Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Đến Một Số Nước Đang Phát Triển Khác:


đơn đặt hàng, gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngưng hoạt động.

Hết năm 2008, cả nước có gần 30.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp bị mất việc làm do suy giảm kinh tế.

Theo công bố của Viện Khoa học - Lao động và Xã hội ngày 8.4, dự kiến số lao động thất nghiệp trong năm 2009 sẽ là gần 500.000


6.2 Thị trường lao đông nước ngoài:


Các thị trường lao động nước ngoài chủ yếu của nước ta đó là Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, và một số thị trường lao động mớí là Trung Đông và Đông Âu đều xuất hiện tình trạng thừa lao động Việt Nam. Nhiều công nhân đã phải về nước trước thời hạn.

- Tại Đài Loan, nhiều doanh nghiệp (Doanh nghiệp), nhất là ở những ngành gia công điện tử, linh kiện ô tô, dệt, nhuộm..., sản xuất ngưng trệ, đóng cửa một phần hoặc toàn bộ nhà máy, công xưởng. Tình hình này khiến 81.000 lao động Việt Nam(VN) đang làm việc tại đây, trong đó hơn 60% làm việc trong các nhà máy, công xưởng, có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc không có việc làm.

- Thị trường việc làm Hàn Quốc những tháng đầu năm 2009 cũng hết sức căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Hai lên tới 3,9%, mức cao nhất trong 4 năm qua. Vì thế, Bộ Lao động Hàn Quốc đã thông báo sẽ giảm mạnh số lượng thị thực làm việc cấp cho người nước ngoài trong năm 2009 nhằm tạo cơ hội việc làm cho người Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Từ tháng 6-12/2008, hàng chục ngàn lao động đang được các trường, sở LĐ- TB&XH các tỉnh, thành tập trung đào tạo tiếng Hàn chuẩn bị cho đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn lần 2 của năm 2008 dự kiến tổ chức vào cuối năm. Tuy nhiên, lại không có đợt kiểm tra như dự kiến. Một trong những lý


Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 7

do chính khiến Bộ Lao động Hàn Quốc không quyết định tổ chức đợt kiểm tra này là do tình hình sản xuất của các Doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, phải giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài.

- Trong những năm gần đây, Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam. Theo thẩm định, hiện có khoảng 130 ngàn công nhân Việt Nam đang làm việc trên đất Malaysia. Nhưng cũng chính tại nơi đây mà nhiều người lao động Việt Nam đang phải sống và làm việc như là những nô lệ thời hiện đại, nhất là trong bối cảnh kinh tế Malaysia cũng đang bị suy giảm trầm trọng. Bên cạnh việc khó tuyển lao động, cũng đang bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu việc làm của người lao động (NLĐ) ở một số Doanh nghiệp tại Malaysia. Trong bối cảnh suy thoái như vậy, chính phủ Kuala Lumpur vào tháng giêng năm 2009 đã cấm tuyển dụng nhân công ngoại quốc trong khu vực sản xuất và dịch vụ, đồng thời đã cắt giảm 70% số giấy phép lao động dành cho công nhân nước ngoài trong hai tháng đầu năm.

Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000. Hiện thu nhập của những người lao động tại Malaysia mỗi tháng dao động 3-7 triệu đồng. Và có khoảng 200 lao động ở Malaysia có khả năng phải về nước trước thời hạn

Trước đây thị trường Malaysia là nơi thu hút rất nhiều lao động nữ đi giúp việc gia đình, nhưng bây giờ cũng bị đóng cửa

- Thị trường Nhật Bản cũng có những khó khăn không kém. Hiện tại, nhiều Doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đang thực hiện việc cắt giảm lao động, kể cả lao động bản địa.

- Các thị trường lao động mới của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn:


Một số quốc gia Trung Đông và Đông Âu cũng gặp khó khăn. Ở một số quốc gia của khu vực này như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Maldives... cũng đã xuất hiện tình trạng nhiều lao động Việt Nam, chủ yếu làm việc ở lĩnh vực xây dựng, thiếu việc làm. Nếu rủi ro không được giải quyết, sẽ có số lượng lớn lao động phải về nước trước hạn. Bên cạnh đó, việc Chính phủ CH Czech quyết định tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh khiến hàng ngàn người đã đăng ký, đóng tiền thêm hoang mang. Hiện có gần 3.000 lao động bị “mắc kẹt” khâu visa, không thể sang CH Czech được. Tổng số tiền mà những lao động này đóng cho các Doanh nghiệp XKLĐ để chi trả phí môi giới, tiền “bôi trơn” thủ tục lên đến khoảng 22 triệu USD.

Trong số 34 Doanh nghiệp có tuyển chọn lao động sang CH Czech, một vài Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ không có khả năng hoàn trả chi phí cho NLĐ. Tương tự, việc khai thác thị trường mới Ba Lan - chủ yếu đưa lao động làm việc ở lĩnh vực may công nghiệp - của một số Doanh nghiệp có nguy cơ bất thành do NLĐ sau khi được Doanh nghiệp tuyển chọn, ký hợp đồng vẫn khó được cấp visa.


II. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến một số nước đang phát triển khác:


Gồng mình trước những tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tiếp tục giảm mạnh trong 2009. Hậu quả "bão" tài chính gây ra cho các nước đang phát triển sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với những dự đoán trước đây. Trong khi đó, các nước này lại thiếu những biện pháp đối phó. Tổ chức ngân hàng thế giới (WB) đã giảm dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 của các nước đang phát triển xuống còn 2,1%, thay vì mức dự đoán 4,4% vào tháng


11 năm 2008(49). Con số này giảm mạnh so với mức tăng trưởng 5,8% của năm 2008 cho thấy một viễn cảnh ảm đạm đang chờ đón các nước đang phát triển.

Theo đánh giá của WB, khoảng 84 trong tổng số 109 nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với hiện tượng thiếu hụt tài chính, đặc biệt các nước ở khu vực châu Âu, Trung Á, Mỹ La-tinh và phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi. WB dự báo trong năm 2009 kinh tế khu vực châu Âu và Trung Á sẽ gánh chịu mức tăng trưởng âm 2%, Mỹ La-tinh và Caribe là âm 0,6%. WB cảnh báo kinh tế thế giới năm 2010 có thể chuyển biến tích cực, song sản lượng hàng hóa sẽ vẫn thấp, áp lực tài chính tiếp tục gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao đến hết năm 2011.

Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, nhìn chung chưa thực sự hội nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới. Do đó, các nước này hầu như chịu ảnh hưởng không phải trực tiếp từ lĩnh vực tài chính. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lan ra các lĩnh vực khác, và chính các lĩnh vực này mới thực sự ảnh hưởng đến các nước đang phát triển. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng chủ yếu là xuất khẩu, công nghiệp, lao động, nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nói như vậy cũng không có nghĩa là thị trường tài chính của các quốc gia này là không bị ảnh hưởng.

Về xuất khẩu thì hầu như các nước này đều giảm. Vì thị trường xuất khẩu chủ đạo của các nước đang phát triển là các nước phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu của các nước phát triển. vì vậy các nước phát triển thường hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước để cứu lấy tình hình nguy kịch của nước mình.

Công nghiệp thì rơi vào khủng hoảng thừa, hàng sản xuất ra không có người mua, buộc các nghành công nghiệp trong nước phải hạn chế sản xuất. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, hầu hết các nước đang phát triển đều chuyển


sản xuất công nghiệp của nước mình sang sản xuất tại các nước đang phát triển với nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Khi nhu cầu ở các nước phát triển giảm, buộc các nước này phải cắt giảm sản xuất, do đó công nghiệp ở các nước đang pháp triển cũng bị “vạ lây”. sản xuất đình trệ, các nhà máy sản xuất thì phá sản hoặc trên bờ phá sản.

Chính từ ảnh hưởng của xuất khẩu và công nghiệp mà thị trường lao động trở nên dư thừa, thất nghiệp tăng cao. Một điều tất nhiên là khi các nhà máy bị đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất thì các công nhân sẽ bị đuổi ra đường.

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI & ODA) chảy vào các nước đang phát triển có xu hướng giảm. Do các nguồn vốn này chủ yếu đổ từ các nước phát triển sang. Nhiều nhà đầu tư của các nước phát triển bị phá sản, thâm hụt tài chính, do đó họ cũng sẽ cân nhắc hơn trong việc nên đầu tư vào đâu, vào lĩnh vực nào, thời điểm nào là an toàn nhất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ khiến những nước nghèo và đang phát triển khó tiếp cận với nguồn vốn cần thiết. Những nước nghèo nhất thế giới sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Chỉ ¼ số những nước dễ chịu ảnh hưởng mới có đủ khả năng làm dịu việc kinh tế đi xuống thông qua chương trình tạo thêm việc làm. Khi nước giàu vay tiền ngày một nhiều hơn, nước nghèo không còn được tiếp cận với nguồn vốn vay. Nhiều tổ chức trước đây hay cho các nước nghèo vay tiền đã biến mất. Những nước đang phát triển còn tiếp cận được với nguồn vốn vay sẽ phải chịu chi phí cao hơn và nguồn tiền chậm hơn, điều này làm chậm đầu tư và tăng trưởng.

Chính các ảnh hưởng nêu trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo của toàn cầu.

Để có thể đi sâu hơn về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến một số nước đang phát triển và từ đó đưa ra những giải pháp cho Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, em xin


đi sâu vào một số nước có nền kinh tế, chính trị tương đối giống Việt Nam và có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Đó là Trung Quốc và các nước khu vực ASEAN.

1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến Trung quốc:

Trung Quốc tuy là nước đang phát triển nhưng lại là nền kinh tế thứ ba thế giới, hiện đang cố gắng trong năm 2009 trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Chính vì vậy, khi thế giới bị khủng hoảng thì Trung Quốc cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Một số lĩnh vực của Trung Quốc bị ảnh hưởng có thể được phân tích theo các mục sau:

1.1.Ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu:

Riêng năm 2007, trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, xuất nhập khẩu đã đóng góp tới 2,5%. Trong các nước châu Á, Trung Quốc là quốc gia sản xuất các hàng hóa xuất khẩu lớn vào thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Chính vì thế, Trung Quốc sẽ chịu nhiều tác động xấu từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tại hai khu vực nói trên. Hàng năm, với kim ngạch xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện phân phối sản phẩm của mình tại các thị trường các nước phát triển, từ đó thu được một lượng lớn ngoại tệ cho doanh nghiệp và chính phủ. Do đó, tình trạng xấu trên thị trường xuất khẩu sẽ tác động nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc

Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc hiện chiếm khoảng 60% GDP của nước này. Khi người Mỹ không còn được vay tiền để tiêu dùng như trước đây, thì “công xưởng thế giới” là Trung Quốc cũng sẽ không tránh khỏi lâm vào cảnh khó khăn nhất định. Thương mại xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Về xuất khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Suy thoái kinh tế sẽ khiến nhu cầu đối với các loại sản phẩm hàng hóa giảm đi, khiến các nhà sản xuất không


còn động lực cải tiến kỹ thuật, mà bị buộc phải giảm giá sản phẩm để giữ thị phần. Điều này sẽ khiến điều kiện thương mại của các công ty xuất khẩu Trung Quốc thêm xấu đi.

Về nhập khẩu, hiện các sản phẩm chủ yếu đều được định giá bằng USD, vì thế USD mạnh hay yếu sẽ quyết định giá cả của các sản phẩm này cao hay thấp. Thời gian vừa qua, USD có chiều mạnh lên, khiến giá dầu thô, quặng sắt giảm rõ rệt. Điều này có lợi cho Trung Quốc là thị trường cần nhập rất nhiều các sản phẩm tài nguyên nêu trên. Song khủng hoảng tài chính lần này lại khiến cho tỷ giá USD và lòng tin của người nắm giữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời gian ngắn sắp tới, chính sách làm yếu đồng USD sẽ tất yếu được áp dụng. Như thế thì giá cả của dầu thô, quặng sắt và các mặt hàng chủ yếu khác sẽ lại bị nâng lên. Các công ty Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm được tính giá bằng USD sẽ phải trả giá cao hơn cho mỗi đơn vị hàng nhập khẩu.

Xuất khẩu trong tháng 2 đầu năm 2009 giảm 25,7% xuống còn 64,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2008, nhập khẩu giảm 24,1% xuống còn 60,1 tỷ USD. Xu thế đi xuống này của xuất khẩu được dự báo là sẽ còn tiếp diễn trong cả năm 2009. Thặng dư thương mại của Trung Quốc là 4,8 tỷ USD trong tháng 2 so với 39,1 tỷ USD của tháng trước đó. Thâm hụt ngân sách được xem là lớn nhất trong vòng 60 năm qua(50).

1.2. Ảnh hưởng đến thị trường lao động(51):

Tình hình cắt giảm nhân công ồ ạt của các công ty tại Trung Quốc thời gian qua trở thành vấn đề đau đầu cho chính phủ hiện nay. Ít nhất 20 triệu người mất việc vì hàng loạt công ty đóng cửa và xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt một con số (9,0%) trong năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại.


Tờ China Daily cho biết theo kết quả khảo sát tháng 2.2009, khảo sát 356 công ty nước ngoài thì gần 70% số các công ty cho biết họ sẽ cắt giảm kế hoạch tuyển dụng trong năm nay và 27% cho biết đã bắt đầu giãn thợ. Còn theo khảo sát 216 doanh nghiệp ở Trung tâm công nghiệp vùng châu thổ Châu Giang của Trung Quốc do KingField Management- một công ty chuyên tuyển dụng nhân tài đóng ở thành phố Quảng Châu- thực hiện, hơn 44% số giám đốc nhân sự được hỏi cho biết công ty họ đã cắt giảm việc làm. Một phần tư trong số họ đã có kế hoạch giãn thợ trong năm 2009. Đây là sự tương phản hoàn toàn với việc tuyển dụng ồ ạt trong những năm gần đây. Các công ty đa quốc gia hiện hoặc cắt giảm chi phí ở nước ngoài để đối phó với các vấn đề về nguồn vốn trong nước hoặc trở nên thận trọng đối với việc đầu tư thêm ở Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 1/2009 đã giảm 32,67% so với cùng kỳ năm trước, xuống 7,54 tỷ USD trong khi FDI của tháng 1/2008 tăng 109,8% so với cùng kỳ năm 2007.

Theo WB, 25 triệu người ở Trung Quốc có nguy cơ mất việc nếu thị trường xuất khẩu hàng Trung Quốc bị sụp đổ.

1.3. Ảnh hướng đến ngành ngân hàng(52):

Trong quá trình khủng hoảng không ngừng khuyếch tán, Mỹ sẽ không ngừng áp dụng các biện pháp để hạn chế suy thoái kinh tế như hạ lãi suất, bơm tiền, trợ cấp tài chính,.... Các chính sách này trên phạm vi rộng sẽ gia tăng tính lưu động toàn cầu. Đối với Trung Quốc, việc Nhân dân tệ tăng giá cơ bản không thay đổi, nên càng khó ngăn cản tiền nóng quốc tế đổ vào Trung Quốc, khiến nước này một lần nữa trở thành “cảng tránh bão” để tiền vốn quốc tế giữ giá và tăng giá trị, và cũng khiến các nhà đầu tư tài sản bằng USD của Trung Quốc bị rủi ro. Trong số 1800 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022