Chi Phí Sản Xuất Lúa Của Nhóm Hộ Điều Tra (Tính Cho Bq 1 Sào)


2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất lúa của hộ

Bảng 2.15: Kết quả sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra


Nhóm hộ

Chỉ tiêu

ĐVT

Rất

thuận lợi

Thuận lợi

Khó

khăn

Rất khó

khăn

Diện tích gieo

trồng

m2

2.424,41

3.338,42

4.056

2.254,92

Năng suất

Kg/1000m2

419,12

390,57

405,6

357,72

Sản lượng

Kg

1.287,58

1.677,95

1.781,2

1.074,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 9

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)


Bảng 2.15 Cho ta thấy, diện tích gieo trồng lúa của nhóm hộ khó khăn nhất là 2.254,92 m2, nhỏ nhất so với các nhóm khác, với sản lượng là 1.074,09 kg, thấp nhất. Với diện tích gieo trồng lúa nhỏ, cộng với sự khó khăn nhất trong việc tiếp cận nguồn nước, dẫn đến sản lượng từ lúa là không cao. So với nhóm khó khăn về nguồn nước có sản lượng 1.781,2 kg, thấp hơn 707,11 kg, bằng 60,3% sản lưởng của nhóm khó khăn. Điều đó cho ta thấy sự chênh lệch về sản lượng giữa 2 nhóm này là khá cao là do:

Diện tích đất gieo trồng của nhóm khó khăn nhất nhỏ hơn nhóm khó khăn, cụ thể, nhóm rất khó khăn có diện tích gieo trồng là 2.254,92m2, trong khi nhóm khó khăn có diện tích gieo trồng là 4.056 m2, nhỏ hơn 1.801,08 m2, diện tích gieo trồng lúa của nhóm khó khăn nhất chỉ bằng 55,6% diện tích của nhóm khó khăn. Với những đặc điểm khó khăn về diện tích trồng lúa cũng như khả năng tiếp cận nguồn nước như vây, dẫn đến năng suất và sản lượng lúa của nhóm thấp nhất.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, năng suất lúa của nhóm hộ thuận lợi thấp hơn nhóm khó khăn, cụ thể: Năng suất của nhóm thuận lợi là 390,57 kg/1000m2, thấp hơn nhóm khó khăn có năng suất 405,6 kg/1000m2 là 15,03


kg/1000m2. Do diện tích gieo trồng lúa của nhóm thuận lợi là 3.338,42 m2 nhỏ hơn nhóm khó khăn có diện tích gieo trồng 4.056 m2, do vậy năng suất và sản lượng thấp hơn, nhưng không đáng kể, cụ thể, sản lượng của nhóm thuận lợi là 1.677,95 kg so với nhóm khó khăn có sản lượng 1.781,2 kg là 103 kg, bằng 95% sản lượng của nhóm khó khăn.

Nhóm thuận lợi nhất về tiếp cận nguồn nước có diện tích gieo trồng là 2.424,41 m2, chỉ lớn hơn nhóm khó khăn nhất, do nhóm khó khăn nhất chủ yếu nằm ở vùng đồi núi cao, diện tích đất cho trồng lúa thấp, chủ yếu là nương rẫy. Mặc dù nhóm thuận lợi nhất nằm ở trung tâm xã, nhưng diện tích không lớn là do đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng như UBND xã, trạm ytế, trường học…cộng với hiện tượng xói mòn rửa trôi đất do con suối chảy qua trung tâm. Từ những lý do đó dẫn đến diện tích đất gieo trồng lúa không lớn. Tuy vậy, năng suất lúa lại lớn nhất do được tiếp cận nguồn nước tốt nhất, với năng suất là 419,12 kh/1000m2, so với nhóm có năng suất thấp nhất là nhóm khó khăn nhất với năng suất 357,72 kg/1000m2, lớn hơn 61,4 kg/1000m2. Nhưng sản lượng của nhóm này là không cao, chỉ có sản lượng là 1.287,58 kg, nguyên nhân do diện tích đất gieo trồng thấp, hàng năm lại phải chịu sự tàn phá từ thiên nhiên.

Từ việc phân tích bảng 2.16 ta nhận thấy, để tận dụng được tối đa những điều kiện thuận lợi vốn sẵn có của từng vùng , người dân xã Tân Lập cần nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn nước, bên cạnh đó cần có biện pháp chống xói mòn, giữ đất, cải tạo đất, để tăng năng suất và sản lượng của cây lúa cũng như các loại cây khác.

Ngoài các biện pháp để tăng hiệu quả từ cây lúa, chi phí bỏ ra để đầu tư cho năng suât cao như giống, đạm, lân, kaly…là vô cùng quan trọng.


Bảng 2.16: Chi phí sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra (tính cho bq 1 sào)

ĐVT: 1000đ


Nhóm hộ

Chỉ tiêu

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Khó khăn

Rất khó khăn

Giống

293,19

349,65

401,53

237,72

Đạm

119,447

170,505

153,504

109,03

Lân

106,22

146,32

154,52

101,92

Ka ly

37,75

66,79

101,52

28,49

NPK

3,088

-

-

5,59

Phân chuồng

180,14

186,05

133,7

151,85

BVTV

28,38

41,16

38,4

27,62

Dịch vụ mua ngoài

5

-

2,8

-

Chi phí lao động

thuê ngoài

1,47

3,15

-

-

Chi phí khác

66,66

50

90

116,38

Tổng

841,345

1.013,625

1.075,974

778,6

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)


Lúa là một cây trồng quan trọng của người dân xã Tân Lập, vì vậy, tiếp cận được nguồn nước thuận lợi để nâng cao năng suất là một điều kiện vô cùng quan trọng, bên cạnh đó, giảm chi phí để nâng cao thu nhập cũng đã đười dân chú ý đến. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ chính quyền như, không thu thuỷ lợi phí cũng tạo điều kiện cho người dân nơi đây giảm bớt được một khoản chi phí. Với số lao động bình quân/hộ thấp nhất, nhóm hộ thuận lợi nhất có chi phí thuê lao động thuê ngoài là 1,47 nghìn đồng


Bảng 2.17: Hiệu quả sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra (tính cho bq 1 sào)

ĐVT: 1000đ


Nhóm hộ

Chỉ tiêu

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Khó khăn

Rất khó khăn

GO

3.431,91

5.100,4

4.774,64

3.209,55

IC

834,12

1.074,98

917,16

686,65

VA

2.597,79

4.025.,42

3.857,47

2.522,9

VA/DT

1,11

1,25

0,88

1,1

VA/GO

0,73

0,79

0,67

0,7

VA/IC

3,79

4,57

5,47

5,55

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)


Qua bảng 2.17, phản ánh hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra, ta thấy giá trị sản xuất của nhóm hộ thuận lợi là lớn nhất do nhóm hộ này có diện tích trồng lúa lớn, giá trị sản xuất của nhóm hộ này đạt 5.100.405 đồng. Nhóm khó khắn có giá trị sản xuất là it nhất là 3.209.555 đồng. Chi phí trung gian của nhóm thuận lợi cũng là lớn nhất do họ phải đầu tư nhiều vào diện tích lớn đó. Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích của nhóm thuận lợi là 1,256128 và nhóm thấp nhất là 0,8887326. Nhìn chung tình hình sản xuất lúa của các hộ là tốt, song để nâng cao năng suất, sản lượng của các hộ nông dân cần có biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Ta thấy, giá trị gia tăng (VA)/1 đơn vị diện tích (DT) của nhóm 2 cũng lớn nhất do, nhóm hộ này đã đầu tư nhiều vào diện tích trồng lúa mà họ có. Giá trị gia tăng (VA)/ 1 đơn vị chi phí chung gian (IC) của nhóm rất khó khăn là cao nhất do nhóm này phải mất nhiều chi phí hơn do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước.


2.3. Phân tích quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất của hộ

2.3.1. Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất lương thực của các hộ nông dân xã Tân Lập

Bảng 2.18: Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất lương thực của các hộ nông dân xã Tân Lập năm 2005

Nhóm hộ

Chỉ tiêu

ĐVT

Rất

thuận lợi

Thuận

lợi

Khó

khăn

Rất

khó khăn

1. DT lúa bq/

đầu người

M2/người

782,08

747,6

843,72

590,13

2. Lương thực

bq đầu người

Kg/người

371,36

373,14

376,86

291,69

3. Thu nhập bq/

người

1.000đ/người

1.075,47

1.100,43

1.043,93

840,45

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)


Nhóm rất khó khăn có diện tích lúa bình quân/đầu người thấp nhất là 590,13 m2, mặc dù diện tích đất lớn nhất, nhưng do khẳ năng tiếp cận nguồn nước kém, cho nên họ không thể tiến hành trồng lúa nhiều. Nhóm khó khăn có diện tích lúa bình quân/ đầu người lơn nhất là do số lao động lớn, nhu cầu lương thực cao cho nên họ phải trồng nhiều lúa. Lương thực bình quân đàu người của nhóm rất khó khăn là thấp nhất là 291,69 kg, điều đó khẳng định sự tiếp cận nguồn nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là trong trồng lúa, điều đó dẫn đến thu nhập thấp nhất trong các nhóm với 840.000,45 đồng.


2.3.2. Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước với cơ cấu thu nhập của hộ

Bảng 2.19: Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước với xác định phương án sản xuất kinh doanh của hộ năm 2005

ĐVT: Nghìn đồng


Nhóm hộ

Chỉ tiêu

Rất

thuận lợi

Thuận lợi

Khó khăn

Rất

khó khăn

1. Thu từ trồng trọt

4.066,39

6.073,87

6.669,44

4.350,68

- Lúa

3.431,92

5.100,4

4.774,64

3.209,55

- Ngô

634,47

973,47

1.894,8

1.141,13

2. Thu từ chăn nuôi

1.355,25

2.350,07

1.059,58

1.872,88

- Đại gia súc

-

-

-

193,54

- Lợn

1.355,25

2.350,07

1.059,58

1.433,04

- Gia cầm

- 13.72

- 11

- 57,92

246,30

3.Thu từ lâm nghiệp

265

600

654,54

588,3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)


Nhiều vùng trong xã Tân Lập hiện nay, rất cần các nguồn nước mới để đáp ứng nhu cầu to lớn của người dân đang gia tăng nhanh chóng. .

