Phát Triển Du Lịch Và Tính Ổn Định Của Sinh Kế Hộ Dân

nhập hàng tháng còn thấp. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của du lịch tới thu nhập của hộ nhưng mức độ ảnh hưởng chưa lớn.

Bảng 4.27. Phát triển du lịch và tính ổn định của sinh kế hộ dân


Chỉ tiêu

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

1. Phát triển du lịch làm tăng giá cả



- Đúng

371

59,6

- Không đúng

251

40,4

2. Phát triển du lịch tạo nguồn thu ổn định hơn so với nông nghiệp

- Đồng ý

407

65,43

- Không đồng ý

215

34,57

3. Lao động



- Lao động trực tiếp trong ngành du lịch

256

100

- Lao động xa nhà quay về địa phương làm du lịch

30

11,72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 17

Nguồn: Kết quả điều tra (2020) Nghiên cứu của Inge de Boer (2012), Mbaiwa (2011), Truong & cs. (2014), Adiyia & cs. (2017) cho thấy, phát triển du lịch khiến giá cả sinh hoạt

tăng. Tại Điện Biên, tỷ lệ hộ cho rằng phát triển du lịch là tăng giá cả chiếm

59,6%. Điều này nó đã phần nào cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới các hộ nông dân. Sự hình thành của các khu du lịch trên địa bàn cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của du khách, các cửa hàng buôn bán không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà còn của khách du lịch. Giá thuê mặt bằng tăng, phí vận chuyển hàng hóa từ địa phương khác, chất lượng hàng hóa tăng và sự sẵn sàng chi tiêu trong khi đi du lịch đẩy mức giá sinh hoạt ở các điểm du lịch tăng so với trước.

Đa số hộ nhận định phát triển du lịch đem lại cho các hộ nông dân nguồn thu ổn định hơn so với làm nông nghiệp. Rõ ràng du lịch là sinh kế thay thế cho sinh kế truyền thống của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên là nông nghiệp vốn chịu nhiều rủi ro bởi yếu tố tự nhiên, sâu bệnh. Phát triển du lịch không chỉ tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương mà nó còn tạo cơ hội cho nhiều lao động xa nhà quay trở về địa phương làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lao động quay về địa phương làm du lịch chiếm 11,72% trong tổng số lao động hoạt

động trực tiếp trong ngành du lịch. Lao động di cư là nhóm lao động dễ bị tổn thương. Phần lớn các lao động này gặp khó khăn về nơi ở, bị phân biệt đối xử, các chế độ về thu nhập, nghỉ ốm và chăm sóc y tế không được đảm bảo. Đặc biệt các lao động di cư là nữ làm các công việc phi chính thức dễ gặp phải các do bạo hành, quấy rối tình dục, bất bình đẳng trong thu nhập. Phát triển du lịch tại nông thôn tạo cơ hội cho lao động nông thôn có thể kiếm được việc làm ngay ở địa phương họ sinh sống, giảm bớt các nguy cơ tổn thương do tình trạng làm việc xa nhà. Dù vậy, tỷ lệ lao động di cư quay về Điện Biên vẫn thấp chứng tỏ du lịch tại tỉnh Điện Biên vẫn chưa thực sự thu hút lao động di cư hoặc số lượng việc làm trong ngành du lịch chưa nhiều, lao động không có đủ trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch.

4.2.4. Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế theo từng nhóm hộ nông dân

Để làm rõ hơn ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, nghiên cứu này đã kết hợp phương pháp phân tích cụm và phương pháp phân tích biệt số. Trong đó, phương pháp phân tích cụm nhằm mục đích phân chia các hộ nông dân theo từng nhóm đối tượng có cùng chung đặc điểm; phương pháp phân tích biệt số giúp làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS, dựa trên yếu tố: ―Tỷ lệ thu nhập đến từ du lịch của hộ‖ và ―Hộ có tham gia kinh doanh du lịch hay không‖, luận án có thể phân các hộ nghiên cứu thành 4 nhóm:

- Nhóm 1: Bao gồm các hộ không kinh doanh du lịch hoặc tỷ lệ thu nhập đến từ kinh doanh du lịch rất ít (dưới 15% trong tổng thu nhập).

- Nhóm 2: Bao gồm các hộ có kinh doanh du lịch, sinh kế chính của hộ không phải là du lịch do đó tỷ lệ thu nhập đến từ du lịch chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của hộ (dưới 50% trong tổng thu nhập).

- Nhóm 3: Bao gồm các hộ có kinh doanh du lịch, phần lớn nguồn thu của hộ đến từ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch (từ 51 - 84% trong tổng thu nhập).

- Nhóm 4: Bao gồm các hộ có hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch là sinh kế chính, hầu hết thu nhập của hộ đến từ du lịch (trên 85% trong tổng thu nhập).

Bảng 4.28. Mô tả các biến trong mô hình


Biến

Mô tả

Ghi chú


X1


Học vấn cao nhất của lao động

Tiểu học = 1

Trung học cơ sở = 2 Trung học phổ thông = 3 Trung cấp/Cao đẳng = 4

Đại học/trên đại học = 5

X2

Số lao động được đào tạo về du lịch

Biến liên tục

X3

Diện tích đất của hộ

Biến liên tục

X4

Nguồn nước sử dụng

Sử dụng nước máy = 1

Không sử dụng nước máy = 0

X5

Hộ có đủ nước sinh hoạt

Có= 1

Không = 0


X6


Loại nhà đang ở

Nhà đơn sơ = 1

Nhà bán kiên cố = 2 Nhà kiên cố = 3

X7

Loại nhà vệ sinh

Tự hoại/bán tự hoại = 1

Thô/không hợp vệ sinh = 2

X8

Thu nhập trung bình hộ

Biến liên tục

X9

Thu nhập từ du lịch

Biến liên tục

X10

Gia đình có vay vốn

Có = 1

Không = 0

X11

Mức vay trung bình

Biến liên tục

X12

Hộ có tiết kiệm

Có = 1

Không = 0

X13

Hộ có tham gia hội nhóm, đoàn thể

Có = 1

Không = 0

X14

Mối quan hệ với hàng xóm

Biến liên tục (từ 0 – 10)

Để làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm hộ được nêu trên, Luận án sử dụng các biến liên quan đến các yếu tố nguồn vốn và kết quả sinh kế trong mô hình phân tích biệt số. Do các nguồn vốn sinh kế được biểu thị qua rất nhiều yếu tố, luận án chỉ lựa chọn một vài biến đặc trưng cho từng nguồn vốn.

Bằng việc sử dụng các biến liên quan đến các nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế phân theo từng loại hộ, luận án có thể xem xét sự khác nhau của các nhóm hộ. Kết quả phân tích biệt số của các dữ liệu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.29. Kiểm định sự bằng nhau của trị trung bình theo nhóm hộ



Biến


Giá trị trung bình



F

Giá trị Sig.

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Học vấn cao nhất của lao động


2,395


2,696


2,400


2,250


4,248


0,006***

Số LĐ được đào tạo

1,086

1,659

1,450

1,438

53,425

0,000***

Diện tích đất của hộ

5337,927

3797,726

2717,888

1329,319

5,663

0,001***

Nguồn nước sử dụng

0,429

0,467

0,713

0,688

8,309

0,000***

Hộ có đủ nước sinh hoạt


0,866


0,889


0,925


1,000


1,462


0,224

Loại nhà đang ở

2,228

2,274

2,288

2,313

0,480

0,696

Loại nhà vệ sinh

1,251

1,133

1,100

1,025

5,247

0,001***

Thu nhập trung bình

5,307

8,041

7,656

9,844

18,577

0,000***

Thu nhập từ du lịch

0,050

3,550

4,963

8,625

205,000

0,000***

Gia đình có từng vay vốn

0,681

0,615

0,613

0,563

1,104

0,347

Mức vay trung bình

30,322

31,793

27,025

32,188

0,332

0,802

Hộ có tiết kiệm không

0,699

0,896

0,900

0,688

10,861

0,000***

Hộ có tham gia hội nhóm

0,688

0,793

0,813

0,563

3,648

0,013*

Mối quan hệ với hàng xóm

9,319

9,074

9,188

9,188

2,251

0,081*

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Vì có 4 nhóm nên có 3 hàm phân biệt được ước lượng. Giá trị Eigenvalues của hàm thứ nhất bằng 1,405 và chiếm tới 90,2% phương sai giải thích được nguyên nhân. Bình phương của hệ số tương quan Canonical của hàm thứ nhất bằng (0,764)2 = 0,584 cho thấy 58,4% của phương sai biến phụ thuộc (nhóm hộ) được giải thích bởi mô hình này.

Bảng 4.30. Giá trị Eigenvalues


Hàm

Giá trị Eigen

% của

phương sai

% cộng dồn

Tương quan

Canonical

1

1,405

90,2

90,2

0,764

2

0,124

7,9

98,1

0,332

3

0,029

1,9

100,0

0,168

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Kiểm định Wilk’s Lambda cho thấy giá trị Sig. của hàm 1 và hàm 2 đều bằng 0,000 < 0,05; chứng tỏ cả hai hàm này cùng lúc có khả năng phân biệt 4 nhóm một cách có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.31. Kiểm định Wilk’s Lambda


Kiểm định các hàm

Wilks' Lambda

Giá trị Khi bình phương


Bậc tự do


Giá trị Sig.

1 through 3

0,360

616,662

42

0,000

2 through 3

0,865

87,479

26

0,000

3

0,972

17,248

12

0,141

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Phân tích biệt số theo nhóm hộ với 14 yếu tố. Kiểm định sự bằng nhau về trung bình của các yếu tố ở bảng 4.29 cho thấy, các yếu tố: X1, X2, X3, X4, X7, X8, X9, X12, X13, X14 có sự khác nhau về giá trị trung bình, thể hiện ở giá trị Sig.< 0,05, giá trị Sig. của X14 < 0,1. Các yếu tố khác X5, X6, X10, X11 có giá trị Sig. > 0,05 nên không khác nhau về giá trị trung bình. Hay nói cách khác, giữa các nhóm hộ không có sự khác nhau về: hộ có đủ nước sinh hoạt, loại nhà đang ở, hộ đã từng vay vốn và mức vay trung bình.

Bảng 4.32. Bảng hệ số hàm khác biệt dạng chuẩn tắc




Hàm



1

2

3

Thu nhập từ du lịch

1.132

-0.418

-0.038

Học vấn cao nhất của lđ

-0.011

0.224

0.143

Số LĐ được đào tạo về du lịch

0.206

0.757

-0.072

Diện tích đất của hộ

-0.091

0.084

0.161

Nguồn nước sử dụng (hộ có sử dụng nước máy)

0.189

-0.311

0.774

Hộ có đủ nước sinh hoạt

-0.038

-0.042

-0.351

Loại nhà đang ở

-0.043

0.072

0.037

Loại nhà vệ sinh

-0.089

-0.005

-0.05

Thu nhập của hộ

-0.436

0.171

-0.47

Hộ có vay vốn

0.073

-0.371

0.39

Mức vay trung bình

-0.282

0.244

-0.263

Hộ có tiết kiệm

0.16

0.264

0.619

Hộ có tham gia hội nhóm, đoàn thể

0.074

0.125

0.353

Mối quan hệ với hàng xóm

-0.006

-0.143

0.034

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Các hệ số chuẩn hóa ở bảng 4.32 cho thấy thu nhập từ du lịch có hệ số lớn trong hàm thứ nhất, trong khi hàm thứ hai có hệ số lớn đối với biến số lao động được đào tạo về du lịch, hàm thứ ba có biến nguồn nước sử dụng có hệ số lớn nhất. Đây là các biến đóng góp nhiều hơn vào khả năng phân biệt của hàm. Điều này cũng được thể hiện qua ma trận kết cấu ở bảng dưới đây:

Bảng 4.33. Bảng ma trận cấu trúc




Hàm



1

2

3

Thu nhập từ du lịch

0.846*

-0.072

-0.325

Diện tích đất của hộ

-0.140*

0.043

-0.026

Hộ có vay vốn

-0.061*

-0.033

0.04

Loại nhà đang ở

0.041*

0.012

0.004

Số LĐ được đào tạo về du lịch

0.364

0.790*

-0.07

Học vấn cao nhất của LĐ

0.044

0.382*

-0.067

Mối quan hệ với hàng xóm

-0.071

-0.179*

0.037

Hộ có đủ nước sinh hoạt

0.066

-0.089*

-0.06

Hộ có tham gia hội nhóm, đoàn thể

0.067

0.21

0.462*

Hộ có tiết kiệm

0.156

0.327

0.452*

Nguồn nước sử dụng

0.142

-0.247

0.424*

Thu nhập của hộ

0.245

0.2

-0.272*

Mức vay trung bình

-0.006

0.063

-0.194*

Loại nhà vệ sinh

-0.13

-0.096

-0.164*

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Các biến có hệ số lớn trong cùng một hàm được nhóm chung với nhau. Việc phân nhóm được thể hiện bằng các dấu sao (*). Như vậy, các biến: thu nhập từ du lịch, diện tích đất của hộ, hộ có vay vốn, loại nhà đang ở có hệ số ở hàm thứ nhất lớn hơn hệ số ở hàm thứ hai và thứ ba. Các biến này chủ yếu gắn kết ở hàm thứ nhất Các biến: Số lao động được đào tạo về du lịch, học vấn cao nhất của lao động, mối quan hệ với hàng xóm, hộ có đủ nước sinh hoạt có hệ số ở hàm thứ hai cao hơn các hàm thứ nhất và thứ ba. Các biến còn lại gắn kết với nhau ở hàm thứ ba. Chúng ta có thể dựa vào các biến này để phân biệt các nhóm hộ với nhau. Điều này cũng giúp củng cố thêm qua các trung bình nhóm của các biến.

So sánh về mức học vấn cao nhất của lao động và số lao động được đào tạo giữa các nhóm hộ thấy rằng, các hộ kinh doanh du lịch có trình độ học vấn của lao động cao hơn và có số lượng lao động được đào tạo, tập huấn cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Tuy nhiên giá trị trung bình của cả hai yếu tố này ở nhóm hộ mà thu nhập đến từ du lịch chiếm trên 85% nhỏ hơn so với nhóm hộ có thu nhập đến từ du lịch chiếm dưới 50%.

Do sinh kế chính là nông nghiệp, nhóm 1 có diện tích đất trung bình mỗi hộ cao hơn rất nhiều so với các nhóm còn lại. Trong khi đó, các nhóm hộ mà sinh kế chính là kinh doanh du lịch có xu hướng sử dụng nước máy hơn là sử dụng nguồn nước tự nhiên; sử dụng nhà vệ sinh dạng tự hoại, hợp vệ sinh thay cho nhà vệ sinh dạng thô, không hợp vệ sinh. Đây là xu hướng tất yếu, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, các nhóm hộ kinh doanh dịch vụ du lịch phải cải thiện cơ sở vật chất, nguồn nước sinh hoạt…

So sánh mức thu nhập của các nhóm hộ cho thấy, các hộ kinh doanh du lịch có thu nhập trung bình hàng tháng và thu nhập đến từ du lịch cao hơn so hộ không kinh doanh du lịch. Đặc biệt, nhóm 4 bao gồm hộ có sinh kế chính là du lịch, thu nhập hầu như đến từ hoạt động kinh doanh du lịch có mức thu nhập trung bình hàng tháng cao hơn so với các nhóm hộ còn lại, chứng tỏ phát triển du lịch giúp các hộ gia tăng thu nhập.

Nhóm 2 và nhóm 3 bao gồm các hộ có thu nhập từ du lịch trên 10% và dưới 85% có xu hướng có tiết kiệm nhiều hơn nhóm 1. Trong khi đó, nhóm 4 là nhóm có thu nhập gần như hoàn toàn từ kinh doanh du lịch có xu hướng sử dụng nguồn vốn trong hộ cho hoạt động tái đầu tư.

Xét về vốn xã hội giữa các nhóm hộ thấy rằng, nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ, đoàn thể tại địa phương hơn nhóm

1. Tuy nhiên, mức điểm trung bình tự đánh giá mối quan hệ của hộ với hàng xóm ở nhóm 1 cao hơn các nhóm còn lại. Điều này cho thấy, phát triển du lịch giúp các hộ mở rộng mối quan hệ nhưng cũng có thể làm giảm tính gắn kết trong cộng đồng.

Như vậy, so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình các yếu tố giữa các nhóm hộ thấy rằng, các hộ kinh doanh du lịch có sự cải thiện nhất định về nguồn vốn sinh kế, có mức thu nhập cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Giữa các nhóm hộ (nhóm 2, 3, 4) - nhóm có sự liên quan nhất định tới hoạt động kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023