Hoàn Toàn Phản Đối Đến 7: Hoàn Toàn Đồng Ý 15415


MỤC LỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH.................................... D PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ............... G PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC .............................................J PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ EFA CÁC NHÂN TỐ NĂNG LỰC TÂM LÝ .......M PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ EFA NHÂN TỐ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC .............. P PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY BỘI....................................................... R

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ HỒI QUY THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP.

...................................................................................................................... V

PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH CÁC THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA ......................................................................................................... Y


PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

Xin chào anh/chị. Tôi là Nguyễn Việt Ngọc Linh, thành viên của nhóm nghiên cứu về công việc của nhân viên ngân hàng/công ty thương mại- dịch vụ. Rất mong anh/chị dành chút ít thời gian trao đổi một số suy nghĩ của anh/chị và góp ý giúp chúng tôi về vấn đề này. Những ý kiến của anh/chị chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và được giữ bí mật.

Câu hỏi chung/ dẫn dắt vấn đề:

- Hiện tại anh/chị đã công tác tại công ty/ngân hàng bao lâu?

- Anh/chị có hài lòng về công việc hiện tại hay không?

- Anh/chị có nghĩ là mình đạt được kết quả tốt trong công việc hay

không?

- Anh/chị nghĩ rằng nguyên nhân mà anh/chị đạt kết quả tốt trong

công việc là do đâu?

- Anh/chị đã bao giờ nghe đến các yếu tố thuộc về năng lực tâm lý chưa? Anh/chị có nghĩ rằng nó có ảnh hưởng đến kết quả công việc hiện tại của anh/chị hay không?

Câu hỏi đánh giá thang đo:

1. Tự tin:

- Anh/chị có nghĩ rằng sự tự tin của anh/chị sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc chung của anh/chị không?

- Anh/chị nghĩ rằng sự tự tin của bản thân anh/chị có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nào?

- Anh/chị có đồng tình với các phát biểu dưới đây không? Theo anh/chị có cần phải thêm hoặc bớt phát biểu nào không?

Tôi rất tự tin trong phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề trong công việc


Tôi rất tự tin khi trình bày công việc với cấp trên

Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với đối tác của cơ quan

Tôi rất tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về công việc

2. Lạc quan:

- Anh/chị có nghĩ rằng mình là một người lạc quan không?

- Anh/chị có nghĩ rằng một người luôn lạc quan và suy nghĩ tích cực sẽ làm việc có kết quả tốt hơn không?

- Anh/chị nghĩ rằng các yếu tố dưới đây có thể dùng để đánh giá tiêu chí lạc quan hay không? Anh/chị có đồng tình với các phát biểu này không? Anh/chị có bổ sung thêm ý kiến gì hay không?

Khi gặp khó khăn trong công việc, tôi luôn tin điều tốt nhất sẽ xảy ra

Tôi tin mọi việc tốt lành luôn đến với tôi

Tôi luôn kỳ vọng mọi việc theo ý tôi

3. Hy vọng:

- Anh/chị có nghĩ rằng một người có hy vọng sẽ có động lực để vượt qua khó khăn trong công việc không?

- Anh/chị có nghĩ rằng hy vọng sẽ giúp anh/chị có niềm tin để làm việc đạt kết quả cao hơn không?

- Anh/chị nghĩ thế nào về những tiêu chí đánh giá hy vọng dưới đây? Anh/chị có bổ sung thêm gì không?

Tôi có nhiều cách để theo đuổi mục tiêu công việc hiện tại

của mình

Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề tôi đang vướng mắc

trong công việc

Hiện tại, tôi thấy mình đạt được mục tiêu công việc đã đề

ra


4. Thích nghi:

- Anh/chị có nghĩ rằng anh/chị thích nghi tốt với công việc hiện tại

không?

- Khi gặp khó khăn trong công việc, anh/chị có bị ảnh hưởng về

tâm lý không? Ảnh hưởng này có kéo dài không?

- Anh/chị có gặp khó khăn gì trong quan hệ với đồng nghiệp tại cơ quan anh/chị hay không?

- Anh/chị có dễ dàng kiềm chế cảm xúc của mình hay không?

- Anh/chị có đồng tình những câu hỏi chúng ta vừa thảo luận ở trên thuộc về yếu tố thích nghi hay không. Tôi xin tóm tắt lại nội dung như sau, anh/chị có tán thành hay không? Anh/chị có bổ sung thêm điều gì không?

Tôi dễ dàng hồi phục sau khi gặp những vấn đề rắc rối trong công việc

Tôi dễ dàng hòa đồng với bạn bè đồng nghiệp

Mỗi khi nổi giận, tôi rất dễ dàng lấy lại bình tĩnh

5. Kết quả công việc:

- Theo anh/chị, kết quả công việc của nhân viên có thể được đánh giá thông qua những ai? Anh/chị có đồng tình với các phát biểu dưới đây hay không?


hiệu quả

Tôi tin rằng tôi là một nhân viên làm việc hiệu quả

Tôi luôn hài lòng với chất lượng công việc tôi đã làm

Cấp trên luôn tin rằng tôi là người làm việc có hiệu quả

Đồng nghiệp tôi luôn đánh giá tôi là người làm việc có

Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia buổi phỏng vấn này


PHỤ LỤC 2

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH


Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhân viên ngân hàng và 5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ để tiến hành hiệu chỉnh và bổ sung thang đo trước khi xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. Danh sách các thành viên tham gia phỏng vấn:

Danh sách 5 chuyên viên ngân hàng:

Ông Dương Đăng Công: IT- Sacombank Tân Bình

Ông Trịnh Anh Hoài Thanh: Chuyên viên KH cá nhân- Sacombank Bình Thạnh

Cô Nguyễn Kim Ngân: Giao dịch viên- Sở Giao dịch

Bà Trịnh Kim Thủy: Chuyên viên kế toán- Sacombank Sài Gòn

Cô Nguyễn Thị Quỳnh Như: Chuyên viên tư vấn- PGD Nguyễn Thái Sơn- Sacombank Gò Vấp.

Danh sách 5 chuyên viên công ty thương mại- dịch vụ:

Anh Nguyễn Hữu Thảo- Nhân viên bán hàng điện lạnh- Nguyễn Kim Thủ Đức.

Bà Trần Kim Chi- Nhân viên hành chánh- Công ty Nguyễn Kim Ông Nguyễn Văn Hùng- Nhân viên kỹ thuật- Nguyễn Kim quận 1.

Cô Dương Thị Mai Thanh- Nhân viên bộ phận kho vận- Công ty Nguyễn Kim.

Ông Nguyễn Minh Đức- Nhân viên marketing- Công ty Nguyễn Kim. Kết quả khảo sát định tính như sau:

Hầu hết số người được hỏi đều đồng tình với các yếu tố của thang đo năng lực tâm lý. Họ cũng đồng tình rằng nó có thể có ảnh hưởng đến kết quả công việc.


Tất cả các nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ đều nhất trí rằng Tự tin sẽ ảnh hưởng đến Kết quả công việc.

3/5 nhân viên ngân hàng và 4/5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ đồng ý rằng Thích nghi có ảnh hưởng đến Kết quả công việc. 1/5 nhân viên ngân hàng phân vân về ảnh hưởng của yếu tố này đến kết quả công việc. 1/5 nhân viên ngân hàng và 1/5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ cho rằng thích nghi không ảnh hưởng đến kết quả công việc.

3/5 nhân viên ngân hàng và 2/5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ đồng tình rằng Hy vọng có ảnh hưởng đến Kết quả công việc. 1/5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ tỏ ra phân vân. 2/5 nhân viên ngân hàng và 2/5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ không đồng tình với ý kiến trên.

Lạc quan là yếu tố được đánh giá thấp nhất. Chỉ có 2/5 nhân viên ngân hàng và 1/5 nhân viên công ty thương mại- dịch vụ đồng tình rằng nó có ảnh hưởng đến kết quả công việc. Số còn lại cho rằng nó không có liên quan.