Nguồn nước truyền thống và tự do là nước trời, tuy vậy, chi phí xây dựng các bể chứa nước mưa, đường ống dẫn và các nhà máy nước xử lý để có nước sạch lại trở thành vấn đề khá quan trọng. Nước mưa cũng có những mặt hạn chế, chẳng hạn khi xảy ra những đợt hạn hán, trong khi xã nghèo như Tân Lập lại chưa có hệ thống kênh mương đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tưới, bên cạnh đó, hệ thống các bể chứa nước và các hộ tự nhiên chưa có. Vì vậy, để người dân những vùng khó khăn, những vùng xa nguồn nước được tiếp cận và sử dụng nguồn nước là một điều khó khăn.


Với địa hình dốc, cộng với các cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước như vậy, đã dẫn đến sự chênh lệch về năng suất cây trồng cũng như vật nuôi, do mỗi vùng có sự khác nhau về tiếp cận và sử dụng nguồn nước.Trong bảng 2.19 cho thấy, năng suất lúa, sau khi trừ chi phí của nhóm rất khó khăn về nguồn nước là 3.209,555 đồng, so với nhóm có sự thuận lợi nhất là 3.431,918 đồng, chênh lệch nhau 222.36 đồng, lý do của sự chênh lệch thu nhập từ lúa giữa 2 vùng không cách biệt nhau là mấy, đó là vùng khó khăn tuy không thuận lợi về nguồn nước, phải đi lấy nước xa về tưới tiêu, nhưng có diện tích đất lớn hơn. Vùng có sự tiếp cận nguồn nước tốt hơn nhưng diện tích đất canh tác nhỏ hơn, lại phải chịu nhiều thiệt hại từ thiên tai, lụt lội gây xói mòn, làm mất chất mùn trong đất, giảm và có hộ mất diện tích đất canh tác, dân tới năng suất không cao.

Trong quá trình điều tra 4 thôn của xã đã có những sự khác biệt về vị trí và sự tiếp cận nguồn nước khá rò rệt. Những thôn ở vùng sâu, nằm trên các triền núi, vị trí xa các nguồn nước và hệ thống thuỷ lợi, trong khi đó chưa có những hồ tự nhiên và bể chứa nước, dẫn đến việc được tiếp cận và sử dụng nguồn nước là rất khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, đến sức khoẻ và năng suất cây trồng.

Những thôn ở thấp hơn, nhưng cũng nằm trên các triền đồi cao và dốc, và không có hồ chứa nước, tuy có được sử dụng hệ thống thuỷ lợi, nhưng số được sử dụng còn thấp, hệ thống thuỷ lợi cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nguời dân.

Những thôn ở khu trung tâm xã là những thôn có được sự tiếp cận nguồn nước tốt nhất, do nằm ở vị trí bằng phẳng và thấp, hệ thống kênh mương tương đối đầy đủ, do vậy khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân vùng này là khá tốt. Tuy nhiên cũng có những khó khăn, đó là những thôn trung tâm được chia cắt bởi một dòng sông chảy qua, bên cạnh đó hiện tượng


thiên tai, lũ quét lũ ống gây xói lở đất, dẫn đến hiện tượng mất đất canh tác của những hộ nằm sát bờ, hoặc làm giảm diện tích đất canh tác.

Qua điều tra thực tế tại 140 hộ điều tra đã có rất nhiều ý kiến khác khau về việc khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước cho tưới tiêu, ví dụ ý kiến về không có kênh mương đã có trên 20 ý kiến, chiếm 0,15%, những ý kiến về việc xa nguồn nước, nước không đến được ruộng do hệ thống kênh mương kém, hệ thống kênh mương đào nhưng chưa xây, dẫn đến thấm nước, gây sạt lở khi mưa, dẫn đến nước không đến được ruộng là 50 ý kiến chiếm 35,7%. Bên cạnh đó còn rất nhiều ý kiến về việc chất lượng xây dựng các công trình thuỷ lợi còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu như: hay phải đi sửa chữa kênh mương, mương thiết kế chưa đúng kỹ thuật, mương bị sạt lở khi mưa, hoặc mương làm chất lượng kém…

Bên cạnh những ý kiến về khó khăn trong tiếp cận nguồn nước còn có những ý kiến về khó khăn của thuỷ lợi, ví dụ: Kênh mương chưa được đầu tư về cuối nguôn, vì vậy một số ruộng còn chưa có nước, chưa có kênh mương, kênh mương kém chất lượng hoặc kênh mương chưa kiên cố…

Cũng có nhiều ý kiến về tài sản, phương tiện phục vụ cho dẫn nước, chứa nước chưa có, chưa có máy bơm nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022