BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KHOẢN VAY NGÂN HÀNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện Luận văn với đề tài “Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam”, tôi đã vận dụng kiến thức học tập của mình và với sự trao đổi, hướng dẫn, góp ý của Giáo Viên hướng dẫn để thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rò ràng. Các kết quả của Luận văn chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Người thực hiện Luận văn
TRẦN THỊ TRANG
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu 4
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 4
1.5. Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6
2.1. Khung lý thuyết 6
2.1.1. Lý thuyết trật tự phân hạng 6
2.1.2. Lý thuyết đại diện 6
2.1.3. Lý thuyết dòng tiền tự do 7
2.1.4. Lý thuyết về đầu tư 8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 11
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Dữ liệu nghiên cứu 23
3.1.1. Tiêu chí phân loại công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước 23
3.1.2. Mô tả dữ liệu 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu 27
3.2.1. Các giả thuyết kỳ vọng nghiên cứu 27
3.2.2. Mô hình nghiên cứu và mô tả biến 31
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện 48
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
4.1. Thống kê mô tả 53
4.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình 56
4.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình 59
4.3.1. Hiện tượng đa cộng tuyến 59
4.3.2. Hiện tượng phương sai thay đổi 60
4.3.3. Hiện tượng tự tương quan 60
4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 61
4.4.1. Phân tích kết quả hồi quy OLS 61
4.4.2. Phân tích kết quả hồi quy với mô hình Ảnh hưởng cố định 70
4.4.3. Phân tích kết quả hồi quy mô hình 2SLS với Qi,t-1 là đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty 74
4.4.4. Phân tích kết quả hồi quy mô hình 2SLS với Growthi,t là đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty 79
4.4.5. Phân tích tổng hợp kết quả hồi quy OLS, FEM và 2SLS cho mô hình (3) 84
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu 87
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 95
5.1. Kết luận 95
5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 97
5.2.1. Hạn chế của bài nghiên cứu 97
5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ | |
2SLS | 2 Stage Least of Square: Phương pháp hồi quy Bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn |
CEO | Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành |
FEM | Fixed Effect Method: Phương pháp hồi quy Ảnh hưởng cố định |
HĐQT | Hội đồng quản trị |
HNX | Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội |
HSX | Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM |
OLS | Ordinary Least Squares: Phương pháp hồi quy Bình phương nhỏ nhất |
TP.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
VIF | Variance Inflation Factor |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 2
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 3
- Tiêu Chí Phân Loại Công Ty Theo Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu 18
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu 26
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mô tả tóm tắt các biến 45
Bảng 3.3. Bảng mô tả tương quan kỳ vọng các biến 47
Bảng 3.4. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa biến nội sinh và biến công cụ 52
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 54
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến của các công ty Nhóm 1 55
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến của các công ty Nhóm 2 56
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu 58
Bảng 4.5. Kết quả phân tích VIF 59
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan 60
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey 61
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy OLS với biến đại diện nợ ngân hàng 63
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy OLS với biến đại diện nợ ngắn hạn ngân hàng 65
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy OLS với biến đại diện nợ dài hạn ngân hàng 67
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy FEM với biến đại diện nợ ngân hàng 70
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy FEM với biến đại diện nợ ngắn hạn ngân hàng 71
Bảng 4.13.Kết quả hồi quy FEM với biến đại diện nợ dài hạn ngân hàng 73
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy 2SLS với biến nợ ngân hàng và sử dụng Qi,t-174
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy 2SLS với biến nợ ngắn hạn và sử dụng Qi,t-175
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy 2SLS với biến nợ dài hạn và sử dụng Qi,t-177
Bảng 4.17. Kết quả hồi quy 2SLS với biến nợ ngân hàng và sử dụng Growthi,t80
Bảng 4.18. Kết quả hồi quy 2SLS với biến nợ ngắn hạn và sử dụng Growthi,t81
Bảng 4.19. Kết quả hồi quy 2SLS với biến nợ dài hạn và sử dụng Growthi,t83
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình (3) với biến nợ ngân hàng 85
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu 94
TÓM TẮT
Dựa trên nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 319 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2008 - 2015, bằng cách sử dụng các phương pháp hồi quy OLS, FEM và 2SLS với biến công cụ, bài nghiên cứu này kế thừa nghiên cứu của Jiang và Zeng (2014) thực hiện kiểm định ảnh hưởng các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác nhau và mức độ tăng trưởng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thứ nhất, tồn tại một mối tương quan âm giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư trong các công ty Việt Nam. Xét về kỳ hạn của khoản vay ngân hàng, tồn tại mối tương quan âm giữa nợ ngắn hạn ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư trong các công ty Việt Nam và mối tương quan dương giữa nợ dài hạn ngân hàng và đầu tư của các công ty Việt Nam. Điều này hàm ý rằng, khi các công ty Việt Nam vay nợ ngân hàng mà đặc biệt là khoản vay ngắn hạn càng nhiều thì các công ty sẽ có xu hướng càng hạn chế việc ra và thực hiện các quyết định đầu tư nhưng nếu nợ vay dài hạn ngân hàng được sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty càng nhiều thì các công ty càng tăng cường việc thực hiện quyết định đầu tư. Thứ hai, bài nghiên cứu cũng cho thấy, mối tương quan âm giữa nợ ngân hàng và đầu tư ở các công ty tăng trưởng cao yếu hơn so với công ty tăng trưởng thấp. Xét yếu tố kỳ hạn vay, mối tương quan âm giữa khoản vay ngân hàng với kỳ hạn ngắn và đầu tư ở các công ty tăng trưởng cao yếu hơn so với công ty tăng trưởng thấp. Ngược lại, mối tương quan dương giữa khoản vay ngân hàng với kỳ hạn dài và đầu tư ở các công ty tăng trưởng cao yếu hơn so với công ty tăng trưởng thấp. Kết quả này ngụ ý rằng, ở những công ty có ít cơ hội tăng trưởng, mức độ nợ ngân hàng, đặc biệt là khoản nợ ngắn hạn mà các công ty sử dụng trong cấu trúc vốn càng nhiều sẽ giúp các công ty hạn chế được tình trạng đầu tư quá mức. Và nếu những công ty này lại có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao thì thường sẽ có xu hướng tận dụng những lợi thế khi được sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiếp cận các khoản vay dài hạn ngân hàng để gia tăng đầu tư nhiều hơn so với các công ty có mức tăng trưởng cao. Thứ ba, kết quả bài nghiên cứu
cho thấy, mối tương quan âm giữa nợ ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn so với các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp và mối tương quan dương giữa nợ dài hạn ngân hàng và đầu tư của các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao yếu hơn so với các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp. Điều này hàm ý rằng, các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao nhờ vào lợi thế được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên khi vay nợ của các ngân hàng để thực hiện các quyết định đầu tư thì các ngân hàng ít sử dụng các biện pháp xử lý kỷ luật để thực hiện giám sát các công ty này hơn, các ngân hàng cũng áp dụng những điều kiện vay nợ dễ dàng hơn và đưa ra chính sách cho vay ít ràng buộc hơn so với các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp. Hơn nữa, các công ty sử dụng nợ vay dài hạn ngân hàng trong cấu trúc vốn càng nhiều thì các công ty càng tăng cường việc thực hiện các quyết định đầu tư, đồng thời, các ngân hàng cũng ít sử dụng các biện pháp xử lý kỷ luật để thực hiện giám sát đối với các khoản vay dài hạn trong các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng cho thấy, vai trò xử lý kỷ luật của các ngân hàng đối với khoản vay ngắn hạn là không có sự khác biệt giữa các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước khác nhau. Thứ tư, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy, các công ty có tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng nợ vay ngân hàng càng cao thì mối tương quan âm giữa nợ vay ngân hàng và đầu tư của công ty sẽ càng yếu hơn. Điều này hàm ý rằng, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu sử dụng các khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay dài hạn để áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật trong việc tài trợ cho các công ty thực hiện các quyết định đầu tư. Cuối cùng, bài nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về các yếu tố tác động đến việc thực hiện quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam khi sử dụng trong mô hình nghiên cứu các biến kiểm soát như: dòng tiền hoạt động, quy mô công ty, tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định và các biến về đặc điểm quản trị doanh nghiệp như tỷ lệ cổ phần của CEO, nhiệm kỳ của CEO…
Từ khóa: Đòn bẩy (leverage), các khoản vay ngân hàng (bank loans), sở hữu Nhà nước (state ownership), vai trò xử lý kỷ luật (disciplining role).