Đối Với Nhóm Hộ Có Sinh Kế Chính Là Nông Nghiệp

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế từ hoạt động du lịch. Việc ứng dụng khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết. Một số công nghệ cụ thể mà các khu du lịch, doanh nghiệp du lịch, các hộ gia đình có thể áp dụng đó là: điện mặt trời, sử dụng công nghệ tắt – bật thông minh và hệ thống sensor nhiệt ở các khu nghỉ dưỡng, phòng khách sạn để tiết kiệm điện; đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các điểm du lịch để tái sử dụng nguồn nước; phân loại rác thải phải được triển khai rộng rãi tại các điểm du lịch.

4.3.2.3. Nguồn vốn xã hội

Văn hóa các dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên là một trong những điểm thu hút du khách đến với tỉnh. Việc bảo tồn các văn hóa này gặp khó khăn do các bản dân tộc đều ở xa, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, không có chữ viết, sống xen kẽ với các dân tộc khác,… Chính vì điều kiện kinh tế, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, người dân chưa có ý thức lưu giữ, truyền bá văn hóa của dân tộc mình cho lớp kế tiếp, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân tộc. Do đó, để bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, tỉnh Điện Biên cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ văn hóa xã; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có năng lực và hiểu biết về dân ca, dân nhạc, dân vũ; xây dựng văn hóa cơ sở, trang bị thiết bị, phương tiện hoạt động cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Tỉnh xây dựng kinh phí hỗ trợ các nghệ nhân trong việc bảo tồn, truyền dạy văn hóa dân tộc cho các thế hệ kế cận; đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các câu lạc bộ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ để phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngoài việc đem lại hiệu quả thiết thực trong việc duy trì sức khỏe và cải thiện đời sống tinh thần thường ngày của người dân mà còn đem lại sự thay đổi tích cực từ nhận thức đến hành vi của người dân. Đặc biệt, thông qua các hoạt động này, mối quan hệ làng xóm được tăng cường, các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn và lưu giữ.

- Đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong nhà trường nhằm gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

- Khuyến khích người dân tham gia các hội nhóm, đoàn thể để tăng cường tính đoàn kết, mở rộng mối quan hệ. Thành lập hội du lịch cộng đồng là nơi để các hộ dân tham gia cung ứng dịch vụ du lịch có thể cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công việc.

- Phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao. Đẩy mạnh các phong trào như ―Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa‖ nhằm tăng cường đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong các khu dân cư và các gia đình.

4.3.2.4. Nguồn vốn vật chất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên chủ yếu là giao thông đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, với địa hình đồi núi, giao thông đường bộ tại nhiều thôn, bản chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác bay tại tỉnh Điện Biên cũng còn rất nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng khai thác loại máy bay nhỏ, phụ thuộc vào thời tiết. Điều này khiến cho người dân và du khách gặp khó khăn trong quá trình di chuyển. Vì vậy, tỉnh Điện Biên cần xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch. Đẩy mạnh dự án giao thông, cấp nước sạch tới các địa bàn dân tộc thiểu số.

- Điện Biên vẫn còn là một tỉnh nghèo, các nguồn vốn đầu tư chủ yếu được Trung ương hỗ trợ, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chiếm một vị trí quan trọng. Để đảm bảo hệ thống giao thông nông thôn phát triển, với đặc điểm địa hình đa số là đồi núi, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Với nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, tỉnh Điện Biên cần rà soát thứ tự ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 19

- Đầu tư xây dựng khu trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc bản địa; khu trưng bày các tiêu bản động vật, thực vật quý hiếm sinh sống trong các khu rừng của tỉnh.

- Thu hút vốn từ các nguồn đầu tư khác nhau, đẩy mạnh xã hội hóa để cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt đầu tư vào các cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí phục vụ du khách. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút và huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giao thông vận tải như: nguồn vốn WB; OAD; JICA…

- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch cải thiện cơ sở vật chất. Tỉnh Điện Biên cần có chính sách hỗ trợ đối với các gia đình người dân tộc trong việc xây dựng mới nhà ở, nhà vệ sinh, lắp đặt điện sinh hoạt, nước sinh hoạt,…

4.3.2.5. Nguồn vốn tài chính

- Chính sách tín dụng đối với khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ gia đình tại tỉnh Điện Biên được vay vốn khá cao nhưng mức vay còn thấp. Do đó, cần phải có sự đổi mới trong chính sách vay vốn đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: gia tăng mức vay, thời gian cho vay; tăng cường công tác hướng dẫn cho vay với các hộ là người dân tộc thiểu số.

- Cải thiện các thủ tục, điều kiện vay vốn và mức vay cho các hộ nông dân tham gia kinh doanh du lịch.

- Chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng chính sách và các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và tiết kiệm trong hộ.

4.3.3. Nhóm giải pháp đối với từng nhóm hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động sinh kế trong chiến lược sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nông dân khá đa dạng, tuy nhiên thu nhập từ các hoạt động này không cao. Sinh kế truyền thống dựa vào nông nghiệp của một số hộ dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất hoặc ô nhiễm môi trường gây nên. Giải pháp về chiến lược giúp đa dạng hóa các hoạt động sinh kế cho các hộ nông dân, từ đó nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư của tỉnh Điện Biên. Các biện pháp thực hiện chính tập trung vào nhóm hộ có sinh kế chính dựa vào nông nghiệp và nhóm hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch.

4.3.3.1. Đối với nhóm hộ kinh doanh dịch vụ du lịch

- Khuyến khích người dân tham gia cung ứng các dịch vụ du lịch. Đối với hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú: ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng; về cơ sở ăn uống: khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống dân tộc vùng Tây Bắc, các đặc sản tự nhiên; về cơ sở vui chơi giải trí: chú trọng đẩy mạnh việc tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao dân tộc.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới du lịch của các hộ nông tại tỉnh Điện Biên khá đa dạng. Tuy nhiên, hộ có lao động làm các công việc phi chính thức tại các cơ sở kinh doanh du lịch như: bán hàng, lái xe, phục vụ bàn, lao công,… chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%). Với các rủi ro mà các lao động gặp phải do không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bạo hành, quấy rối, mức lương thấp,… đòi hỏi chính quyền các cấp phải có chính sách hỗ trợ và bảo vệ đối tượng lao động này. Trước mắt, các địa phương cần thắt chặt các chính sách liên quan đến thực hiện nghĩa vụ về phúc lợi cho người lao động của doanh nghiệp. Trong đó, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc thực thi pháp luật về lao động, bảo đảm lao động có hợp đồng và được hưởng các quyền lợi cần thiết.

4.3.3.2. Đối với nhóm hộ có sinh kế chính là nông nghiệp

- Nông nghiệp là sinh kế truyền thống và vẫn là sinh kế chính của đại đa số hộ nông dân tỉnh Điện Biên. Do đó, cần tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, phát triển theo hướng sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ nông dân tỉnh Điện Biên có ưu thế về vốn tự nhiên với diện tích đất rộng tuy nhiên nông dân trong tỉnh phần lớn là người dân tộc, hạn chế về trình độ học vấn. Đất đai rộng lớn là tiềm năng để hộ nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, hướng tới sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Bằng việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, bên cạnh những hỗ trợ về kỹ thuật, cần có những hỗ trợ về tài chính để khuyến khích người nông dân trồng cây công nghiệp, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp.

- Thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, khuyến khích các tổ hợp tác, doanh nghiệp và nông dân liên kết. Thực tế, liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là quá trình mang tính tất yếu khách quan, nhưng rất khó xảy ra. Bởi vì trong quá trình, nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất nông sản, doanh nghiệp là chủ thể của chế biến và tiêu thụ nông sản. Trình độ tổ chức sản xuất, những mối quan hệ với thị trường có sự chênh lệch lớn nhất là sản xuất ở vùng miền núi. Vì vậy,

trong chuỗi giá trị nông sản, những người sản xuất thường là những người chịu thiệt thòi, những người chế biến và tiêu thụ nông sản thường là những người nắm vai trò chủ động và có lợi trong chuỗi. Việc xây dựng các chuỗi liên kết giúp đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Đối với người nông dân, liên kết với chế biến và tiêu thụ để nhận được các hỗ trợ về vốn, khoa học và công nghệ; đặc biệt là để có thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất…

- Đối với các hộ nông dân bị mất đất do bị thu hồi, giải tỏa cần có những chính sách thiết thực. Bên cạnh chính sách bồi thường cần có những hỗ trợ giúp nông dân chuyển đổi sinh kế. Mặc dù tỷ lệ hộ nông dân bị mất đất do phát triển du lịch hiện tại vẫn khá thấp, tuy nhiên đây là xu hướng tất yếu khi ngành du lịch ngày càng phát triển. Lao động nông thôn, đặc biệt là một tỉnh miền núi như Điện Biên có trình độ hạn chế, do đó, cần phải có chính sách đào tạo nghề, trang bị kiến thức sản xuất các ngành nghề, kiến thức về khoa học – công nghệ, thị trường cho các hộ nông dân này.

4.3.3.3. Giải pháp đối với từng nhóm hộ được phân theo phân tích cụm

Sử dụng phương pháp cụm, nghiên cứu đã phân chia các hộ nông dân thành 4 nhóm. Nhóm 1 bao gồm các hộ có tỷ lệ thu nhập từ du lịch chiếm từ 0 – dưới 15% tổng thu nhập; nhóm 2 có tỷ lệ thu nhập từ du lịch chiếm dưới 50% tổng thu nhập, nhóm 3 có tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh du lịch chiếm dưới 85% tổng thu nhập và nhóm 4 là các hộ còn lại, có hoạt động kinh doanh du lịch là sinh kế chính. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm hộ, trong đó các các khó khăn mà từng nhóm hộ đang gặp phải. Do đó, cần phải có các giải pháp đối với từng nhóm hộ để giải quyết các khó khăn này. Cụ thể:

Nhóm 1: Bao gồm các hộ nông dân có sinh kế chính là nông nghiệp, vì vậy nhóm có số lao động được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn khá thấp. Đây cũng là nhóm sử dụng nguồn nước tự nhiên là chủ yếu, mức thu nhập bình quân thấp và có tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố cao hơn các nhóm còn lại. Do đó, một vài biện pháp cụ thể nên được triển khai đối với nhóm hộ nông dân này đó là:

- Các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động cần mở rộng hơn nữa, bao gồm cả các lao động tại những nhóm hộ nông dân có tiềm năng phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng cho mục đích sinh hoạt. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn, tham mưu hướng sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng tại các địa phương để cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành liên quan tiến hành củng cố và tăng cường xây dựng đập, hồ chứa nước dự trữ cho mùa khô, quản lý khai thác tài nguyên nước, tránh tình trạng người dân lãng phí nguồn nước tự nhiên.

- Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân thông qua hỗ trợ sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

- Giải quyết mâu thuẫn giữa việc vừa phải gìn giữ nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc, cụ thể là người dân sinh sống trong các ngôi nhà ở truyền thống của người dân tộc với việc vừa phải đảm bảo chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc trong thời đại mới. Giải pháp đưa ra đó là khuyến khích người dân tiếp tục sinh hoạt tại các ngôi nhà truyền thống này đồng thời hỗ trợ người dân cải tạo nhà ở, công trình vệ sinh và các công trình khác có liên quan đến nhà ở.

Nhóm 2 và nhóm 3 có nhiều ưu thế về vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính. Tuy vậy, với nhiều hộ có tiết kiệm và mức vốn vay chưa cao cho thấy hai nhóm hộ này chưa phát huy được hết nguồn lực hiện có để kinh doanh du lịch. Những giải pháp khuyến khích các hộ nông dân này phát huy nội lực hiện tại trong phát triển du lịch là vô cùng cần thiết

- Hỗ trợ về lãi suất và mức vốn vay và cải thiện thủ tục hành chính cho các hộ nông dân muốn đầu tư vào kinh doanh du lịch.

- Đánh giá các hoạt động du lịch có tiềm năng, xác định các hoạt động du lịch trọng điểm và có chính sách khuyến khích người dân đầu tư vào các hoạt động này.

- Hỗ trợ người dân thăm quan, học hỏi các mô hình kinh doanh du lịch tại các địa phương; hướng dẫn người dân xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm giúp người dân có kế hoạch sử dụng nguồn tiết kiệm hợp lý và hiệu quả.

Nhóm 4 là nhóm có sinh kế chính là kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhóm có thu nhập cao hơn các nhóm khác, có ưu thế và nhà ở, nguồn nước sử dụng, mức vốn vay. Mặc dù vậy, nhóm lại có những điểm yếu và trình độ học vấn của lao động, kết nối xã hội yếu, nhiều hộ kinh doanh du lịch cộng đồng còn sử dụng nhà vệ sinh thô hoặc bán tự hoại. Các giải pháp cụ thể dành cho nhóm 4 bao gồm:

- Tiếp tục tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các kiến thức, kỹ năng du lịch cho các hộ nông dân.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống các trường tại địa phương đồng thời khuyến khích các hộ đầu tư giáo dục cho thế hệ con cháu nhằm nâng cao trình độ học vấn cho các thế hệ kế cận.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân về kinh doanh du lịch kết hợp với giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái nhằm thúc đẩy các hộ nông dân cải tạo công trình vệ sinh.

- Đẩy mạnh việc thành lập các hội du lịch cộng đồng địa phương do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên quản lý. Khuyến khích các hộ kinh doanh du lịch tham gia nhằm trao đổi kinh nghiệm và thông tin, mở rộng mối quan hệ và tăng cường đoàn kết giữa các hộ nông dân.


TÓM TẮT PHẦN 4


Kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân được tổng hợp và phân tích và đem lại một số kết luận sau:

- Điện Biên có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử. Tỉnh có cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng lịch trình di chuyển của du khách, tuy nhiên giao thông đường bộ tại nhiều xã bản, đường hàng không còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết đã ảnh hưởng không nhỏ tới hành trình đi lại của nhân dân và khách du lịch. Trong những năm vừa qua, số ngày khách lưu trú còn thấp, số lượng du khách, doanh thu từ du lịch của tỉnh liên tục tăng nhưng mức tăng chưa cao, chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

- Khoảng 40% hộ nông dân tham gia phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp có các hoạt động kinh doanh du lịch. Trong đó, tỷ lệ hộ nông dân có hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong ngành du lịch tại huyện Điện Biên là 47,32% cao hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé, do đây là nơi tập trung nhiều điểm du lịch. Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch khá đa dạng, tuy nhiên, nhiều hộ chỉ tập trung vào hoạt động cơ bản, thu nhập chưa cao.

- Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế đã thu được những kết quả như sau:

Nguồn vốn con người: Tỉnh có nguồn nhân lực lớn, với tỷ lệ dân cư trong độ tuổi lao động cao, tỷ lệ người mất sức lao động thấp, tuy nhiên lao động có trình độ học vấn không cao là điểm hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phát triển du lịch đã tạo một nguồn thu nhất định, giúp nhiều hộ có điều kiện để đầu tư giáo dục cho con cái. Quá trình phát triển du lịch cũng tạo điều kiện cho nhiều lao động trong hộ được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng.

Nguồn vốn xã hội: Phát triển du lịch nhìn chung có ảnh hưởng tích cực tới nguồn vốn xã hội, giúp các hộ nông dân mở rộng mối quan hệ, gia tăng tính cố kết cộng đồng, gia tăng vị thế của người phụ nữ trong kinh tế hộ. Hoạt động du lịch đã giúp bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023