Thang Đo Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


Kí hiệu

Thang đo

Nguồn


khác

(2003), Jones (2005),

Nguyen (2007), Zhao

et al. (2011),

Thammajinda, (2013), Liu et al. (2014), Gaitho (2014),

Musavengane (2017).

CS2

Tôi không chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng tôi

CS3

Nếu tôi có một vấn đề, có một ai đó sẽ luôn luôn

giúp tôi

CS4

Tôi sẽ đóng góp tiền bạc cho những dự án vì cộng

đồng

CS5

Tôi sẽ đóng góp thời gian cho những dự án vì cộng

đồng

CS6

Nếu đột xuất tôi cần mượn một số tiền nhỏ tôi sẽ có

những người thân (ngoài gia đình) trong cộng đồng

giúp cung cấp số tiền này cho tôi.

CM

Chuẩn mực (norms)


CM1

Người dân trong cộng đồng chúng tôi

tôn trọng các quy tắc và các quy định trong cộng đồng


Bain and Hicks (1998), Krishna and Shrader (1999), Sawatsky (2003), Jones (2005), Park et al.

(2012), Pongponrat and

Chantradoan (2012), Thammajinda (2013), Liu et al. (2014), Gaitho (2014), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017).


CM2

Người dân trong cộng đồng chúng tôi

tôn trọng các nguyên tắc bồi thường và bảo tồn

CM3

Người dân trong cộng đồng chúng tôi

tôn trọng và tuân theo pháp luật

CM4

Ít có những xung đột trong cộng đồng

của chúng tôi

CM5

Người dân trong cộng đồng chúng tôi

có MQH hài hòa với nhau

HT

Sự hợp tác (cooperation)

HT1

Tôi đóng góp cho cộng đồng thông qua tham gia các sự kiện hoặc đưa ra sáng kiến phát triển du

lịch cho cộng đồng.

Grootaert and Bastelaer (2001), Harpham et al. (2002) Foucat (2002),

Jones (2005), Nguyen

(2007), Claiborne (2010), Park et al. (2012), Thammajinda (2013), Zhao et al. (2011) Park et al. (2012), Pongponrat and

Chantradoan (2012), Liu et al. (2014), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane

HT2

Tôi thường tham gia các cuộc họp và thảo luận về

các vấn đề của cộng đồng.

HT3

Tôi rất vui khi giúp đỡ những người xung quanh

trong cộng đồng chúng tôi

HT4

Tôi có MQH tốt với BQL phát triển du lịch ở địa

phương

HT5

Trong cộng đồng chúng tôi đã xảy ra những tình huống mà mọi người hợp tác với nhau để khiếu nại, yêu cầu bồi thường, hoặc làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng về một vấn đề gì đó

mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 11


Kí hiệu

Thang đo

Nguồn

HT6

Tôi có thể ủy quyền căn nhà nếu không sử dụng của tôi cho một người hàng xóm trong một vài

ngày/ủy quyền cho khách du lịch thuê.

(2017).

ML

Mạng lưới xã hội (social networks)

ML1

Tôi thường đến thăm một địa phương

khác để gặp gỡ đối tác/bạn bè của tôi

Foucat (2002), Sawatsky (2003),

Jones (2005), Liu et al. (2014),

Nguyen (2007), Claiborne (2010), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Pongponrat and

Chantradoan (2012), Thammajinda (2013), Liu et al. (2014), Marcinek and Hunt

(2015), Musavengane (2017).

ML2

Tôi có nhiều MQH bạn bè ở địa phương

khác để làm du lịch

ML3


Tôi có sự liên kết, hợp tác với những cộng đồng xung quanh để làm du lịch

QC

Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG

QC1

Tôi được ưu tiên tham gia vào hoạt động du lịch

Thang đo mới phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ bộ

QC2

Tôi thấy VQG khuyến khích cho các cá nhân và tổ chức

thuê thuê môi trường rừng để phát triển du lịch

QC3

Tôi được tham gia vào các hoạt động đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.3.2. Thang đo lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

Lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST trong nghiên cứu này kế thừa từ các nghiên cứu trước được phân tích ở phần tổng quan nghiên cứu bao gồm: lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích VH - XH và lợi ích môi trường. Các phát biểu về yếu tố của “lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST” cùng các thành phần của chúng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1 = “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Các thang đo, biến quan sát và nguồn kế thừa/phát triển thang đo/biến quan sát cụ thể được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thang đo lợi ích phát triển DLST


hiệu

Thang đo

Nguồn

CT

Lợi ích chính trị

CT1

Làm du lịch tạo điều kiện cho tôi tham gia vào quá trình ra quyết định, quản lý phát triển du lịch địa

phương.

Scheyvens (1999), Drumm and Moore (2002), Foucat (2002),

Jones (2005), Kiper et

al. (2011), Gaitho

CT2

Du lịch giúp tôi được tiếp cận và có quyền sử dụng

các nguồn tài nguyên của địa phương


hiệu

Thang đo

Nguồn

CT3

Du lịch giúp tôi được quyền bình đẳng tiếp cận phúc lợi vật chất (thực phẩm, thu nhập, nhà ở, chăm sóc y

tế…)

(2014), Tran and

Walter (2014),

Musavengane (2017).

CT4

Du lịch đem lại tiếng nói và uy tín của tôi cộng

đồng.

KT

Lợi ích kinh tế

KT1

Du lịch đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cơ

bản trong cộng đồng của tôi.

Scheyvens (1999), Foucat

(2002), Watkin (2003), Jones

(2005), Yacod et al. (2007), Kiper et al (2011), Thammajinda (2013), Gaitho (2014), Eshun and Tonto (2014), Liu et al. (2014), Tran and Walter (2014),

Musavengane (2017).

KT2

Du lịch giúp tăng thu nhập cho người dân

KT3

Du lịch thúc đẩy sản xuất nông phẩm và

hàng hóa ở địa phương

KT4

Các dự án du lịch giúp người dân hỗ trợ vay

vốn để kinh doanh du lịch

KT5

Du lịch tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn cho

cộng đồng của tôi.

XH

Lợi ích VH - XH

XH1

Du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân

Honey (1999), Scheyvens (1999), Foucat

(2002), Watkin

(2003), Jones

(2005), Yacod et

al. (2007), Kiper

et al. (2011), Thammajinda (2013), Gaitho

(2014), Tran and

Walter (2014), Musavengane (2017).

XH2

Hoạt động du lịch trong cộng đồng đã giúp nâng cao mức

sống cho gia đình tôi

XH3

Du lịch giúp cải thiện đời sống hạnh phúc của gia đình tôi

XH4

Du lịch tạo ra các quỹ phúc lợi xã hội cho người dân (hỗ trợ

cung cấp hệ thống điện, nước, giáo dục, y tế…)

XH5

Du lịch làm tăng cơ hội học tập, đào tạo cho tôi nâng cao

học vấn và kiến thức.

XH6

Du lịch giúp khôi phục và bảo tồn các giá trị, phong tục tập

quán truyền thống

XH7

Du lịch giúp khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn

nghệ, làng nghề, lễ hội ở địa phương

XH8

Nhờ có du lịch, xã hội trong cộng đồng gắn kết thành một

mạng lưới

MT

Lợi ích môi trường

MT1

Sau khi phát triển DLST, tôi thấy những giá trị nguồn tài nguyên trong cộng đồng có mối liên

quan với tôi

Foucat (2002), Jones (2005), Blangy and Mehta (2006), Yacod et al. (2007), Coria and Culfucura (2012), Liu et al. (2014), Tran and Walter (2014), Musavengane

(2017).

MT2

Sau khi phát triển DLST, tôi ủng hộ mạnh mẽ hơn cho các chính sách bảo tồn nguồn tài nguyên

MT3

Tôi sẽ có những hành động để BVMT.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.3.3.3. Thang đo nhân khẩu học

Kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả sử dụng các yếu tố đo lường biến quan sát của thang đo NKH được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thang đo NKH


Kí hiệu

Thang đo

Nguồn

NK1

Độ tuổi

Krishna và Shrader (1999), Foucat (2002), Jones (2005), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Liu et al. (2013),

Thammajinda (2013).

NK2

Giới tính

NK3

Dân tộc

NK4

Trình độ học vấn

NK5

Công việc chính

NK6

Thu nhập trung bình

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4. Thu thập và phân tích dữ liệu

3.4.1. Thu thập dữ liệu

3.4.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp đã được công bố của các cơ quan, tổ chức về du lịch; tài liệu do BQL các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà cung cấp; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Trong đó, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan về VXH, DLST và MQH ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST được thu thập chủ yếu từ các tạp chí uy tín (ISI, Scopus) của các nhà xuất bản hàng đầu trên thế giới như: Elsevier, Taylor and Francis, Cambridge University Press, Emerald… Truy cập ở các cơ sở dữ liệu: Proquest.umi.com, Sciencedirect.com, Emeraldinsight.com, Gen.lib.rus.ec…

3.4.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn chuyên gia, NDĐP tham gia phát triển DLST, đại diện BQL các VQG và CQĐP - những đối tượng có liên quan đến đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các các nội dung liên quan, bản hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mô hình lý thuyết ban đầu.

+ Các cuộc phỏng vấn chuyên gia được ghi âm, thời gian từ 45 phút đến 65 phút; địa điểm phỏng vấn tại cơ quan làm việc và tại nhà riêng sau giờ làm việc của chuyên gia. Nội dung phỏng vấn chuyên gia tập trung vào hướng nghiên cứu gắn với các phương pháp tiếp cận nghiên cứu; việc chuẩn hóa thang đo, các biến quan sát; góp ý về phát triển thang đo mới và bình luận về kết quả nghiên cứu.

Các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung được tiến hành tại nhà văn hóa của các


bản/xã hoặc tại nhà riêng của một người trong nhóm phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 60 - 120 phút về các nội dung theo bản thiết kế câu hỏi phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn sâu NDĐP kéo dài từ 45 phút đến 134 phút. Các cuộc phỏng vấn sâu tại nhà của các hộ kinh doanh DLST thường diễn ra lâu hơn so với phỏng vấn các nhân viên đang phục vụ tại các VQG. Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi mở, phỏng vấn bán cấu trúc nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn suy nghĩ, nhận thức của họ về VXH trong cộng đồng và nguyên do của những vấn đề thông tin được họ cung cấp trong các câu hỏi chính liên quan đến các yếu tố về VXH lòng tin, sự trao đổi chia sẻ, chuẩn mực, sự hợp tác, mạng lưới xã hội trong cộng đồng và những lợi ích mà DLST mang lại cho người dân. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện cho đến khi đạt đến một điểm bão hòa nhất định, nghĩa là các câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn trở nên tương đối đồng nhất (Truong, 2014).

Phỏng vấn đại diện các hộ tham gia hoạt động DLST diễn ra ở gia đình họ hoặc nơi làm việc tại bản Khanh, trung tâm VQG (VQG Cúc Phương), xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hòa, thị trấn Cát Bà (VQG Cát Bà); xã Ba Vì, Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa (VQG Ba Vì); một số nhân viên thuộc các bộ phận lễ tân, buồng, bếp, bảo vệ, dọn vệ sinh... thì tranh thủ phỏng vấn tại địa điểm làm việc của họ vào các giờ nghỉ trưa, lúc vắng khách hoặc buổi tối sau giờ làm việc.

Một số cuộc phỏng vấn ở tại nhà NDĐP được xem như là những “cuộc trò chuyện” chia sẻ, gợi mở trao đổi thông tin nhiều hơn là những “cuộc phỏng vấn chính thức” mang tính học thuật quá cao (nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ phỏng vấn đủ các câu hỏi với các chủ đề được đưa ra) bởi để hiểu về VXH của người dân, đặc biệt lại là người dân tộc thiểu số thì sự gần gũi trò chuyện sẽ giúp họ cởi mở trao đổi thông tin hơn.

Một số hoạt động bổ trợ được sử dụng như lưu trú tại nhà dân, tham gia sinh hoạt, ăn uống và quan sát, tìm hiểu về cuộc sống thường ngày và cách vận hành, tổ chức các hoạt động du lịch của họ (VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì); thưởng thức, giao lưu biểu diễn văn nghệ cùng cộng đồng (VQG Cúc Phương, Ba Vì); tham gia một số khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cùng cộng đồng (VQG Ba Vì) cũng là những hoạt động hỗ trợ rất nhiều cho nhóm nghiên cứu tạo được sự tin tưởng, gợi mở họ nhiệt tình chia sẻ thông tin phong phú và sâu sắc hơn.

Các cuộc phỏng vấn với đối tượng là đại diện BQL các VQG và CQĐP diễn ra tại cơ quan làm việc của họ. Thời gian 35 - 60 phút. Các cuộc phỏng vấn đại diện BQL các VQG được thực hiện trước khi phỏng vấn NDĐP để có cái nhìn toàn diện về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình phát triển DLST, VXH ở VQG và xin phép họ được vào phỏng vấn cộng đồng tham gia làm DLST tại VQG. Cuộc phỏng vấn đại diện CQĐP diễn ra sau khi phỏng vấn người dân để tìm hiểu, bổ sung, kiểm chứng thêm những thông tin cần thiết cho đề tài. Để đảm bảo tính trung thực của kết quả phỏng vấn, toàn bộ nội dung của các cuộc phỏng vấn được ghi chép đầy đủ, cẩn thận,


được lưu giữ và mã hóa trong file (tập tin) dữ liệu nghiên cứu.

Thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 323 người dân tham gia phát triển DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. Phiếu điều tra được hình thành trên cơ sở lựa chọn và kế thừa các thang đo từ những nghiên cứu trước về lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, VXH (với các yếu tố được chọn lựa nghiên cứu là lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ, chuẩn mực, hợp tác, mạng lưới xã hội) và bổ sung các thang đo của yếu tố mới “Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG”.

3.4.2. Phân tích dữ liệu

3.4.2.1. Phân tích dữ liệu định tính

Các bước phân tích dữ liệu định tính bao gồm: Tổng hợp lại (lập bảng coding/mã hóa) các ý kiến cá nhân/nhóm theo từng nội dung cụ thể (thiết lập dựa trên các chủ đề phỏng vấn ở phụ lục 2, 3, 4, 5, 6); tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương đồng với nhau (liên quan đến VXH, lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST và mối quan hệ giữa chúng); tổng hợp kết quả và so sánh với mô hình lý thuyết để xác định mô hình nghiên cứu chính thức cho đề tài và làm căn cứ phát triển thang đo mới; cuối cùng sử dụng kết quả định tính để giải thích cho các mức độ ảnh hưởng và MQH mang tính phức tạp mà mô hình định lượng chưa giải thích được.

3.4.2.2. Phân tích dữ liệu định lượng

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để nhập liệu (dữ liệu thu được từ kết quả khảo sát bảng hỏi ở phụ lục 1 với mẫu nghiên cứu là 323) và phân tích mô hình nghiên cứu qua các bước: kiểm tra độ tin cậy (phân tích CA), đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo (phân tích EFA), tiến hành hồi quy bội để kiểm định MQH và mức độ ảnh hưởng của VXH và tác động của biến kiểm soát NKH đến đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Theo đó, cách tiếp cận nghiên cứu định tính kết hợp định lượng là hợp lý để trả lời các câu hỏi nghiên cứu; giúp đề tài khám phá, mô tả, kiểm định, phân tích và giải thích tương đối thấu đáo, khách quan, chính xác về những ảnh hưởng của VXH đến các lợi ích (chính trị, kinh tế, VH - XH và môi trường) của NDĐP trong phát triển DLST. Chương 3 cũng đã thiết lập được quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo cho các biến về MQH giữa VXH và lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Sau khi thiết kế các bảng hỏi nghiên cứu; tác giả đã đi khảo sát thực tế tại các địa bàn nghiên cứu và phân tích các kết quả nghiên cứu sơ bộ. Đây là cơ sở để thực hiện nghiên cứu chính thức (điều tra khảo sát) nhằm chứng minh có MQH ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Bối cảnh và mẫu nghiên cứu

4.1.1. Phân tích bối cảnh nghiên cứu

Trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", vùng ĐBSH&DHĐB gồm 11 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Đây là địa bàn nằm ở cửa ngõ giao lưu của nhiều luồng sinh vật lớn trên thế giới như: luồng thực vật Vân Nam - Himalaya; luồng thực vật hệ Hoa Nam; luồng thực vật Ấn Độ - Malaysia nên giới sinh vật ở đây rất phong phú, quy tụ các HST điển hình của miền nhiệt đới như rừng rậm nhiệt đới thường xanh (VQG Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương), rừng trên đảo, các rạn san hô và HST biển (VQG Bái Tử Long, Cát Bà), HST đất ngập nước (VQG Xuân Thủy). Ngoài ra, vùng còn là nơi gắn liền với cái nôi của nền văn minh lúa nước và lịch sử hào hùng của dân tộc, có nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống và số lượng di tích văn hóa lịch sử, khảo cổ lớn nhất cả nước (Thủ tướng Chính phủ, 2013b). Đặc điểm tự nhiên và nhân văn đã tạo cho vùng có hệ thống các VQG, KBTTN, tập trung với mật độ dày đặc hơn so với các vùng du lịch khác trên cả nước. Đây là điều kiện tốt để vùng khai thác phát triển DLST gắn với nguồn tài nguyên còn tương đối hoang sơ và các giá trị văn hóa bản địa độc đáo. Tuy nhiên, hiệu quả khai thác và các lợi ích mang lại cho NDĐP còn chưa nhiều, khả năng thu hút khách và hiện trạng phát triển DLST ở khu vực này nhìn chung còn chưa tương xứng với tiềm năng bởi nhiều hạn chế còn tồn tại trong quá trình khai thác và phát triển DLST. Trong đó, việc chưa phát huy hiệu quả vai trò của các bên tham gia và chưa tận dụng được các nguồn lực trong đó có nguồn VXH gắn với việc duy trì và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển DLST trong và ngoài vùng là một trong những những nguyên nhân cơ bản.

Trong số 06 VQG của vùng ĐBSH&DHĐB (VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy, Cát Bà và Bái Tử Long), luận án lựa chọn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở phạm vi 03 VQG là Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà. Luận án lựa chọn nghiên cứu ở những địa bàn này căn cứ vào điều kiện “nguồn lực” thực hiện luận án, mức độ đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu qua kết quả khảo sát thăm dò và góp ý từ các chuyên gia cũng như kết quả của các công trình nghiên cứu trước đã đánh giá về những ưu điểm của các VQG này so với các VQG còn lại của vùng trong việc thu hút NDĐP và các bên liên quan tham gia phát triển DLST, cụ thể được phân tích qua các khía cạnh sau:


Thứ nhất, về lịch sử thành lập VQG và thời điểm bắt đầu triển khai các hoạt động DLST: trong số 06 VQG của vùng ĐBSH&DHĐB, VQG Cúc Phương được công nhận sớm nhất (từ năm 1962), sau đó đến Cát Bà (1986) và Ba Vì (1991). Các VQG còn lại của vùng được thành lập về sau (VQG Tam Đảo, 1996; VQG Bái Tử Long, 2001 và VQG Xuân Thủy, 2003). Theo kết quả thăm dò và phỏng vấn sơ bộ, các hoạt động khai thác phát triển DLST gắn với sự tham gia của NDĐP tại các VQG Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì cũng diễn ra tương đối sớm (từ đầu những năm 1990).

Thứ hai, về đặc điểm nguồn tài nguyên: 06 VQG của vùng ĐBSH&DHĐB đều có giá trị ĐDSH cao và có một số nét tương đồng về HST cũng như đặc điểm dân cư. Xét về giá trị tài nguyên, VQG Tam và VQG Ba Vì đều có HST rừng á nhiệt đới, VQG Bái Tử Long và VQG Cát Bà cùng là HST rừng nhiệt đới trên đảo, riêng VQG Xuân Thủy đại diện cho HST rừng ngập mặn. Thành phần dân tộc của VQG Xuân Thủy cũng như Cát Bà và Bái Tử Long chủ yếu là người Kinh. Thành phần dân tộc của VQG Tam Đảo khá đa dạng (Tày, Dao, Sán dìu, Sán chỉ…) nhưng dân cư chủ yếu tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Việc chọn lựa nghiên cứu ở VQG Ba Vì, Cúc Phương và Cát Bà gắn với tính đại diện của nguồn tài nguyên và nét đặc trưng về giá trị văn hóa bản địa được khai thác phát triển DLST. Cụ thể, ngoài đảm bảo đại diện cho HST rừng nhiệt đới VQG Ba Vì còn có giá trị nổi bật ở văn hóa Mường, Dao; VQG Cúc Phương đại diện cho rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và gắn văn hóa Mường (tại Ninh Bình); VQG Cát Bà điển hình cho HST rừng trên đảo. Mặc dù thành phần dân tộc 100% là người Kinh nhưng NDĐP ở VQG Cát Bà vẫn có những giá trị riêng biểu hiện qua nếp sống và duy trì các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, văn hóa dân gian đặc trưng của miền biển đảo - nơi được ví như “hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ” (Ngọc Hải, 2015; Nguyễn Hoài Nam, 2017).

Thứ ba, về hiệu quả phát triển DLST gắn với sự tham gia và những lợi ích mang lại cho NDĐP: hiện nay trong 06 VQG chỉ có VQG Ba Vì, Cát Bà và Cúc Phương là khai thác tương đối hiệu quả các hoạt động DLST, có cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng phục vụ phát triển DLST (phục vụ lưu trú ăn uống tại trung tâm của các VQG hoặc homestay tại các hộ dân, có các tuyến đường mòn phục vụ treckking xuyên rừng…). Các VQG khác hoạt động du lịch còn hạn chế, vai trò tham gia của NDĐP còn khá mờ nhạt. Theo Báo cáo kết quả kinh doanh DLST của các VQG giai đoạn 2014 - 2017, lượng khách trung bình cao nhất ở các VQG Cát Bà, Ba Vì và Cúc Phương. Trong đó, VQG Cát Bà thu hút khoảng 180 - 505 nghìn lượt, VQG Ba Vì dao động 150 - 380 nghìn lượt và VQG Cúc Phương từ 72 - 110 nghìn lượt. Còn lại, các VQG Xuân Thủy thu hút trung bình chỉ khoảng 15 - 16 nghìn lượt, VQG Tam Đảo 11

- 15 nghìn lượt, khách đến VQG Bái Tử Long không đáng kể. Doanh thu của VQG Ba

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí