Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 12


Hơi thiền với tiết tấu khoan thai, nghiêm trang trong nhạc Phật giáo có thể dùng để ngâm những bài thơ, bài kệ có thiền vị, đem lại tâm bình an cho người nghe.

Về mặt tiết tấu, âm nhạc dân gian truyền thống dân tộc chỉ có nhịp hai, nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu mà không có nhịp đánh theo chu kỳ như trong các bài tán của Phật giáo. Truyền thống Phật giáo miền Trung có những tiết tấu đặc thù rất tinh vi với nhịp tán rơi, nhịp tán sấp, tán trạo. Đây là đóng góp của nhạc Phật giáo làm giàu thêm tiết tấu cho âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra điệu múa cung đình Lục cúng hoa đăng (múa đèn) chính là phỏng theo điệu múa lục cúng trong Phật giáo khi dâng hương, đăng, hoa, trà, quả, thực. Hoặc điệu múa Đấu chiến thắng Phật trong cung đình cũng từ một điệu múa trong chùa mà ra.

Lịch sử Phật giáo lại là đề tài cho âm nhạc kịch nghệ dân gian truyền thống dân tộc, chẳng hạn sự tích Phật Bà Quan Âm làm đề tài cho vở chèo Quan âm Thị Kính, hoặc cuộc đời Đức Phật Thích Ca từng là đề tài cho nhiều vở cải lương và phim ảnh.

Tóm lại, âm nhạc, văn hóa cũng như ngôn ngữ Phật giáo giúp cho âm nhạc, kịch nghệ dân gian truyền thống dân tộc có thêm nhiều yếu tố để làm giàu và phát triển.

“Trong lịch sử hàng ngàn năm đồng hành với âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc, dẫu trải qua nhiều thịnh suy nhưng âm nhạc Phật giáo vẫn giữ gìn những giá trị tinh thần truyền thống. Đằng sau các nghi thức tôn giáo là tâm linh dân tộc, do đó chúng ta đừng vì sự tiện lợi trong tổ chức hay biểu diễn mà làm mất đi cái hồn của bản sắc văn hóa”[33;15].

Âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một phần của âm nhạc truyền thống Việt Nam, mang tính chất đặc thù của âm nhạc dân gian, âm nhạc thính


phòng và âm nhạc lễ Việt Nam. Âm nhạc Phật giáo sử dụng rất nhiều điệu thức dân gian để lấp vào các khoảng thời gian trống, thí dụ như dùng những bản nhạc nhẹ nhàng dạo đầu trước khi bước vào chương trình chính thức hoặc những điệu nhạc rộn ràng lúc lạy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nét nhạc, điệu thức, tiết tấu trong âm nhạc Phật giáo Việt Nam rất phong phú và tế nhị. Nhạc mang tính chất thanh thản, nghiêm trang, đôi khi buồn man mác, mà không bi lụy. Nhạc gợi một bầu không khí trang nghiêm trầm lặng, giúp cho người tụng kinh và người nghe kinh có thể tập trung tư tưởng vào nghĩa của lời kinh.

“Cách tụng, tán trong Phật giáo Việt Nam, ngày nay có xu hướng đi đến chỗ giản dị hóa. Âm nhạc Phật giáo Việt Nam để với những cách tán, tụng rất độc đáo của Việt Nam được truyền lại qua nhiều thế hệ đã cho thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo nói chung, âm nhạc Phật giáo trong nghệ thuật diễn xướng và âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng”[34;20].

Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 12

2.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, trước những luồng văn hóa hiện đại, văn hóa ngoại lai, cuộc sống hiện đại không tạo điều kiện cho những sinh hoạt văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian dường như bị lãng quên. Trong các làng quê dường như thưa vắng tiếng ru ầu ơ, ngân nga những câu ca dao, tục ngữ, các loại hình sân khấu và diễn xướng dân gian truyền thống dường như không còn thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, đặc biệt là giới trẻ…Vì vậy, để phát huy các giá trị văn hóa dân gian nói chung, những tư tưởng, tinh thần Phật giáo trong văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng. Để khai thác hiệu quả những tư tưởng giáo dục tích cực


của văn hóa dân gian trên mọi lĩnh vực, đạo đức, lối sống, lòng yêu quê hương đất nước theo tinh thần của Phật giáo và của toàn thể nhân dân ta là nhiệm vụ đặt ra hết sức cần thiết. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, chúng tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị:

Thứ nhất: Cần tăng cường và phát huy khai thác giá trị tư tưởng, đạo đức của các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong văn hóa cội nguồn truyền thống. Một khi văn hoá dân tộc, văn hóa dân gian được tăng cường, lưu giữ và phát huy sẽ ảnh hưởng tích cực đến đời sống cộng đồng, góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống dân tộc. Truyền thống văn hóa Phật giáo trong dân gian qua đó trở nên gần gũi hơn, thân thuộc hơn và nhân dân dễ dàng tiếp nhận một cách dân dã hơn.

