Naturei,t bằng 1 nếu công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao tức là các công ty Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, bằng 0 nếu công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp hoặc không có sở hữu Nhà nước, tức là các công ty Nhà nước nắm giữ 0-50% vốn điều lệ. Các thông tin về tỷ lệ sở hữu Nhà nước của các công ty được tác giả thu thập từ phần thông tin công ty và bảng thuyết minh trong các báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Các biến tương tác Debti, t-1× naturei,t, Sdebt i, t-1× naturei,t, Ldebt i, t-1× naturei,t Với mục đích nghiên cứu có tồn tại hiện tượng các ngân hàng cho vay dễ dãi dẫn đến vấn đề đầu tư quá mức ở các công ty thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao hay không, tác giả sử dụng các biến tương tác Debt i,t-1× naturei,t, Sdebti,t-1× naturei,t, Ldebti,t-1× naturei,t. Tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy của các biến này mang dấu dương, hàm ý rằng các ngân hàng sẵn lòng cho nhóm các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (Nhóm 1 với các công ty có tỷ lệ sở hữu trên 50%) vay để đầu tư và đặt ra ít ràng buộc hơn so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp (Nhóm 2 với các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước từ 0-50%).
3.2.2.2. Mô hình thứ hai
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự khác biệt trong mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hoạt động đầu tư giữa các công ty có các cơ hội tăng trưởng khác nhau. Tác động của đòn bẩy tài chính lên hoạt động đầu tư ở các công ty có ít cơ hội tăng trưởng sẽ mạnh hơn đối với các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng. Theo các nghiên cứu trước đây của Lang và cộng sự (1996) tại thị trường Mỹ; Aizavian và cộng sự (2005) tại Canada; Jiang và Zeng (2014) tại Trung Quốc, các tác giả đều sử dụng hệ số Q của Tobin làm đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty.
Để kiểm định sự khác biệt trong tác động của nợ vay ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư giữa công ty tăng trưởng cao và công ty tăng trưởng thấp, tác giả kế thừa theo nghiên cứu của Aivazian và cộng sự (2005); Ahn và cộng sự 2006); Firth và cộng sự (2008) sử dụng mô hình hồi quy 2:
Investmenti,t =β0 + β1Debti,t-1 (or Sdebti,t-1, Ldebti,t-1) + β2Qi,t-1 (or Growthi,t) + β3Debti,t-1 (hoặc Sdebti,t-1, Ldebti,t-1) x DQi,t-1 (or DGi,t) + β4Directori,t + β5Indepenti,t +
β6CEOagei,t + β7CEOtenurei,t + β8CEOsharei,t + β9CFi,t + β10Salei,t-1 + β11ROAi,t + β12Sizei,t + β13Liqi,t + εi,t (2)
Trong đó:
Ngoài các biến đã mô tả trong mô hình 1, tác giả còn sử dụng thêm các biến sau:
Biến giả DQi, t-1: Bằng 1 nếu biến Qi, t-1 lớn hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu và bằng 0 nếu nhỏ hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu.
Biến giả DGi, t: Bằng 1 nếu biến Growthi, t lớn hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu và bằng 0 nếu nhỏ hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu.
Biến tương tác Debtt-1 xDQi,t-1, Sdebti,t-1 xDQi,t-1, Ldebti,t-1xDQi,t-1
Để lần lượt kiểm định sự khác biệt trong tác động của các khoản vay ngân hàng, nợ ngắn hạn ngân hàng và nợ dài hạn ngân hàng lên việc thực hiện quyết định đầu tư ở các công ty có mức độ tăng trưởng khác nhau, tác giả sử dụng các biến tương tác Debtt-1 xDQi,t-1, Sdebti,t-1 xDQi,t-1, Ldebti,t-1xDQi,t-1. Tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy của các biến này mang dấu dương, hàm ý rằng, tác động của nợ vay ngân hàng, nợ ngắn hạn ngân hàng và nợ dài hạn ngân hàng lên hoạt động đầu tư của các công ty tăng trưởng cao yếu hơn ở công ty tăng trưởng thấp, tức là tồn tại vấn đề đầu tư quá mức ở các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Biến tương tác Debti,t-1 xDGi,t, Sdebti,t-1 xDGi,t, Ldebti,t-1xDGi,t
Tương tự, để lần lượt kiểm định sự khác biệt trong tác động của các khoản vay ngân hàng, nợ ngắn hạn ngân hàng và nợ dài hạn ngân hàng lên việc thực hiện quyết định đầu tư ở các công ty có mức độ tăng trưởng khác nhau, tác giả sử dụng các biến tương tác Debti,t-1 xDGi,t, Sdebti,t-1 xDGi,t, Ldebti,t-1xDGi,t. Tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy của các biến này mang dấu dương, hàm ý rằng tác động của các khoản vay ngân hàng, nợ ngắn hạn ngân hàng và nợ dài hạn ngân hàng lên việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty tăng trưởng cao yếu hơn so với công ty tăng trưởng thấp.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu kiểm định sự khác biệt trong tác động của các khoản vay ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư giữa công ty tăng trưởng cao và công ty tăng trưởng thấp, tác giả lần lượt sử dụng chỉ số Tobin’s (biến Qi,t-1)
và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình (biến Growthi,t ) như đại diện cho những cơ hội tăng trưởng của công ty và tiến hành 3 bước như miêu tả dưới đây:
Sử dụng Tobin’Q (biến Qi,t-1) đại diện cho sự tăng trưởng của công ty
Bước 1: Kiểm định sự khác biệt trong tác động của các khoản vay ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư giữa công ty tăng trưởng cao và công ty tăng trưởng thấp. Tác giả tiến hành hồi quy cho toàn mẫu và hồi quy từng nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước: Nhóm 1 (Biến giả naturei,t =1) và Nhóm 2 (Biến giả naturei,t =0).
Investmenti,t =β0 + β1Debti,t-1 + β2Qi,t-1 + β3Debti,t-1 x DQi,t-1 + β4Directori,t + β5Indepenti,t + β6CEOagei,t + β7CEOtenurei,t + β8CEOsharei,t + β9CFi,t + β10Salei,t-1 + β11ROAi,t + β12Sizei,t + β13Liqi,t + εi,t (2a)
Bước 2: Kiểm định sự khác biệt trong tác động của nợ ngắn hạn ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư giữa công ty tăng trưởng cao và công ty tăng trưởng thấp. Tác giả tiến hành hồi quy cho toàn mẫu và hồi quy từng nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước: Nhóm 1 (Biến giả naturei,t =1) và Nhóm 2 (Biến giả naturei,t =0).
Investmenti,t =β0 + β1 Sdebti,t-1+ β2Qi,t-1 + β3Sdebti,t-1x DQi,t-1 + β4Directori,t + β5Indepenti,t + β6CEOagei,t + β7CEOtenurei,t + β8CEOsharei,t + β9CFi,t + β10Salei,t-1 + β11ROAi,t + β12Sizei,t + β13Liqi,t + εi,t (2b)
Bước 3: Kiểm định sự khác biệt trong tác động của nợ dài hạn ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư giữa công ty tăng trưởng cao và công ty tăng trưởng thấp. Tác giả tiến hành hồi quy cho toàn mẫu và hồi quy từng nhóm công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước: Nhóm 1 (Biến giả naturei,t =1) và Nhóm 2 (Biến giả naturei,t =0).
Investmenti,t =β0 + β1Ldebti,t-1 + β2Qi,t-1 + β3Ldebti,t-1 x DQi,t-1 + β4Directori,t + β5Indepenti,t + β6CEOagei,t + β7CEOtenurei,t + β8CEOsharei,t + β9CFi,t + β10Salei,t-1 + β11ROAi,t + β12Sizei,t + β13Liqi,t + εi,t (2c)
Sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình (biến Growthi,t) đại diện cho sự tăng trưởng của công ty
Tác giả cũng tiến hành 3 bước như trên, và thay biến đại diện cơ hội tăng trưởng của công ty Qi,t-1 thành biến Growthi,t. Mô hình cụ thể như sau:
Investmenti,t =β0 + β1Debti,t-1 (or Sdebti,t-1, Ldebti,t-1) + β2 Growthi,t + β3 β1Debti,t-1 (hoặc Sdebti,t-1, Ldebti,t-1) x DGi,t + β4Directori,t + β5Indepenti,t + β6CEOagei,t + β7CEOtenurei,t + β8CEOsharei,t + β9CFi,t + β10Salei,t-1 + β11ROAi,t + β12Sizei,t + β13Liqi,t
+ εi,t (2d)
3.2.2.3. Mô hình thứ ba
Để so sánh ảnh hưởng của khoản vay ngắn hạn ngân hàng và khoản vay dài hạn ngân hàng trong mối tương quan giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty, tác giả sử dụng mô hình hồi quy thứ ba:
Investmenti,t =β0 + β1Debti,t-1 + β2Debti,t-1 x DMi,t-1 + β3DMi,t-1 + β4Qi,t-1 (or Growthi,t)
+ β5Directori,t + β6Indepenti,t + β7CEOagei,t + β8CEOtenurei,t + β9CEOsharei,t + β10CFi,t + β11Salei,t-1 + β12ROAi,t + β13Sizei,t + β14Liqi,t + εi,t (3)
Mô hình (3) sẽ giúp kiểm định giả thuyết 4 mà bài nghiên cứu đưa ra.
Trong đó, ngoài sử dụng các biến đã mô tả trong mô hình 1, tác giả sử dụng thêm các biến sau:
Biến DMi,t-1: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ ngân hàng
Để xem xét khoản vay dài hạn có vai trò như thế nào trong ảnh hưởng của các khoản vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty, tác giả theo nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2004) sử dụng thêm biến DMi,t-1 và tính theo công thức:
Nợ ngân hàng dài hạni,t−1
DMi,t−1 = Tổng nợ vay ngân hàng
Biến tương tác Debti,t-1 x DMi,t-1
Với 0 ≤ DMi,t-1 ≤ 1
i,t−1
Theo giả thuyết 4, tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy của biến tương tác Debti,t-1 x DMi,t-1 mang dấu dương, hàm ý rằng, khi công ty có tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng nợ vay ngân hàng càng cao thì mối tương quan âm giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của công ty sẽ càng yếu hơn. Và các ngân hàng Việt Nam chủ yếu sử dụng các khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay dài hạn để thực thi vai trò xử lý kỷ luật khi tài trợ cho các công ty.
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mô tả tóm tắt các biến
Nội dung | Cách tính | |
Investmenti,t | Tỷ lệ đầu tư thuần trên tài sản cố định | Chi tiêu vốn ròngi,t Tài sản cố địnhi,t−1 |
Debti,t-1 | Tỷ lệ nợ vay ngân hàng | Nợ ngân hàng i,t−1 Tổng tài sảni,t−1 |
Sdebti,t-1 | Tỷ lệ nợ ngắn hạn ngân hàng | Nợ ngắn hạn ngân hàng i,t−1 Tổng tài sảni,t−1 |
Ldebti,t-1 | Tỷ lệ nợ dài hạn ngân hàng | Nợ dài hạn ngân hàng i,t−1 Tổng tài sảni,t−1 |
DMi,t-1 | Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ ngân hàng | Nợ dài hạn ngân hàng i,t−1 Tổng nợ vay ngân hàngi,t−1 |
Naturei,t | Biến giả sở hữu Nhà nước | Bằng 1 nếu là công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (>50%), bằng 0 nếu là công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp (0-50%) |
Qi,t-1 | Tobin’s Q | Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữui,t−1 + Giá trị sổ sách của nợi,t−1 Giá trị sổ sách của tổng tài sảni,t−1 |
DQi, t-1 | Biến giả về cơ hội tăng trưởng | Bằng 1 nếu biến Qi, t-1 lớn hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu và bằng 0 nếu nhỏ hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Phân Loại Công Ty Theo Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước
- Bảng Thống Kê Số Lượng Công Ty Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 6
- Bảng Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Biến Nội Sinh Và Biến Công Cụ
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Nghiên Cứu
- Kết Quả Hồi Quy Ols Cho Mô Hình (1B) Và (2B) Với Biến Đại Diện Nợ Ngắn Hạn Ngân Hàng (Sdebt I,t-1 )
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân năm t và năm t-1 | ∆Growth1 + ∆Growth2 2 | |
DG i, t | Biến giả về cơ hội tăng trưởng | Bằng 1 nếu biến Growthi, t lớn hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu và bằng 0 nếu nhỏ hơn giá trị trung vị của toàn bộ mẫu. |
Directori,t | Biến giả | Bằng 1 nếu CEO đồng thời là Chủ tịch HĐQT và bằng 0 nếu ngược lại. |
Indepeni,t | Biến giả độc lập của CEO trong HĐQT | Bằng 1 nếu CEO độc lập trong HĐQT và bằng 0 nếu CEO là thành viên trong HĐQT. |
CEOagei,t | Tuổi CEO | Ln (Tuổi CEOi,t) |
CEOtenurei,t | Nhiệm kỳ CEO | Ln (Nhiệm kỳ CEOi,t) + 1 |
CEOSharei,t | Cổ phần CEO | Số cổ phần CEOi,t Tổng số cổ phầni,t |
CFi,t | Tỷ lệ dòng tiền hoạt động | Lãi sau thuếi,t + Khấu hao TSCĐi,t Tài sản cố địnhi,t |
ROAi,t | Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tài sản | Lợi nhuận ròngi,t Tổng tài sảni,t |
Sizei,t | Quy mô công ty | Ln (Tổng tài sảni,t) |
Tỷ lệ doanh thu thuần năm t-1 | Doanh thui,t−1 Tài sản cố địnhi,t−1 | |
Liqi,t | Tỷ lệ thanh khoản | Tài sản ngắn hạni,t Nợ ngắn hạni,t |
Bảng 3.3. Bảng mô tả tương quan kỳ vọng giữa các biến độc lập và biến tương tác với biến đầu tư (Investmenti,t)
Tên biến | Kỳ vọng dấu | |
Debti,t-1 | Nợ vay ngân hàng | - |
Sdebti,t-1 | Nợ ngắn hạn ngân hàng | - |
Ldebti,t-1 | Nợ dài hạn ngân hàng | - |
Growthi,t | Cơ hội tăng trưởng | + |
Qi,t-1 | Cơ hội đầu tư | + |
Sizei,t | Quy mô công ty | + |
CFi,t | Dòng tiền hoạt động | +/- |
ROAi,t | Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản | + |
Salesi,t-1 | Tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định | + |
Liqi,t | Khả năng thanh khoản | + |
Debti,t-1xDQi,t-1 (hoặcDGi,t) | Biến tương tác giữa nợ ngân hàng và cơ hội tăng trưởng | + |
Sdebti,t-1xDQi,t-1 (hoặcDGi,t) | Biến tương tác giữa nợ ngắn hạn ngân hàng và cơ hội tăng trưởng | + |
Ldebti,t-1xDQi,t-1(hoặcDGi,t) | Biến tương tác giữa nợ dài hạn ngân hàng và cơ hội tăng trưởng | + |
Debti,t-1× naturei,t | Biến tương tác giữa nợ ngân hàng và sở hữu Nhà nước | + |
Biến tương tác giữa nợ ngắn hạn ngân hàng và sở hữu Nhà nước | + | |
Ldebti, t-1× naturei,t | Biến tương tác giữa nợ dài hạn ngân hàng và sở hữu Nhà nước | + |
Debti,t-1 x DMi,t-1 | Biến tương tác giữa nợ ngân hàng và tỷ lệ nợ dài hạn ngân hàng trên tổng nợ ngân hàng. | + |
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả thực hiện các bước nghiên cứu như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả
Tác giả tiến hành thống kê mô tả nhằm mô tả những đặc tính của dữ liệu nghiên cứu qua các chỉ tiêu: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất và đưa ra những nhận định ban đầu về chuỗi dữ liệu nghiên cứu.
Bước 2: Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình
Tác giả tiến hành phân tích tương quan nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu. Việc phân tích này giúp tác giả nhận định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không hay nói cách khác, giữa các biến giải thích có tồn tại mối tương quan cao hay không. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các cặp biến giải thích lớn hơn 0.8 thì mô hình có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Tác giả sẽ tiến hành kiểm định nhân tố phóng đại phương sai (VIF) và nếu giá trị của hệ số VIF lớn hơn 10, có thể kết luận rằng các biến trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bước 3: Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng là loại dữ liệu tập hợp nhiều đối tượng nên dễ xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và cũng làm sai lệch kết quả ước lượng. Do đó, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để kiểm định mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không. Khi mô hình có hiện