ khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
- Sự khác biệt đối với lợi ích môi trường:
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy mức ý nghĩa của yếu tố thu nhập có Sig. = 0.026 (< 0.05). Vì vậy, với tập dữ liệu quan sát của nghiên cứu thì có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích môi trường của những NDĐP có các mức thu nhập khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
Như vậy, qua phân tích phương sai một chiều (One - way ANOVA) để xem có hay không sự khác biệt về lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST giữa các nhóm yếu tố về NKH có ảnh hưởng kiểm soát đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích lợi ích chính trị giữa những NDĐP có trình độ và thu nhập khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi VH - XH của cộng đồng của
những NDĐP có các trình độ khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích kinh tế của những NDĐP có các dân tộc, mức thu nhập và công việc khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích VH - XH của cộng đồng của những NDĐP có các dân tộc khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi ích môi trường của những NDĐP có
các mức thu nhập khác nhau trong phát triển DLST tại các VQG.
4.5.7.2. Phân tích sự khác biệt lợi ích của người dân địa phương giữa các nhóm của biến nhân khẩu học
Nghiên cứu thực hiện kiểm định sâu One-way ANOVA để tìm ra các cặp giá trị có sự khác biệt về các lợi ích của NDĐP trong MQH với các yếu tố NKH. Các cặp khi phân tích có Sig. < 0.05 là có sự khác biệt trung bình giữa cặp giá trị đó. Kết quả phân tích như sau (Phụ lục 8.3.7.6):
- Về lợi ích kinh tế:
+ Có sự khác biệt giữa dân tộc Mường và dân tộc Kinh
+ Có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập < 2 triệu và 2 - 4 triệu; < 2 triệu và 4
- 9 triệu; < 2 triệu và > 9 triệu.
+ Có sự khác biệt giữa các nhóm công việc: kinh doanh homestay và kinh doanh khu vui chơi giải trí, kinh doanh homestay và kinh doanh nhà hàng, kinh doanh homestay và bán hàng lưu niệm/sản phẩm địa phương; kinh doanh khu vui chơi giải trí và kinh doanh nhà hàng; kinh doanh nhà hàng và nhân viên các bộ phận phục vụ.
- Về lợi ích VH - XH của cộng đồng: Có sự khác biệt giữa dân tộc Mường và dân tộc Kinh
- Về lợi ích môi trường:
+ Có sự khác biệt giữa dân tộc Mường và dân tộc Kinh
+ Có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập < 2 triệu và 2 - 4 triệu; < 2 triệu và 4
- 9 triệu.
4.5.8. Phân tích, so sảnh ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì
Mỗi VQG trong vùng ĐBSH&DHĐB có những đặc điểm riêng về VXH và mức độ tham gia cũng như các lợi ích mà NDĐP thu nhận được từ phát triển DLST. Nghiên cứu sẽ phân tích và so sánh về VXH cũng như các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG thuộc phạm vi nghiên cứu là VQG Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì. Phân tích này nhằm làm căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể cho mỗi VQG trong việc nâng cao lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST thông qua việc tăng cường nguồn VXH. Quy trình tiến hành phân tích kiểm định hồi quy để so sánh ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở từng VQG được thực hiện tương tự như quy trình phân tích hồi quy chung cho toàn bộ mẫu nghiên cứu của đề tài (Phụ lục 8.4), sau đó lập bảng so sánh các kết quả nghiên cứu (bảng 4.17).
105
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà
Các yếu tố của VXH | Mức độ ảnh hưởng của VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (Dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa) | |||||||||||||||
VQG Cúc Phương | VQG Ba Vì | VQG Cát Bà | ||||||||||||||
Chính trị | Kinh tế | VH-XH CG | VH- XH CĐ | Môi trường | Chính trị | Kinh tế | VH- XH CG | VH- XH CĐ | Môi trường | Chính trị | Kinh tế | VH- XH CG | VH- XH CĐ | Môi trường | ||
VXH | Ảnh hưởng (R2 điều chỉnh) 13,3% | Ảnh hưởng (R2 điều chỉnh) 28,8% | Ảnh hưởng (R2 điều chỉnh) 25,1% | |||||||||||||
1 | LT | .509 | .361 | |||||||||||||
.258 | - | .363 | - | - | - | - | .222 | - | .198 | - | - | - | - | - | ||
2 | CS | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
3 | CMQT | .076 | .065 | |||||||||||||
- | - | - | .252 | - | - | - | - | - | - | - | - | - | .287 | |||
4 | CMXH | .316 | .157 | |||||||||||||
.366 | - | .188 | - | .347 | - | - | - | - | .141 | - | - | - | - | - | ||
5 | HT | .437 | .396 | |||||||||||||
- | - | - | - | - | .173 | .161 | .190 | .193 | .162 | - | - | - | .167 | - | ||
6 | ML | .354 | .508 | |||||||||||||
- | - | - | - | - | .168 | - | - | .134 | - | .492 | .248 | .184 | .252 | - | ||
7 | QC | .186 | .363 | .187 | ||||||||||||
- | .243 | - | - | .265 | .242 | .217 | - | .259 | - | - | - | - | - | .345 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Về Quy Mô, Cơ Cấu Của Lượng Khách Và Doanh Thu Trong Phát Triển Dlst Ở Vqg Cúc Phương, Vqg Cát Bà Và
- Tổng Hợp Kết Quả Phân Tích Efa Các Thang Đo Của Vxh
- Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Ảnh Hưởng Của Vxh Đến Lợi Ích
- Bàn Luận Kết Quả Nghiên Cứu Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp, Khuyến Nghị
- Mức Độ Ảnh Hưởng Của Vốn Xã Hội Đối Với Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Nhân Khẩu Học Đối Với Lợi Ích Của
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Nguồn: tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả
*Ghi chú:
N1 (VQG Cúc Phương) = 56, N2 (VQG Ba Vì) = 161, N3 (VQG Cát Bà) = 101 (N = mẫu/tổng thể nghiên cứu)
(-) Không đủ cơ sở để kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST
Mẫu nghiên cứu của VQG Ba Vì là 161, VQG Cát Bà là 101 và tổng thể nghiên cứu ở VQG Cúc Phương là 56. Có sự chênh lệch và khác biệt khá lớn này là do trong 03 VQG thì VQG Cúc Phương có số NDĐP tham gia làm DLST là ít nhất, toàn bộ chỉ có gần 60 người nên nghiên cứu không lấy mẫu mà điều tra tổng thể. Mặc dù, con số này chưa đảm bảo điều kiện phân tích hồi quy nhưng trong trường hợp nghiên cứu khám phá ở bối cảnh mới và đặc thù nên vẫn sử dụng đưa vào hồi quy để cung cấp thêm thông tin tham khảo so sánh về ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST giữa các VQG. Còn lại, mẫu ở VQG Ba Vì và Cát Bà lấy theo phương pháp lấy mẫu tiện lợi, có chọn lọc và phân loại (như đã trình bày ở chương 3), có sự chênh lệch số lượng là do quy mô NDĐP ở VQG Ba Vì tham gia làm DLST nhiều hơn VQG Cát Bà. Kết quả phân tích, so sánh như sau:
- Mức độ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của CĐĐP trong phát triển DLST cao nhất ở VQG Ba Vì (28,8%), thấp nhất ở VQG Cúc Phương (13,3%), VQG Cát Bà gần tương đương với VQG Ba Vì (25,1%). Đồng nghĩa với trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc “lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST” thì ở VQG Ba Vì có 28,8%; VQG Cát Bà có 25,1%; VQG Cúc Phương có 13,3%; sự biến động là do ảnh hưởng từ yếu tố VXH, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình.
- Lòng tin có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì. Trong đó, lòng tin ở VQG Cúc Phương (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.509) cao hơn VQG Ba Vì (0.361).
- Trong phạm vi nghiên cứu này, không có đủ cơ sở để khẳng định yếu tố “trao đổi và chia sẻ” có ảnh hưởng đến lợi ích của CĐĐP trong phát triển DLST ở cả 03 VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà. Kết quả này thêm một lần nữa củng cố thêm cho kết luận tương tự ở quá trình phân tích hồi quy đối với toàn bộ tập dữ liệu nghiên cứu.
- Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Cúc Phương và VQG Cát Bà. Trong đó, chuẩn mực quy tắc ở VQG Cúc Phương (0.076) cao hơn một chút so với VQG Cát Bà (0.065).
- Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì. Trong đó, chuẩn mực xã hội ở VQG Cúc Phương (0.316) cao hơn hẳn so với VQG Ba Vì (0.157).
- Hợp tác có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Ba Vì và VQG Cát Bà. Trong đó, hợp tác ở VQG Ba Vì (0.437) cao hơn một chút so với VQG Cát Bà (0.396).
- Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Ba Vì và VQG Cát Bà. Trong đó, mạng lưới xã hội ở VQG Ba Vì (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.354) thấp hơn với VQG Cát Bà (0.508).
- Việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở cả 03 VQG. Yếu tố này cao nhất ở VQG Ba Vì (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.363), thấp hơn là VQG Cát Bà và VQG Cúc Phương với mức chênh lệch không đáng kể (lần lượt là 0.187 và 0.186).
LT
0.6
0.4
0.2
0
0.8
QC CMQT
ML CMXH
VQG Cúc Phương
VQG Ba Vì
VQG Cát Bà
HT
Hình 4.2: Mức độ ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà
Nguồn: tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả
Ở VQG Cúc Phương, VXH có ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST bao gồm: lợi ích chính trị, kinh tế, VH-XH của cá nhân/hộ gia đình và lợi ích môi trường. Trong đó, các yếu tố của VXH ảnh hưởng đến lợi ích chính trị là lòng tin, chuẩn mực quy tắc, chuẩn mực xã hội và việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là chuẩn mực xã hội (Beta chuẩn hóa = 0.366), thấp nhất là việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG (0.186).
Duy nhất có một yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế là việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.243).
Lợi ích VH - XH của cá nhân/hộ gia đình ảnh hưởng bởi yếu tố lòng tin (0.363) và chuẩn mực xã hội (0.188).
Có 03 yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích môi trường là chuẩn mực quy tắc (0.252), chuẩn mực xã hội (0.347) và việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG (0.265).
Ở VQG Ba Vì, VXH có ảnh hưởng tới tất cả các lợi ích của NDĐP trong phát
triển DLST.
Trong đó, các yếu tố của VXH ảnh hưởng đến lợi ích chính trị là lòng tin, chuẩn mực xã hội, hợp tác, mạng lưới xã hội và việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG.
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.242), hợp tác, mạng lưới có ảnh hưởng khá ngang bằng.
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế là hợp tác và việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG. Trong đó, yếu tố việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG ảnh hưởng ở mức độ cao hơn với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.259.
Có 01 yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích VH - XH của cá nhân/hộ gia đình là yếu tố hợp tác với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.190
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích VH - XH của cộng đồng là hợp tác, mạng lưới và Việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG. Các mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp là QCQL ở các VQG, mạng lưới xã hội và hợp tác với hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt là 0.259, 0.193 và 0.134.
Có 03 yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích môi trường theo thứ tự từ cao xuống thấp là là lòng tin (0.198), hợp tác (0.162) và chuẩn mực xã hội (0.141).
Ở VQG Cát Bà, VXH cũng có ảnh hưởng tới tất cả các lợi ích của NDĐP trong
phát triển DLST.
Trong đó, chỉ có yếu tố mạng lưới xã hội là yếu tố duy nhất của VXH ảnh hưởng đến cả 03 nhóm lợi ích chính trị, kinh tế và VH - XH của cá nhân/hộ gia đình với hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt là 0.492, 0.248, 0.184, cao nhất ở lợi ích chính trị và thấp nhất ở lợi ích VH - XH của cá nhân/hộ gia đình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích VH - XH của cộng đồng là hợp tác và mạng lưới xã hội. Trong đó, mạng lưới xã hội ảnh hưởng nhiều hơn với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.252 so với 0.167 của yếu tố hợp tác.
Có 02 yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích môi trường theo thứ tự từ cao xuống thấp là việc tham gia thực hiện QCQL ở các VQG (0.345) và chuẩn mực quy tắc (0.287).
4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng dưới đây thể hiện việc chấp nhận/ủng hộ, hay không chấp nhận/ không ủng hộ giả thuyết (KUHGT). Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực thống kê, thông thường các nghiên cứu trước thường sử dụng khái niệm bác bỏ để thể hiện kết quả kiểm định dữ liệu không ủng hộ/chấp nhận hay không thể hiện giả thuyết. Tuy nhiên, trong phân tích thông kê hiện nay, khái niệm dữ liệu “KUHGT” hoặc “không thể hiện giả thuyết” được sử dụng phổ biến và cho thấy sự hợp lý hơn về cách gọi mức độ kết quả kiểm định trong phạm vi mẫu nghiên cứu của mỗi đề tài. Xét thấy sự hợp lý trong cách lý giải này, tác giả chọn cách thể hiện kết quả kiểm định các giá thuyết nghiên cứu là ủng hộ hay KUHGT. Đối với các nhóm giả thuyết kết quả bao gồm một số quan sát ủng hộ và một số quan sát KUHGT thì kết quả kiểm định sẽ là “ủng hộ một phần”. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.18
Bảng 4.18: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết | Kiểm định | |
Nhóm giả thuyết H1: VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST | Ủng hộ | |
H1a | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích chính trị | Ủng hộ |
H1a1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | Ủng hộ |
H1a2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | KUHGT |
H1a3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | KUHGT |
H1a4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | KUHGT |
H1a5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | Ủng hộ |
H1a6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | Ủng hộ |
H1a7 | Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị | Ủng hộ |
H1b | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích kinh tế | Ủng hộ |
H1b1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | KUHGT |
H1b2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | KUHGT |
H1b3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | KUHGT |
H1b4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | KUHGT |
H1b5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | KUHGT |
H1b6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | KUHGT |
H1b7 | Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích kinh tế | Ủng hộ |
H1c | VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích VH – XH cho cá nhân/hộ gia đình | Ủng hộ |
H1c1 | Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | Ủng hộ |
H1c2 | Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | KUHGT |
H1c3 | Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | KUHGT |
H1c4 | Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | KUHGT |
H1c5 | Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | Ủng hộ |
H1c6 | Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | Ủng hộ |
H1c7 | Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình | KUHGT |