Phật giáo có một hệ thống giá trị tư tưởng đạo đức khá hoàn thiện. Những quan niệm về Thập thiện, Tứ Ân, thuyết nhân quả, luân hồi, nghiệp báo…có ý nghĩa nhất định đưa lại cho mỗi cá nhân trong xã hội một thái độ sống có trách nhiệm, trước hết với bản thân, góp phần răn đe, hạn chế suy nghĩ, lời nói, hành động không đúng đắn.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, lối sống thực dụng và ích kỷ trong mỗi con người dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển. Dục vọng, đam mê đồng tiền và sự sùng bái vật chất làm suy thoái phẩm chất đạo đức của một số người trong xã hội, làm giàu bằng mọi cách bất chấp tình nghĩa, đạo lý. Trước tình hình đó, Phật giáo với thuyết nghiệp báo luân hồi và tư duy dân dã "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo", "đời cha ăn mặn đời con khát nước", với sự thưởng phạt ở kiếp luân hồi..đã có tác dụng kìm hãm những hành vi thái quá, cực đoan, phi nhân tính ở con người.

Bất kể quốc gia nào dù có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có nền chính trị vững vàng, có nền tài chính công khai và minh bạch đến đâu thì nhiều lắm cũng chỉ ngăn ngừa ở mức độ nhất định những bất công, dối trá và tội ác. Vì


thực ra đó cũng chỉ là những tác nhân ngoài ta, mà tác nhân ấy có giới hạn của nó. Luật pháp chặt chẽ đến đâu vẫn có chỗ cho "tham, sân, si" tồn tại và phát triển. Nếu trong xã hội, cá nhân mỗi người, tự ta kiểm soát trong ta để hạn chế những đam mê dục vọng như giáo thuyết của nhà Phật đã dạy thì đó là phương pháp có hiệu quả nhất định để hạn chế những tội ác, dối trá.

Như vậy, tăng cường phát huy giá trị tư tưởng đạo đức, văn hóa Phật giáo nhằm xây dựng một nền văn hóa nhân văn nhân đạo cho dân tộc, bổ sung và hoàn thiện những giá trị văn hóa đạo đức xã hội của người Việt, đồng thời khắc phục được những "thói hư, tật xấu", những mặt tiêu cực của Phật giáo trong quá trình hội nhập với văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc.

Thứ hai: Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong văn hóa dân gian để khơi dậy tính dân tộc, tính cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan theo đúng tinh thần của Đảng đã đề ra. Phát huy những tính chất phổ thông, bình dân của văn hóa dân gian, của Phật giáo mang màu sắc dân gian Việt Nam, dễ dàng phổ biến trong quần chúng nhân dân, xây dựng ý thức và niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước trong nhân dân.

Việc nghiên cứu, ứng dụng, phát triển những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong văn hóa dân gian gắn liền với khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo có mối quan hệ biện chứng giữa xây và chống trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Càng nhiều những giá trị văn hóa tốt đẹp giàu tính nhân văn được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển trong xã hội thì càng hạn chế được những phản giá trị. Ngược lại khi các phản giá trị, phản văn hóa tác động, chi phối nhiều thì các giá trị tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian sẽ bị lu mờ, khó phát triển và phát huy được tác dụng. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa dân


gian Việt Nam luôn mang tính lưỡng trị, đan xen giữa tích cực và tiêu cực. Vì vậy, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến văn hóa dân gian và ngược lại một mặt sẽ giúp hạn chế được những tác hại do nó gây nên như mê tín dị đoan, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ…, mặt khác còn góp phần gia tăng ảnh hưởng tích cực của nó. Việc phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong văn hóa dân gian không thể làm ngày một ngày hai mà đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ trong suốt quá trình lâu dài xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ ba: Xây dựng, khuyến khích việc thành lập các tổ chức, câu lạc bộ sưu tầm, phổ biến và nghiên cứu văn hóa dân gian, những ảnh hưởng của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung với văn hóa dân gian trên mọi lĩnh vực, trong các mối quan hệ với đạo đức, lối sống trong đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ để nguồn văn hóa này không bị ngày càng mai một như hiện nay.

Tìm về văn hóa dân gian là tìm về cội nguồn dân tộc, tìm về bản sắc dân tộc, mà bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay đang bị mai một, cội nguồn dân tộc thì dần bị lãng quên phần nào trước tốc độ phát triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh, mở cửa và hội nhập, sự du nhập của các luồng văn hóa ngoại lai, cạnh tranh với văn hóa truyền thống dân tộc. Chính vì vậy, trước tình trạng đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp thích hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc như khuyến khích việc thành lập các tổ chức, câu lạc bộ sưu tầm, phổ biến và nghiên cứu văn hóa dân gian, những ảnh hưởng của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung với văn hóa dân gian Việt Nam. Các câu lạc bộ này có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến những giá trị văn hóa Phật giáo và văn hóa dân gian, đáp ứng yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần không nhỏ trong việc giúp quần chúng nhân dân hiểu rò hơn về


mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước, vai trò và trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo, của văn hóa dân tộc.

Việc phổ biến, tuyên truyền các kiến thức về văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian, vai trò của hai dòng văn hóa này với tính chất là hai dòng văn hóa khác nhau: ngoại nhập và bản địa, khai thác mối quan hệ giữa chúng một mặt phải hướng đến tính phổ cập, mặt khác phải đảm bảo tính chuyên sâu, tất cả vì mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ tư: Đối với mỗi tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cần phát huy tính chất dân gian hóa trong tôn giáo mình để làm cho tư tưởng, tinh thần của giáo lý trở nên dễ hiểu hơn, gần gũi hơn và thực tế, đến với nhân dân một cách tự nhiên và dễ hiểu hơn nhằm khắc phục được tính chất cao siêu của tôn giáo.

Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng mặc dù có những giá trị văn hóa tích cực nhất định, nhưng về bản chất nó là một hình thái ý thức xã hội phản ánh sai lệch hiện thực. Trong chúng luôn chứa đựng những niềm tin hoang đường, hư ảo, tính chất cao siêu xa rời hiện thực và dễ dẫn tới mê tín dị đoan. Vì vậy, khi tác động tới đời sống xã hội cả hai mặt tích cực và tiêu cực của Phật giáo đều phát huy tác dụng của mình. Đồng thời giống như các hình thái ý thức xã hội khác, Phật giáo cũng mang tính bảo thủ. Vì vậy, cả những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đều được bảo lưu lâu bền. Nếu phát huy những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo, khơi dậy tính chất dân gian hóa trong Phật giáo chính là làm cho Phật giáo trở nên gần gũi hơn với văn hóa dân tộc, với tâm thức dân tộc. Làm cho những giáo lý, tập tục, tư tưởng Phật giáo được phổ biến một cách dễ dàng hơn trong quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân hiểu hơn về Phật giáo, biết phát huy


những giá trị văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội, khắc phục được những phản văn hóa Phật giáo trong văn hóa dân gian.

Tóm lại, những ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian ở Việt Nam biểu hiện trên một số lĩnh vực cụ thể như: ca dao, tục ngữ; tín ngưỡng dân gian; diễn xướng và sân khấu dân gian hết sức đa dạng và phong phú. Phản ánh sự mềm dẻo và linh hoạt của nền văn hóa bình dân, độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Những biểu hiện đó hết sức gần gũi, thân thuộc và dễ hiểu. Điều này là cơ sở để giải thích tại sao dù là một tôn giáo ngoại nhập nhưng Phật giáo lại nhanh chóng thấm nhuần vào tư duy, tình cảm, lối sống của nhân dân Việt Nam từ rất nhiều thế hệ và thuộc mọi tầng lớp, không kể trí thức, nông dân hay thương gia, không kể trẻ con hay người già khi đến với Phật giáo đều tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và giá trị đạo đức đầy nhân văn nhân đạo. Điều đó chính là một phần nhờ tính chất dân gian hóa của Phật giáo Việt Nam.


KẾT LUẬN


Như vậy, Phật giáo ngay từ lúc mới truyền vào nước ta, Phật giáo thời tổ Khâu Đà La, kết hợp với xã hội nông nghiệp, trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm và chế độ chính trị xã hội Giao chỉ độc lập tương đối của Nam Giao học tổ Sĩ Nhiếp, với văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân gian bản địa mà bắt đầu hình thành tinh thần và hình hài Phật giáo dân tộc. Từ trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), chùa Dâu và Phật Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) kết quả kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa đã đi vào văn hóa lịch sử như những thực thể bước đầu hình thành nên Phật giáo dân tộc. Phật giáo nước ta càng phát triển thì sự gắn bó với văn hóa Việt Nam càng chặt chẽ và rò ràng hơn. Phật giáo đã hòa nhập với văn hóa dân gian của dân tộc – một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam, trở thành yếu tố tinh thần chủ đạo của xã hội.

Trải suốt mấy nghìn năm từ khi du nhập, Phật giáo đã bắt rễ sâu rộng trên mảnh đất Việt Nam, cùng với dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử. Ảnh hưởng của Phật Giáo đối với dân tộc thật sâu đậm. Từ trong tư duy, tình cảm, thể hiện ra trong ngôn ngữ và trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Đặc biệt là trong văn hóa dân gian một mảng văn hóa rất phong phú vô cùng quan trọng, định hình cho văn hóa Việt Nam.

Với mọi thăng trầm của lịch sử dân tộc, Phật giáo đã tham gia vào mọi biến động của lịch sử và về cơ bản nó có những đóng góp tích cực trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Có thể nói trong chừng mực nào đó “Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay”. Có được những thành quả đáng ghi nhận đó ngay từ trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam đã phát triển với bản sắc của mình. Có được bản sắc đó chính là nhờ vào sự kết hợp của Phật giáo với văn hóa Việt Nam mà

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí