Bảng Thống Kê Số Lượng Công Ty Trong Mẫu Nghiên Cứu


Tác giả tiến hành loại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài chính như các Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm, các công ty Bất động sản, các công ty Quản lý quỹ ra khỏi mẫu nghiên cứu vì việc xử lý kế toán về lợi nhuận và doanh thu của những công ty này có những đặc thù riêng làm cho mẫu không đồng nhất và làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

Tác giả loại các công ty có ít hơn 8 năm quan sát và các công ty không có ít nhất 3 năm số liệu tăng trưởng doanh số bán hàng liên tục để có thể đưa ra kết quả và dự báo xu hướng chính xác hơn.

Tác giả loại các công ty không đủ số liệu giá cổ phiếu, các công ty không xác định rò tỷ lệ sở hữu Nhà nước và các công ty mà báo cáo tài chính chưa được kiểm toán hoặc có báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng không đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu.

Sau khi sàng lọc, tác giả thu được mẫu dữ liệu gồm 319 công ty phi tài chính với

2.552 quan sát trong giai đoạn nghiên cứu từ 2008 - 2015 và mẫu nghiên cứu được tác giả sử dụng là dữ liệu dạng bảng cân bằng.

Để phân loại công ty trong mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm: Nhóm 1 là các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao bao gồm các công ty mà Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, Nhóm 2 là các công ty có tỷ lệ sở hữu thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước bao gồm các công ty mà Nhà nước nắm giữ 0-50% vốn điều lệ. Như vậy trong 319 công ty được tác giả chọn lọc nghiên cứu, có 86 công ty thuộc Nhóm 1, chiếm 27% tổng số công ty trong mẫu nghiên cứu và 233 công ty thuộc Nhóm 2, chiếm 73% tổng số công ty trong mẫu nghiên cứu.


Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu


STT

Ngành

Số lượng công ty

1

Cao su

8

2

Công nghệ viễn thông

16

3

Dịch vụ du lịch

7

4

Dược phẩm

15

5

Giáo dục

14

6

Khoáng sản

12

7

Năng lượng điện khí gas

14

8

Ngành thép

8

9

Nhóm dầu khí

11

10

Nhựa bao bì

15

11

Sản xuất kinh doanh

35

12

Thực phẩm

23

13

Thương mại

11

14

Thủy sản

11

15

Vận tải, cảng, taxi

24

16

Xây dựng

95

Tổng cộng

319

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Các giả thuyết kỳ vọng nghiên cứu

Theo lý thuyết đại diện về vấn đề đầu tư dưới mức và đầu tư quá mức, khi đòn bẩy tài chính được sử dụng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp tăng, chính áp lực phải trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cam kết với chủ nợ đã tạo áp lực cho các nhà quản lý doanh nghiệp phải sử dụng dòng tiền hợp lý để trả nợ thay vì đầu tư mới. Do đó, tác giả bài nghiên cứu này đưa ra giả thuyết (1a) về mối tương quan giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty như sau:

Giả thuyết 1a: Các khoản vay ngân hàng có tương quan âm với việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty. Hàm ý rằng, khi các công ty vay nợ ngân hàng càng nhiều thì các công ty sẽ có xu hướng càng hạn chế việc thực hiện các quyết định đầu tư.

Ngoài ra, dựa trên những đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các kết quả nghiên cứu trước đây của Aivazian và cộng sự (2005); Firth và cộng sự (2008); Jiang và Zeng (2014) về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và việc thực hiện các quyết định đầu tư, tác giả kỳ vọng rằng các ngân hàng Việt Nam có vai trò xử lý kỷ luật với việc đầu tư của công ty ở một phạm vi nào đó và có thể làm giảm bớt vấn đề đầu tư quá mức. Tuy nhiên, do những giới hạn nguồn vốn mềm với doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế (Kornai và cộng sự, 2003), các ngân hàng Việt Nam sẽ giải cứu các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (Nhóm 1) hơn là các công có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước (Nhóm 2) để duy trì tỷ lệ việc làm và ổn định xã hội nếu các công ty này cùng rơi vào khủng hoảng tài chính (Chow và cộng sự, 2010). Hơn nữa, theo Firth và cộng sự (2008), các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước nhiều khả năng sẽ cho vay dễ dãi hơn đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối vì những lý do chính trị và làm trầm trọng hơn vấn đề đầu tư quá mức ở những doanh nghiệp này. Điều này cũng cho thấy, vai trò xử lý kỷ luật của ngân hàng Nhà nước về vấn đề đầu tư quá mức ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao có thể yếu hơn ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước. Do đó, tác giả xây dựng


giả thuyết (1b) về tương quan giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác nhau như sau:

Giả thuyết 1b: Mối tương quan âm giữa các khoản vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (Nhóm 1) yếu hơn ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước (Nhóm 2). Hàm ý rằng, vai trò xử lý kỷ luật của các ngân hàng về đầu tư quá mức ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp.

Nghiên cứu của Levine (1997) lập luận rằng, các trung gian tài chính như ngân hàng có lợi thế về giám sát quản lý và thu thập thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp và các nhà quản lý so với các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, các ngân hàng không chỉ giảm chi phí thu thập thông tin dự kiến, mà còn giảm thiểu các chi phí giám sát quản lý công ty (Diamond, 1984). Ngoài ra, các khoản vay ngắn hạn có thể tạo ra các lợi thế so sánh của các ngân hàng trong việc có được các thông tin và giám sát quản lý công ty, vì với khoản vay ngắn hạn, các công ty có thể dễ dàng tiếp cận và thương lượng hơn (Rajan, 1992). Những điều này cho thấy rằng, các ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn để thực hiện vai trò xử lý kỷ luật khi tài trợ cho các công ty. Tại Việt Nam, với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng chủ yếu là các khoản vay với kỳ hạn ngắn. Nhưng theo lập luận của Diamond (1993) về rủi ro thanh khoản, với các khoản vay kỳ hạn ngắn nếu việc tiếp cận thị trường vốn thấp thì khi xuất hiện các cơ hội tăng trưởng mới, doanh nghiệp sẽ không xoay sở đủ nguồn vốn để nắm bắt cơ hội đầu tư. Mặt khác, do các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước với những giới hạn nguồn vốn mềm trong các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (Chow và cộng sự, 2010), tác giả kỳ vọng rằng vai trò xử lý kỷ luật của các khoản vay ngắn hạn về đầu tư quá mức có thể yếu hơn ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước. Do đó, tác giả xây dựng 2 giả thuyết tiếp theo liên quan đến tương quan giữa khoản vay ngắn hạn ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty như sau:


Giả thuyết 2a: Khoản vay ngắn hạn ngân hàng có tương quan âm với việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty. Hàm ý rằng, khi các công ty vay nợ ngắn hạn ngân hàng càng nhiều thì các công ty sẽ có xu hướng càng hạn chế việc thực hiện các quyết định đầu tư.

Giả thuyết 2b: Mối tương quan âm giữa khoản vay ngắn hạn ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước. Hàm ý rằng, vai trò kỷ luật của các ngân hàng đối với khoản vay ngắn hạn yếu hơn ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước.

Theo nghiên cứu của Diamond (2004); Qian và Strahan (2007); Delcoure (2007), các công ty ở những quốc gia có hệ thống pháp lý yếu sẽ có tỷ lệ nợ dài hạn thấp hơn. Ở những quốc gia mà thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa phát triển, không dễ dàng cho các công ty có được các khoản vay dài hạn, thậm chí từ các ngân hàng Nhà nước. Theo nghiên cứu của Huang và Song (2006); Li và cộng sự (2009) cho thấy rằng, chỉ có các công ty quy mô lớn với tài sản cố định lớn mới có thể có được các khoản vay dài hạn. Các cuộc thảo luận trên cho thấy rằng, các ngân hàng Nhà nước có thể thận trọng hơn về việc cung cấp các khoản vay dài hạn hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Khi các ngân hàng cung cấp các khoản vay dài hạn, họ thường áp đặt tiêu chí cho vay và giám sát chặt chẽ hơn, các công ty cũng sẽ phải tốn kém chi phí đàm phán để có được khoản vay dài hạn. Cùng với lý thuyết về giới hạn nguồn vốn mềm của ngân hàng Nhà nước đối với công ty thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối (Chow và cộng sự, 2010; Kornai và cộng sự, 2003), tác giả kỳ vọng rằng, vai trò xử lý kỷ luật của các ngân hàng đối với khoản vay dài hạn về đầu tư quá mức ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước. Do đó, tác giả xây dựng 2 giả thuyết tiếp theo liên quan đến mối tương quan giữa khoản vay dài hạn ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty như sau:


Giả thuyết 3a: Khoản vay dài hạn ngân hàng có tương quan âm với việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty. Hàm ý rằng, nếu nợ vay dài hạn ngân hàng được sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty càng nhiều thì các công ty càng hạn chế việc thực hiện các quyết định đầu tư.

Giả thuyết 3b: Mối tương quan âm giữa khoản vay dài hạn ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước. Hàm ý rằng, vai trò kỷ luật của các ngân hàng đối với khoản vay dài hạn yếu hơn ở nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao so với công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước.

Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu công ty còn chưa phát triển, nguồn tài trợ chính của các công ty thường là các khoản vay ngắn hạn mà không phải là các khoản vay dài hạn. Rajan (1992) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng Nhà nước có lợi thế so sánh trong việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn hơn là cho vay dài hạn khi thực hiện vai trò kỷ luật. Ngoài ra, với hệ thống pháp luật còn yếu như ở Việt Nam, ngân hàng Nhà nước khuyến khích cung cấp các khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay dài hạn trong việc thực hiện các hợp đồng cho vay. Vì vậy, mối tương quan âm giữa khoản vay ngân hàng và đầu tư sẽ yếu hơn khi tỷ lệ cho vay dài hạn trong tổng dư nợ vay ngân hàng của các công ty cao hơn. Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết thứ tư như sau: Giả thuyết 4: Các công ty có tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng nợ vay ngân hàng cao hơn thì mối tương quan âm giữa các khoản vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty sẽ yếu hơn.


3.2.2. Mô hình nghiên cứu và mô tả biến

3.2.2.1. Mô hình thứ nhất

Kế thừa các nghiên cứu của Aivazian và cộng sự (2005); Firth và cộng sự (2008); Jiang và Zeng (2014), tác giả kiểm định tác động của nợ vay ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam thông qua mô hình 1:

Investmenti,t 0 + β1Debti,t-1 (hoặc Sdebti,t-1, Ldebti,t-1) + β2Qi,t-1 (hoặc Growthi,t) + β3Directori,t + β4Indepeni,t + β5CEOagei,t + β6CEOtenurei,t + β7CEOsharei,t + β8CFi,t + β9Salei,t-1 + β10ROAi,t + β11Sizei,t + β12Liqi,t + εi,t (1)

Trong đó:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ tiến hành 3 bước:

Bước 1: Kiểm định ảnh hưởng của tổng nợ vay ngân hàng (biến Debti,t-1) đến việc thực hiện quyết định đầu tư. Trong bước này, tác giả tiến hành hồi quy cho toàn mẫu và hồi quy từng nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước để xem xét sự khác biệt về tác động của nợ vay ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư ở các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác nhau. Việc chia nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã được mô tả trong mục 3.1. Mô hình cụ thể như sau:

Investmenti,t 0 + β1Debti,t-1 + β2Qi,t-1 (hoặc Growthi,t) + β3Directori,t + β4Indepeni,t

+ β5CEOagei,t + β6CEOtenurei,t + β7CEOsharei,t + β8CFi,t + β9Salei,t-1 + β10ROAi,t + β11Sizei,t + β12Liqi,t + εi,t (1a)

Mô hình (1a) sẽ giúp tác giả kiểm định giả thuyết 1a và giả thuyết 1b mà bài nghiên cứu đưa ra.

Bước 2: Kiểm định ảnh hưởng của nợ ngắn hạn ngân hàng (biến Sdebti,t-1) đến việc thực hiện quyết định đầu tư. Trong bước này, tác giả tiến hành hồi quy cho toàn mẫu và hồi quy từng nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước để xem xét sự khác biệt về tác động của nợ ngắn hạn ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư ở các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác nhau. Mô hình cụ thể như sau:


Investmenti,t 0 + β1 Sdebti,t-1+ β2Qi,t-1 (hoặc Growthi,t) + β3Directori,t + β4Indepeni,t

+ β5CEOagei,t + β6CEOtenurei,t + β7CEOsharei,t + β8CFi,t + β9Salei,t-1 + β10ROAi,t + β11Sizei,t + β12Liqi,t + εi,t (1b)

Mô hình (1b) sẽ giúp tác giả kiểm định giả thuyết 2a và giả thuyết 2b mà bài nghiên cứu đưa ra.

Bước 3: Kiểm định ảnh hưởng của nợ dài hạn ngân hàng (biến Ldebti,t-1) đến việc thực hiện quyết định đầu tư. Trong bước này, tác giả tiến hành hồi quy cho toàn mẫu và hồi quy từng nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước để xem xét sự khác biệt về tác động của nợ dài hạn ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư ở các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác. Mô hình cụ thể như sau:

Investmenti,t 0 + β1Ldebti,t-1 + β2Qi,t-1 (or Growthi,t) + β3Directori,t + β4Indepeni,t + β5CEOagei,t + β6CEOtenurei,t + β7CEOsharei,t + β8CFi,t + β9Salei,t-1 + β10ROAi,t + β11Sizei,t + β12Liqi,t + εi,t (1c)

Mô hình (1c) sẽ giúp tác giả kiểm định giả thuyết 3a và giả thuyết 3b mà bài nghiên cứu đưa ra.

Mô tả các biến sử dụng trong mô hình thứ nhất: Biến phụ thuộc

Investmenti,t: Đầu tư

Theo Lang và cộng sự (1996), đầu tư thuần được tính bằng chi tiêu vốn ròng (bằng chi tiêu vốn trừ khấu hao). Trong đó, chi tiêu vốn được các nhà nghiên cứu rất quan tâm và đưa ra nhiều cách tính khác nhau. Như theo nghiên cứu của Chel và cộng sự (2011) thì chi tiêu vốn là các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho tài sản cố định, tài sản vô hình và các tài sản dài hạn khác từ báo cáo dòng tiền, trừ các khoản tiền mặt nhận được từ việc thanh lý, bán các tài sản này. Chi tiêu vốn cũng là lượng tiền chi ra để mua sắm tài sản cho công ty, các tài sản này thường là tài sản cố định hữu hình thể hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty gồm: nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Trong các công ty, khi trong năm có hoạt động chi tiêu mua sắm tài sản cố định sẽ thể hiện lượng tiền chi cho hoạt động đầu tư trong năm đó

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí