Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 2



1. Title:

ABSTRACT

The effects of liquidity risk and credit risk on Vietnam Joint Stock Commercial Bank stability in 2008 - 2018.

2. Abstract:

+ Reason for writing: seeing urgent problems that liquidity and credit risks bring to the Vietnamese banks system, the author wants to find solutions to improve the operational efficiency of the banking system.

+ Problem: analyze credit and liquidity risk at banks and thereby give an overview of the above two types of risks, consider the relationship as well as affect the Joint Stock Commercial Bank system in 2008 - 2018, so that find the solutions to overcome.

+ Methods: the research approaches 30 major banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE), Hanoi Stock Exchange (HNX) ... through descriptive statistics and analysis methods, matching, comparing.

+ Results: Through the research process, it has demonstrated that credit risks and liquidity risks have a great impact on the sustainability of the Vietnamese banking system, thereby finding out ways to overcome the risks and minimize risks for all banks.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

+ Conclusion: The results of this research really bring meaning to the risk managers, thereby significantly improving the Bank's operations in particular and the economy in general.

3. Keywords: Credit risk, liquidity risk, Vietnam Joint Stock Commercial Bank, stability.

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2008 - 2018 - 2

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng hiện nay nói riêng, rủi ro thanh khoản (RRTK) và rủi ro tín dụng (RRTD) là hai vấn đề quan trọng, đáng lo ngại nhất trong sự phát triển và tồn tại của các Ngân hàng. Ngân hàng thường tài trợ cho một số dự án có rủi ro khác nhau theo nhiều cấp độ, không thể lường trước hoặc Ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu cần tiền của người gửi với số lượng lớn, ồ ạt và cuối cùng làm giảm giá trị tài sản cũng như uy tín của Ngân hàng. Do đó rủi ro tín dụng càng cao sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy của nó và đặt biệt là rủi ro thanh khoản. Có thể thấy rằng, Ngân hàng muốn hoạt động ổn định thì đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Thật vậy, cả hai loại rủi ro này đều tác động đến sự ổn định của Ngân hàng theo mức độ và cách thức khác nhau.

Rủi ro tín dụng làm giảm giá trị của tài sản chủ yếu là gây ra nợ xấu, tăng chi phí xử lý hậu quả, giảm lợi nhuận. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường vốn cũng như uy tín Ngân hàng và đặc biệt có thể làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị thua lỗ một cách trầm trọng. Chính vì vậy các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng.

Còn đối với rủi ro thanh khoản, rủi ro này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tài sản đặc biệt đến nguồn vốn ngắn hạn, xảy ra khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng lượng tiền mặt cho nhu cầu tức thời của Khách hàng do không thể chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của Khách hàng; hoặc đáp ứng được nhưng với nhưng với chi phí rất cao.

2


Mặc dù, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng như ảnh hưởng của hai loại rủi ro này đến tình hình hoạt động Ngân hàng nhưng có rất ít công trình nghiên cứu thực nghiệm phân tích rò tác động của nó tới hệ thống Ngân hàng. Thực tế, tại Việt Nam vấn đề này có rất ít Ngân hàng quan tâm và chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự để làm sáng tỏ một cách chi tiết về mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của chúng tới hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam.

Chính vì vậy, với mục đích phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh khoản tại các Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem xét mối quan hệ giữa hai loại rủi ro chính của Ngân hàng cũng như tác động đến sự ổn định của hoạt động Ngân hàng bằng cách thông qua việc phân tích các mô hình để thấy được các biến ảnh hưởng và từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu cũng như giải quyết rủi ro tín dụng, thanh khoản trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hệ thống các Ngân hàng nói riêng ổn định. Xuất phát từ các yêu thực tế mà tôi xin được lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 - 2018” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Luận văn tập trung đánh giá vào ảnh hưởng của hai loại rủi ro: thanh khoản và tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam qua các nội dung sau:

Thứ nhất, Làm thế nào để các Ngân hàng xác định tỷ số rủi ro tín dụng và thanh khoản trong chu kỳ kinh doanh?

Thứ hai, Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tới các Ngân hàng thương mại cổ phần

Thứ ba, Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra giải pháp, kiến nghị góp phần giảm thiểu rủi ro nhất có thể đến các Ngân hàng Việt Nam.

3


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của RRTK và RRTD đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.

Phạm vi nghiên cứu:


- Không gian: Dữ liệu nghiên cứu tập trung chủ yếu vào toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ đánh trọng tâm vào 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Báo cáo tài chính cũng như diễn biến tình hình thực tế của các Ngân hàng trên các website, các bài báo, nghiên cứu, … thời gian trước.

- Thời gian: sử liệu số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 – 2018 và đề xuất một số định hướng giải pháp trong năm 2019.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp theo chuỗi thời gian, dữ liệu dạng bảng.


Luận văn sử dụng phương pháp chính đó định lượng thông qua phần mềm Stata

14.0 để tập trung giải quyết vấn đề cụ thể như:


+ Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp: thống kê, phân tích về tình hình tín dụng, thanh khoản, mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đối tượng nghiên cứu qua các năm nhằm đưa ra thông tin cho việc phân tích, so sánh, sử dụng để tổng hợp lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để đạt được mục đích nghiên cứu.

+ Phương pháp so sánh: so sánh số liệu từ bảng, biểu đồ của các chỉ số qua các năm của các Ngân hàng.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: được vận dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung thông qua bảng số liệu tổng hợp để đưa ra những nhận định,

4


nhận xét đánh giá các hoạt động, chỉ tiêu từ đó đưa ra những kết luận phù hợp cho đề tài nghiên cứu.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Luận văn nghiên cứu dựa trên hệ thống nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn nhằm thể hiện một cách chính xác nhất bản chất của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản từ đó chỉ ra tác động của hai loại rủi ro trên đến tính bễn vững trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận văn đưa ra cách thức thiết lập hệ thống đo lường chuẩn hóa cụ thể là mô hình Z-score để đánh giá mức độ rủi ro hiện tại cũng như tương lai. Ngoài ra, chỉ ra được đâu là nguyên nhân, thực trạng của RRTK, RRTD cũng như các nhân tố tác động đến tình hình tín dụng và thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó, đưa ra dự báo một cách chính xác về tình hình hoạt động để làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế, quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho hệ thống NHTM Việt Nam.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 05 phần với những nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của rủi ro thanh khoản, tín dụng cũng như tác động của chúng đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2008 – 2018.

Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và nâng cao năng lực quản lý của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH KOẢN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG NHƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 - 2018

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM)

1.1.1. Khái niệm

Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của xã hội với vai trò chính: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nhờ đó mà nguồn tiền nhàn rỗi được huy động, tập trung và sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.

1.1.2. Ri ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Rủi ro

Rủi ro là một khái niệm rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này, nhưng để có một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất thì chưa chắc có một quan điểm thống nhất. Ta có thể hiểu cụ thể như sau:

Rủi ro là điều không may mắn, tổn thất, mất mát, thiệt hại, bất trắc ngoài ý muốn trong cuộc sống, quá trình sản xuất, kinh doanh mà chúng ta không chắc chắn có thể xảy ra hoặc không thể lường trước được về khả năng xảy ra khi nào với mức độ nghiêm trọng cũng như hậu quả của nó mang lại. Và khi rủi ro xảy đến đồng nghĩa với việc người tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nhất định. Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Tuy chúng ta không thể biết trước được rủi ro nhưng nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro mang lại cho mình.

6


1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề hoạt động kinh doanh như hiện nay thì hệ thống NHTM cũng không tránh khỏi những tác động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và chính hệ thống Ngân hàng nói riêng. Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là tiền tệ, một loại hàng hóa rất ngạy cảm với mọi biến động của kinh tế – chính trị – xã hội, chúng có thể gây nên những biến động không thể lường trước được thậm chí có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng giảm sút một cách trầm trọng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng luôn phải đối mặt rất nhiều vấn đề mà đặc biệt nhất là rủi ro. Hầu như không có một dịch vụ, nghiệp vụ nào của Ngân hàng mà không gặp phải rủi ro “tiềm ẩn” xảy ra bất cứ lúc nào, rủi ro có thể đến từ: tín dụng, thanh toán, tiền gửi, đầu tư, ngoại tệ ... Do vậy, nhận thức rò từng loại rủi ro để từ đó đưa ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro mang lại luôn là vấn đề cần thiết, thường xuyên và liên tục tồn tại song song với hoạt động của Ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro rất đa dạng, chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ và có thể là nguyên nhân và là kết quả cho nhau. Tuy nhiên, luận văn này sẽ chỉ đề cập đến hai loại rủi ro chính có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà hầu hết các Ngân hàng thương mại thường gặp phải và mối quan hệ giữa hai loại rủi ro đó cũng như tác động của chúng tới tình hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng như thế nào.

Thật vậy, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng được biết đến như là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, không thể lường trước được trong quá trình kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại, ổn định và phát triển của Ngân hàng, đặc biệt là tổn thất về tài sản của Ngân hàng khi có phát sinh, làm sụt giảm lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để hoàn thành công việc. Rủi ro này là yếu tố khách quan nên chúng ta không thể nào loại bỏ được mà chỉ có thể sử dụng những hình thức quản trị rủi ro phù hợp mà mỗi một Ngân hàng đề ra để có thể

7


hạn chế được các loại rủi ro và những tác hại của chúng gây ra cho hoạt động kinh doanh.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế, có thể chia rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM thành 4 nhóm rủi ro cơ bản cụ thể như sau:

Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng mà Khách hàng vay hoặc đối tác của Ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết thỏa thuận trước đó, Ngân hàng không thể thu được đầy đủ gốc và lãi của các khoản vay hoặc Khách hàng trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán do không thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tức thì cho Khách hàng hay không thể vay mượn để đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng. Tình trạng này nhỏ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước cho Ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Rủi ro tỷ giá hối đoái: là rủi ro mà các NHTM phải gánh chịu trong trường hợp nền kinh tế chịu sự biến động của tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi nằm ngoài dự tính của Ngân hàng.

Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi lãi suất trên thị trường thay đổi ngoài dự kiến gây ra tổn thất cho Ngân hàng.

1.1.3. Ri ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM

1.1.3.1. Khái niệm

Khi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập tới vấn đề này, cụ thể như sau:

Theo BIS (2015) cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là khả năng Ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp”. Nói một cách khác là “những tổn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022