10/10 số người được hỏi đều nhất trí với các thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc. Họ cho rằng các phát biểu đã nêu rò ràng và dễ hiểu, nên không cần chỉnh sửa hay thay đổi gì. Dựa vào kết quả này, tác giả giữ nguyên các biến quan sát như mô hình của Nguyen & Nguyen (2011).

Đối với bảng câu hỏi khảo sát, các nhân viên ngân hàng và công ty thương mại- dịch vụ đều đề xuất phần thông tin cá nhân nên tách thành 2 phần là phần dành riêng cho nhân viên ngân hàng và phần dành riêng cho nhân viên công ty thương mại- dịch vụ.

Các nhân viên ngân hàng đề xuất trong câu hỏi “Số lượng cán bộ công nhân viên” của phần thông tin cá nhân cần ghi chú rò là “là số lượng cán bộ công nhân viên tại HỘI SỞ nếu bạn làm việc tại Hội sở hoặc số lượng cán bộ công nhân viên tại CHI NHÁNH nếu bạn làm việc tại Chi nhánh/Phòng giao dịch” vì người được phỏng vấn có thể làm việc tại Hội sở, tại chi nhánh, hoặc


tại phòng giao dịch, do đó cần xác định rò là số lượng cán bộ công nhân viên tại nơi nào để tiện đánh dấu trả lời.

Đối với tiêu chí “độ tuổi”, các nhân viên ngân hàng và công ty thương mại- dịch vụ đề xuất không nên phân thành từng nhóm tuổi vì hai loại hình doanh nghiệp này khác nhau, sẽ khó so sánh, mà nên để ghi rò số tuổi. Hơn nữa, tại ngân hàng, đa phần là nhân viên trẻ tuổi và rất khó để phân loại độ tuổi. Căn cứ vào đề xuất này, tác giả sửa tiêu chí nhóm tuổi thành số tuổi. Khi xử lý số liệu, tác giả tạm phân thành 2 nhóm là <= 30 tuổi và trên 30 tuổi.


PHỤ LỤC 3

BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG/ CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ


Xin chào! Chúng tôi là nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đang nghiên cứu về công việc của nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại- dịch vụ. Rất mong bạn dành chút ít thời gian để trả lời bảng câu hỏi và vui lòng chú ý là không có ý kiến đúnghay sai; mọi ý kiến của bạn đều có giá trị cho chúng tôi. Rất mong nhận được ý kiến trung thực của bạn.


Hiện bạn đang công tác tại:

Ngân hàng: Xin vui lòng điền tiếp vào Phần I Phần II bên dưới

Công ty thương mại- dịch vụ: Xin vui lòng điền tiếp vào Phần I Phần III bên dưới

Khác: Xin dừng khảo sát- Chân thành cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát này.


Phần I: Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn cho các phát biểu dưới đây khi bạn làm việc tại ngân hàng/ công ty của các bạn theo thang điểm từ 1 đến 7, với qui ước sau:


1: HOÀN TOÀN PHẢN ĐỐIđến7: HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý


1

2

3

4

5

6

7

Hoàn toàn phản

đối

Phản đối

Hơi phản

đối

Phân

vân

Hơi đồng ý

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc: Nghiên cứu nhân viên ngân hàng và công ty thương mại dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh - 10

1. Tôi rất tự tin trong phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề trong công việc 1

2

3

4

5

6

7

2. Tôi rất tự tin khi trình bày công việc với cấp trên 1

2

3

4

5

6

7

3. Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với đối tác của cơ quan 1

2

3

4

5

6

7

4. Tôi rất tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về công việc 1

2

3

4

5

6

7

5. Khi gặp khó khăn trong công việc, tôi luôn tin điều tốt nhất sẽ xảy ra 1


2


3


4


5


6


7

(Xin chỉ khoanh tròn một số thích hợp cho từng phát biểu) Khi làm việc tại ngân hàng/công ty này:

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí