Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 20

Vốn tài nguyên: Các hộ dân ở tỉnh Điện Biên có ưu thế về nguồn tài nguyên đất và nước. Đối với tài nguyên đất, bên cạnh nhiều hộ gia tăng quỹ đất để mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch, nhiều hộ nông dân đã mất đất do bị thu hồi, giải tỏa để xây dựng khu du lịch và các công trình công cộng khiến cho sinh kế truyền thống bị ảnh hưởng. Với tài nguyên nước, tỷ lệ hộ sử dụng nước tự nhiên để sinh hoạt chiếm 24,12%, hộ thiếu nước chiếm 11,9% ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Phát triển du lịch đã có những ảnh hưởng tích cực tới nguồn vốn tài nguyên, tuy nhiên tại một số nơi, người dân nhận định ô nhiễm môi trường gia tăng do gia tăng số lượng du khách, phương tiện giao thông, nước thải.

Vốn vật chất: Tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch ở nhà kiên cố/bán kiên cố, sử dụng nhà vệ sinh tự hoạt/bán tự hoạt cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch sở hữu vật dụng, tiện nghi đầy đủ hơn hộ không kinh doanh du lịch. Điều này chứng tỏ, phát triển du lịch có ảnh hưởng tích cực tới vốn vật chất.

Vốn tài chính: Hộ kinh doanh du lịch có mức thu nhập hàng tháng cao hơn so với hộ còn lại. 65,27% hộ tiếp cận được với nguồn vốn vay, nhưng mức vay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn để đầu tư kinh doanh. Tỷ lệ hộ kinh doanh dịch vụ du lịch có tiết kiệm cao hơn hộ không kinh doanh dịch vụ du lịch chứng tỏ phát triển du lịch giúp cải thiện nguồn vốn tài chính.

Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI được ước tính theo địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy, chỉ số LEI tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé lần lượt là 0,42; 0,43; 0,37. Các chỉ số này đều ở mức trung bình. Phân tích các chỉ số tại từng địa bàn nghiên cứu thấy rằng: Huyện Điện Biên có nguồn vốn xã hội bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động du lịch và là huyện có nguồn vốn vật chất thay đổi nhiều nhất. Thành phố Điện Biên Phủ là nơi có sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tự nhiên cao hơn so với huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé, huyện Mường Nhé có nguồn vốn tài chính chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch lớn hơn hai địa bàn còn lại.

Phát triển du lịch đã thúc đẩy tỉnh Điện Biên ban hành nhiều chính sách, bao gồm chính sách quy hoạch, chính sách tuyên truyền và quảng bá du lịch, chính sách bảo tồn văn hóa.

- Phát triển du lịch đã giúp gia tăng thu nhập của các hộ dân, tạo ra nguồn thu ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng làm tăng giá cả. Du lịch tạo cơ hội cho nhiều lao động xa nhà quay về địa phương làm việc, giúp giảm các nguy cơ, rủi ro do làm việc xa nhà, tuy nhiên số lượng lao động này không nhiều cho thấy số lượng việc làm chưa nhiều, lao động chưa đủ trình độ, kỹ năng để phục vụ trong các ngành nghề cần tuyển.

- Kết quả phân tích nhóm cho thấy, nhóm hộ có sinh kế dựa vào du lịch có sự cải thiện nhất định về nguồn vốn sinh kế, có mức thu nhập cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch.

- Để cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân, các giải pháp bao gồm nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; giải pháp về nguồn vốn sinh kế; giải pháp đối với từng nhóm hộ được đề xuất nhằm hỗ trợ các hộ nông dân tham gia phát triển du lịch, gia tăng vốn kinh kế từ đó tăng thu nhập và việc làm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

5.1. KẾT LUẬN

1) Luận án đã trình bày tổng quát thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên và đánh giá sự tham gia của các hộ nông dân trong tỉnh vào hoạt động kinh doanh du lịch.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 20

- Tỉnh Điện Biên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử. Cơ sở hạ tầng của tỉnh cơ bản đáp ứng cho ngành du lịch, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về giao thông, cơ sở lưu trú.

- Phát triển du lịch đã thu hút 40% hộ nông dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động kinh doanh du lịch. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các hộ nông dân đa dạng, nhưng mới chỉ tập trung vào hoạt động cơ bản, thu nhập chưa cao.

2) Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên đã thu được một số kết quả chính sau đây:

- Phát triển du lịch đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nguồn vốn sinh kế của hộ. i) Quá trình phát triển du lịch giúp cải thiện nguồn vốn con người. Thông qua phát triển du lịch, lao động trong hộ được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng; đầu tư giáo dục cho con cái được chú trọng. ii) Phát triển du lịch nhìn chung có ảnh hưởng tích cực tới nguồn vốn xã hội khi giúp các hộ mở rộng mối quan hệ, gia tăng vị thế của người phụ nữ, bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số. iii) Phát triển du lịch có ảnh hưởng tốt tới vốn tự nhiên vì nhiều hộ đã gia tăng quỹ đất, gia tăng sử dụng nguồn nước sạch, tuy nhiên tại một số nơi, du lịch khiến ô nhiễm môi trường gia tăng, khiến hộ nông dân bị mất đất do thu hồi, giải tỏa. iv) Phát triển du lịch ảnh hưởng tích cực tới vốn vật chất, giúp các hộ cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, gia tăng hộ sở hữu vật dụng, tiện nghi sinh hoạt. v) Phát triển du lịch cũng giúp người dân cải thiện vốn tài chính do tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch có tiết kiệm cao hơn hộ không kinh doanh du lịch.

- Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé lần lượt là 0,42; 0,43; 0,37 cho thấy ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tại các địa bàn nghiên cứu ở mức trung bình. Trong đó, huyện Điện Biên có nguồn vốn xã hội bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động du lịch và là huyện có nguồn vốn vật chất thay đổi nhiều nhất. Thành phố Điện Biên Phủ là nơi có sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tự nhiên

cao hơn so với huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé, huyện Mường Nhé có nguồn vốn tài chính chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch lớn hơn hai địa bàn còn lại.

- Phát triển du lịch đã tác động tích cực tới kết quả sinh kế, biểu hiện ở việc 39,39% hộ gia tăng thu nhập nhờ du lịch; 65,43% hộ đánh giá du lịch tạo nguồn thu ổn định. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, phát triển du lịch còn tạo cơ hội cho nhiều lao động xa nhà quay về địa phương làm việc. Tuy nhiên, với 59,6% hộ nhận định phát triển du lịch khiến giá cả tăng, rõ ràng phát triển du lịch cũng khiến chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình gia tăng.

- Luận án phân chia các hộ nghiên cứu thành 4 nhóm dựa trên mức độ tham gia vào ngành du lịch của các hộ. So sánh giữa các nhóm hộ này thấy rằng: hộ kinh doanh du lịch có sự cải thiện về nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế. Trong đó, nhóm hộ có thu nhập từ du lịch chiếm 50% – 85% tổng thu nhập có ưu thế về vốn tự nhiên (nguồn nước), vốn tài chính và vốn xã hội. Nhóm hộ có thu nhập từ du lịch chiếm 85% trở lên có ưu thế về thu nhập, vốn vật chất. Nhóm hộ có thu nhập từ du lịch chiếm từ 15% – 50% có ưu thế về vốn vật chất (quỹ đất) và vốn con người.

3) Từ những kết quả đạt được, một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân dựa vào phát triển du lịch, bao gồm: i) giải pháp về thể chế, chính sách; ii) Giải pháp về nguồn vốn sinh kế; iii) Giải pháp đối với từng nhóm hộ được đề xuất nhằm hỗ trợ các hộ dân tham gia phát triển du lịch, gia tăng vốn kinh kế từ đó tăng thu nhập và việc làm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phân tách ảnh hưởng của phát triển du lịch và ảnh hưởng của các yếu tố khác tới nguồn vốn sinh kế cũng chưa được thực hiện do hạn chế về phương pháp và quá trình điều tra phỏng vấn. Luận án gặp khó khăn trong quá trình so sánh thu nhập đến từ từng hoạt động kinh doanh du lịch do có nhiều hộ thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh du lịch cùng một lúc.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với chính phủ

- Tăng cường vốn đầu tư, ưu tiên hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của hành khách và người dân địa phương.

- Tăng cường chương trình đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc chuyển đổi nghề một cách hiệu quả, bền vững.

- Nhà nước cần có các chính sách về tài chính, hỗ trợ lãi suất cho các hộ nông dân miền núi nhằm khuyến khích người dân mở rộng đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất.

5.2.2. Đối với chính quyền các cấp

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ngành du lịch; siết chặt quy trình tuyển dụng cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch; Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động kinh doanh và kỹ năng nghề du lịch cho người lao động trong lĩnh vực du lịch; Có chính sách hỗ trợ các hộ nông dân học hỏi, thăm quan các mô hình kinh doanh du lịch ở trong và ngoài tỉnh.

- Chính quyền các cấp có chính sách thu hút các nguồn vốn, vốn xã hội hóa để nâng cấp cơ sở hạ tầng ngay tại địa phương: Hạ tầng giao thông; hạ tầng khách sạn, cơ sở lưu trú; Nhà hàng, khu vui chơi gải trí, mua sắm; tôn tạo các di tích lịch sử, tâm linh;

- Xây dựng các bản làng văn hoá; khôi phục và phát triển các lễ hội, nghề truyền thống trong hoạt động du lịch.

- Chính quyền cấp tỉnh phối hợp với chính quyền cấp huyện và xã làm tốt khâu quản lý các khu du lịch, bảo vệ các điểm di tích lịch sử, các tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh tranh chấp giữa các hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch.Phối hợp với các cơ quan quản lý du lịch và di sản để xây dựng hương ước, quy ước của làng trong hoạt động các hoạt động du lịch, trong đó quy định rõ những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc ứng xử văn hóa trong các hoạt động, tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống và các hoạt động kinh doanh du lịch.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Bá Uẩn & Nguyễn Văn Song (2017). Giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch đến Điện Biên. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 14 (654): 83.

2. Trần Bá Uẩn & Nguyễn Văn Song (2020). Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.18 (8): 659-667.

3. Thi Thu Hien Phan & Ba Uan Tran (2019). The Participation of Citizens in Planning Public Policy in Vietnam; International Journal of Management Sciences and Business Reseach, July-2019 ISSN (2226-8235). Vol-8, Issue 7:115-123.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Bùi Văn Mạnh (2020). Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch. Luận án tiến sĩ. Trường Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Chính phủ (2011). Quyết định 2473/QĐ-TTg/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ―Chiến lược phát triển du lịch VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2011.

3. Cục Thống kê Điện Biên (2019). Báo cáo số 567/CTK-TH ngày 25 tháng 12 năm 2019. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 tỉnh Điện Biên.

4. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2016). Niên giám thống kê năm 2015. NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2018). Niên giám thống kê năm 2017. NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2020). Niên giám Thống kê năm 2019. NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Đặng Thị Diệu Trang (2013). Du lịch dựa vào cộng đồng và vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. 8(350): 25 – 30.

8. Đặng Thị Diệu Trang, Phạm Quỳnh Phương, Nguyễn Tuệ Chi & Nguyễn Thị Yên (2019). Du lịch dựa vào cộng đồng và sự biến đổi văn hóa địa phương. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

9. Đào Thế Tuấn (1996). Kinh tế họ nông dân và tổ chức nông dân. Đề tài cấp nhà nu ớc. KX-08-05.

10. Đỗ Hải Yến (2018). Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

11. Dương Hoàng Hương (2016). Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức. TP. Hồ Chí Minh.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (2016). Nghị quyết Số 31/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điên Biên thông qua Chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19453 ngày 25 tháng 7 năm 2020.

14. ILO (2012). Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch. Hà Nội.

15. IUCN (2008). Tổng quan về Áp dụng Tiếp cận Hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam. Hà Nội.

16. Lê Ánh Dương (2017). Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định. Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

17. Lê Anh Tuấn & Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016). Nhận thức của giới trẻ về tiếp biến văn hóa trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay. Tạp chí Khoa học. 46: 110 – 122.

18. Lê Ngọc Thảo (2018). Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, bài học của phát triển du lịch đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị văn hóa bản địa. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế ―Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực miền Trung - Tây nguyên lần thứ I‖. Đà Nẵng, ngày 21 tháng 7 năm 2018

19. Lê Thành Chơn (2005). Tỉnh táo để phát triển du lịch bền vững. Truy cập từ http://www.baocongantphcm.com.vn/Anninhdulich/detail_news_ANDL.php. ngày 10 tháng 8 năm 2020.

20. Mai Lệ Quyên (2017). Các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. 126(5D): 95–106

21. Ngân hàng thế giới (2019). Báo cáo: Điểm lại Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt Nam. Chuyên đề đặc biệt: Phát triển du lịch tại Việt Nam Nhìn lại từ điểm tới hạn - xu hướng, thách thức và ưu tiên chính sách cho ngành du lịch Việt Nam.

22. Ngô Thị Liên (2018). Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến. 6(2): 96 – 102.

23. Nguyễn Đăng Hào (2010). Sự thay đổi trong chiến lược sinh kế và thu nhập của các nông hộ vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2003 – 2008. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 62: 75-84.

24. Nguyễn Hải Núi, Nguyễn Quốc Chỉnh, Đỗ Quang Giám & Nguyễn Thanh Lâm (2018). Phát triển sinh kế bền vững của người dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 16(1): 64-75.

25. Nguyễn Ngọc Long & Nguyễn Hữu Vui (2009). Triết học Mác – Lênin. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Xuân Mai (2007). Chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam. Tạp chí Xã hội học. 3: 59 – 65.

27. Phan Nguyễn Hồng Ngọc, Hoàng Thị Thanh Thủy & Nguyễn Hải Âu (2017). Ứng dụng phương pháp phân tích cụm và phân tích biệt số đánh giá nhiễm mặn tầng chứa nước pleistocen ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tạp chí Khoa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023