Phân Tích Ảnh Hưởng Của Khả Năng Tiếp Cận Nguồn Nước Đến Thu Nhập Của Hộ


2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ

a. Phân tích sự tác động của các nhân tố tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ

Bảng 2.20: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng thu nhập từ nông nghiệp


Hệ số hồi quy


T stat

Mức ý nghĩa

thống kê (1 -Qt)


Độ tin cậy (Qt) (%)

Biến phụ thuộc: Ln Thu nhập từ NN





Hệ số chặn

6.50

14.654

1.1E - 29

100.00

Các biến giải thích





Ln Lao động của hộ

0.34

2.771

6.4E - 03

0,9936

Ln Diện tích đất 2 vụ

0.02

1.873

6.3E - 02

0,937

Ln Chi phí sản xuất NN

0.24

3.427

8.1E - 04

0,99919

Ln % diện tích chủ động nước

0.02

4.049

8.6E - 05

0,999914

Hệ số xác định R2 = 0.3667





Mức ý nghĩa thống kê F = 1.53E - 13





F = 21.12





Số mẫu quan sát N = 140





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 10

(Nguồn: Số liệu điều tra 2007)


Hàm hồi quy có dạng:

Ln(Y) = 6.50 + 0.34 Ln(X1) + 0,02 Ln(X2) + 0.24Ln(X3) + 0.02Ln(X4)

* Nhận xét bài toán

Mức ý nghĩa thống kê của F = 1.53E-13 (F = 21.12) có nghĩa với độ tin cậy đạt 99,99% bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến độc lập Xi không ảnh hưởng tới thu nhập tử nông nghiệp của hộ: H0: (b1 = b2 = ..=bi = 0), chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất 1 biến Xi ảnh hưởng đến thu nhập từ nông nghiệp của hộ.


R2 = 0,3667 có nghĩa sự biến động của các biến độc lập trong mô hình đã tạo ra 36.67% sự biến động của năng suất lúa. R2 = 0,3667 tuy thấp nhưng chấp nhận được trong nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt, thu nhập từ nông nghiệp của hộ được chi phối bởi rất nhiều yếu tố, nhất là các yếu tố tự nhiên.

Qua kết quả bài toán cũng cho thấy dấu (+, -) của các biến trong mô hình đều phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Với độ tin cậy đạt 99% cho thấy khi lao động của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập từ nông nghiệp của hộ sẽ tăng thêm 0.34%. Với đặc thù của huyện Chợ Đồn, thu nhập của hộ từ sản xuất nông nghiệp là chính. Lao động của hộ hầu hết chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp. Do đó, hộ nào có nhiều lao động hơn thì thu nhập từ nông nghiệp sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc tăng lao động của các hộ là điều không thể, tuy nhiên các hộ có thể bố trí lao động một cách hợp lý hơn, tăng thời gian sử dụng lao động, tận dụng lao động gia đình để tăng thu nhập của hộ.

- Với độ tin cậy đạt trên 90% cho thấy nếu diện tích đất 2 vụ của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập từ nông nghiệp của hộ sẽ tăng thêm 0.02%. Thu nhập của hộ mà chủ yếu từ sản xuất lúa là chính, vì thế nếu diện tích đất 2 vụ tăng lên, đồng nghĩa với việc diện tích gieo trồng của hộ tăng lên dẫn đến thu nhập tăng lên. Qua đây ta thấy vai trò của nguồn nước và thuỷ lợi quan trọng như thế nào đối với các hộ gia đình miền núi. Hệ thống thuỷ lợi tốt sẽ làm cho diện tích đất 2 vụ tăng lên, qua đó giúp cho thu nhập của hộ tăng lên.

- Với độ tin cậy đạt trên 99% cho thấy khi chi phí sản xuất nông nghiệp tăng thêm 1% thì thu nhập từ nông nghiệp sẽ tăng lên 0.24%. Chi phí nông nghiệp tăng lên có nghĩa đầu tư cho nông nghiệp tăng lên. Điều này cho thấy hiệu quả của việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của các hộ.

- Với độ tin cậy đạt 99.99% cho thấy nếu diện tích chủ động nước của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập từ nông nghiệp tăng thêm 0.02%. Nước là yếu


tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc tăng thêm diện tích đất chủ động nước sẽ tác động tích cực tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Vì vậy, địa phương cần chú trọng phát triển hệ thống thuỷ lợi nhằm nâng cao tích chủ động nước trong sản xuất nông nghiệp, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

b. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ

Bảng 2.21: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lúa



Hệ số hồi quy


T stat

Mức ý nghĩa thống kê (1 - Qt)

Độ tin cậy (Qt)

(%)

Biến phụ thuộc: Ln Năng suất lúa





Hệ số chặn

4.89

117.16

2.8E - 135

100

Các biến giải thích





Ln Giống giá/sào

0.25

4.69

6.83E - 06

99.99

Ln Lượng đạm/sào

0.05

8.26

1.34E - 13

100

Ln Lượng lân/sào

0.02

1.83

0.069867

93.01

Ln Lượng kali/sào

0.01

2.61

0.010064

98.99

D. Được sử dụng hệ thống thuỷ lợi

0.21

5.18

8.19E - 07

99.99

Hệ số xác định R2 = 0.6166





Mức ý nghĩa thống kê F = 6.77E-26





F = 42.46





Số mẫu quan sát N = 138





(Nguồn: Số liệu điều tra 2007)

Hàm hồi quy có dạng:

Ln(Y) = 4.89 + 0.25 Ln(X1) + 0,05 Ln(X2) + 0.02Ln(X3) + 0.01Ln(X4)

+ e0,21D


* Nhận xét bài toán

Mức ý nghĩa thống kê của F = 6.77E-26 (F = 42.46) có nghĩa với độ tin cậy đạt 99,99% bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến độc lập Xi không ảnh hưởng tới năng suất lúa của hộ: H0: (b1 = b2 = ..=bi = 0), chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất 1 biến Xi ảnh hưởng đến năng suất lúa bình quân của hộ.

R2 = 0,6166 có nghĩa sự biến động của các biến độc lập trong mô hình

đã tạo ra 61.66% sự biến động của năng suất lúa. R2= 0,6166 là chỉ tiêu chấp nhận được trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phương miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội.

Qua kết quả bài toán cũng cho thấy dấu (+, -) của các biến trong mô hình đều phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

* Phân tích kết quả hồi quy

- Với độ tin cậy đạt 99.99% cho thấy khi hộ tăng lượng giống đầu tư cho một sào lên 1% thì năng suất lúa của hộ sẽ tăng lên 0.25%. Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa, nhiều khi các hộ gia đình đầu tư lượng giống thấp, trong quá trình phát triển câu lúa bị hao hụt, dẫn đến năng suất thấp. Hộ tăng lượng giống lên sẽ đảm bảo mật độ cây lúa dẫn đến năng suất và sản lượng tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng lượng lúa giống sẽ chịu sự giới hạn của đặc tính kỹ thuật. Do đó, các hộ dân ở Chợ Đồn nên tăng thêm lượng giống lúa nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của từng giống.

- Với độ tin cậy 99.99% cho thấy khi hộ tăng lượng đầu tư phân đạm thêm 1kg/sào thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0.05%.

- Với độ tin cậy đạt trên 90%, khi lượng phân lân đầu tư thêm 1kg/ sào thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0.02%.

- Với độ tin cậy đạt trên 95% khi đầu tư thêm 1 kg kali/sào thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0.01%.


Kết quả này cho thấy các hộ gia đình tại huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn chưa quan tâm nhiều đến đầu tư phân bón trong quá trình sản xuất lúa. Các hộ hoàn toàn có thể tăng năng xuất lúa bằng cách tăng thêm lượng phân bón hữu cơ cho lúa. Tuy nhiên, việc tăng phân bón cho lúa không phải là vô hạn, nếu cứ tăng nhiều sẽ gây ra hậu quả không tốt cho cây lúa. Do đó, các hộ nên tăng thêm lượng phân bón để tăng năng suất nhưng phải đảm bảo được theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất lúa.

- Với độ tin cậy đạt 99.99% cho thấy biến giả D (D = 1 hộ được sử dụng hệ thống thuỷ lợi; D = 0 hộ không được sử dụng hệ thống thuỷ lợi) có sự tác động tới năng suất lúa. Cụ thể, hộ được sử dụng hệ thống thuỷ lợi sẽ có năng suất lúa cao hơn so với hộ không sử dụng hệ thống thuỷ lợi là 0.21%. Lúa là cây trồng chịu sự tác động nhiều của nguồn nước, do đó, những diện tích nào chủ động nguồn nước tốt hơn sẽ cho năng suất và sản lượng cao hơn. Kết quả này càng khảng định sự quan trọng của việc sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

2.3.4. Kết luận về tình hình thu nhập và ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ

Xã có nguồn tài nguyên nước dồi dào, với lượng mưa trung bình năm 108,32%, độ ẩm trung bình là 82,58%, người dân xã Tân Lập cần phải có các biện pháp khắc phục, và tiếp cận tốt hơn nguồn tài nguyên nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho gia đình. Cần có các giải pháp cho từng vùng trong khả năng tiếp cận nguồn nước. Việc giữ nước, sử dụng nước hợp lý trong sinh hoạt cũng như trong việc tưới tiêu

Bên canh những thuận lợi, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn là một xã nghèo, vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, cộng với tình hình dân trí thấp, do đặc điểm địa lý xa xôi và cơ sở hạ tầng yếu kém, truờng học còn thiếu thốn, chỉ có 01 trường tiểu học, trong đó có hai phân hiệu nằm


tại một thôn khó khăn của xã, và chưa có điện lưới quốc gia. Thôn không có chợ để giao dịch thương mại, thu nhập của người dân trong xã chủ yếu là nông nghiệp, chủ yếu tự cung tự cấp.

Là một xã nghèo với 198 hộ nghèo/280 hộ, chiếm tới 70,7%, dân cư chủ yếu sống và canh tác trên các sườn đát dốc. Diện tích đất tự nhiên chủ yếu là núi đá cao và đồi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên của xã. Lượng mưa phân bố không đều.Với điều kiện khó khăn về mọi mặt như vậy, dẫn đến nền kinh tế của xã và thu nhập của người dân rất thấp.

Phát huy những thế mạnh của từng vùng về khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên nước để phát triển kinh tế, những vùng có thế mạnh về nguồn nước phải có biện pháp chống xói mòn đất, mở rộng thu nhập từ chăn nuôi. Do đặc điểm vùng thấp và dân cư mới di dân đến vùng trung tâm, chưa mở rộng quy mô và chưa chú trọng đến chăn nuôi, nhóm hộ tiếp cận nguồn nước thuận lợi nhất cần khắc phục những khó khăn tác động đến chăn nuôi để tăng thu nhập từ chăn nuôi cho nhóm hộ.


Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN NƯỚC VÀ TĂNG THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN XÃ TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN

3.1. Các giải pháp chung sử dụng nguồn nước

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước về phát triển hệ thống nước và làm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn nước của người dân nông thôn.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng vào năm 2010, do tình trạng khô hạn ngày càng trầm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nước lại tăng nhanh.

Các chuyên gia về thủy văn và tài nguyên nước cho biết ở phía nam, sông Thị Vải và Đồng Nai đang dần trở thành những con sông chết trong khi tại phía nam sông Hồng cạn kiệt một cách nguy hiểm vào vụ đông xuân, đe dọa đời sống của cư dân ven sông.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khô hạn là do năm nay Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng El-nino. Lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, mùa mưa kết thúc sớm, mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống mức thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Do đó, theo các chuyên gia sắp tới tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng. Trong khi đó, nhu cầu về nước sẽ tăng khoảng 97%.

3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Để khắc phục tình hình hạn hán xảy ra thường xuyên và trên diện rộng trong những năm gần đây, ngoài việc đầu tư xây dựng công trình mới với chi phí rất tốn kém, cần tập trung sửa chữa, nâng cấp công trình hiện có để nâng cao năng lực, đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý, tuyền truyền, hướng dẫn, áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm.


Trong những năm gần đây, do sự biến động của thời tiết, khí hậu, tình trạng hạn hán đã xảy ra thường xuyên và khá nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền Núi và Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, đầu tư, xây dựng công trình để quản lý, khai thác nguồn nước, còn việc sử dụng nước như thế nào cho hiệu quả chưa được coi trọng. Trong thực tế, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng thời đoạn sinh trưởng đã dẫn đến việc sử dụng nước rất lãng phí.

Vì vậy, đã đến lúc cần phải đặt vấn đề sử dụng nước làm sao cho hiệu quả, đặc biệt sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thay cho quan niệm trước đây cho rằng nước là của trời cho, là nguồn tài nguyên vô hạn. Để thực hiện được vấn đề này, từ cơ quan Trung ương đến các địa phương, từ cơ quan quản lý đến các đơn vị cung cấp nước cần thông qua việc tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật, công nghệ tưới tiết kiệm nước để bà con nông dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Vậy, tại sao phải nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tưới tiết kiệm nước, phải chăng từ trước đến nay chúng ta sử dụng nước một cách lãng phí. Trong bài viết này, tôi xin được đi sâu đề cập về công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, sử dụng nước trong nông nghiệp.

3.1.2. Tình hình thuỷ lợi và một số giải pháp thuỷ lợi cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn trong vùng nói riêng là khu vực có nhiều tiềm năng, đồng thời có vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng. Việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quan trọng này luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó chúng ta có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022