Hoàn Thiện Hệ Thống Chính Sách Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Sản Xuất- Xuất Khẩu:


1.1.4. Nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp:

Chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu qủa ngay khi xảy ra tranh chấp quốc tế liên quan đến quyền lợi quốc gia, và đến quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện khẩn trương và đồng bộ các chính sách và biện pháp nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo chủ trương xã hội hoá giáo dục, đào tạo. Đơn giản hoá những quy định về thủ tục và điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ giáo dục, để đẩy nhanh một bước chất lượng của công tác nghề và kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam; đẩy mạnh quá trình ra quyết định chính sách thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ nghành với nhau.

Tiếp tục phổ biến sâu rộng lộ trình và những cam kết của Việt Nam trong WTO cho các nghành, các doang nghiệp và mọi tầng lớp dân cư nhằm nâng cao nhận thưc về hội nhập kinh tế quốc tế, về WTO, qua đó chủ động hơn và nâng cao hiệu quả trong hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại và dịch vụ , nhất là chinh sách xuất, nhập khẩu cho phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vừa đảm bảo hộ trợ được cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa không vi phạm các quy định của WTO.

1.1.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất- xuất khẩu:

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để có môi trường hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, vì vậy đây là con đường ngắn nhất có thể tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của chúng ta. Tiếp theo cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân theo hình thức dọc- ngang, trong đó liên kết hàng dọc là cung cấp bộ phận linh kiện cho các


công ty có vồn đầu tư nước ngoài và liên kết ngang là hợp tác với các công ty đa quốc gia trên nhiều lĩnh vực để sản xuất và xuất khẩu. Có thể lúc đầu dưới dạng thương hiệu của nước ngoài, theo mạng lưới của họ, dần dần tiến tới tự mình chế tạo, thiết kế sản phẩm và tiến đến xây dựng thương hiệu, làm chủ hoàn toàn sản phẩm của mình.

Nhanh chóng đổi mới đồng bộ các chính sách tài chính, đầu tư, phát triển khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó cần đào tạo, phát triển nguồn lao động có chất lượng cao, nhất là phải có đội ngũ kĩ sư, chế tạo giỏi các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, cải cách thủ tục hải quan cho các hàng hoá xuất, nhập khẩu nhằm tiếp tục khuyến khích xuất khẩu và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Bên canh đó, Nhà nước cần phải dành sự quan tâm thích đáng đến việc xuất khẩu dịch vụ. Xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP và thương mại dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản của thương mại hiện đại thao quy định của WTO. Ở nước ta việc xuất khẩu dịch vụ thời gian quan chưa thực sự được chú trọng, mà chúng ta còn khá nhiều tiềm năng để phát triển, chính vì vậy chú trọng phát triển dịch vụ xuất khẩu có thể góp phần làm tăng tổng kim nghạch xuất khẩu, đem lại thu nhập và tạo nhiều công ăn việc làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1.1.6. Tập trung hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra nhiều việc làm và cũng là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất. Ngoài việc hỗ trợ lãi suất ngân hàng, thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vấn đề quan trọng là phải bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xuất khẩu. Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp thu mua hàng nông, lâm sản phục vụ

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 11


xuất khẩu trong bối cảnh giá thế giới giảm mạnh do nhu cầu tạm thời xuống thấp.

1.1.7. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ đạo:

Xuất khẩu chiếm khoảng 70% GDP của Việt Nam và tạo ra hàng chục triệu việc làm mỗi năm. Xuất khẩu suy giảm đã tác động lớn đến tăng trưởng, đến đời sống và việc làm của người lao động. . Vì vậy, cần đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có cơ hội phát triển thị trường đồng thời rà soát các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng chưa bị hạn chế về thị trường để tranh thủ xuất khẩu.

Đối với ngành lương thực, phải giữ vững sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu 4,5-5 triệu tấn gạo; ngành chăn nuôi, thủy sản cần tận dụng cơ hội giá nguyên liệu đầu vào giảm để thúc đẩy sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trước khả năng thực phẩm nhập khẩu sẽ "đổ bộ" ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ. Công tác thông tin, dự báo thị trường phải được cải thiện mạnh mẽ để có thể tận dụng những cơ hội thuận lợi trên thị trường đảm bảo người nông dân có thể ứng phó linh hoạt hơn.

Đặc biệt, thị trường trong nước vẫn chưa được chú ý đến khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta như cà phê, hạt điều, chè đều hướng ngoại tới 80-90% sản lượng. Vì vậy cần phải chiếm lĩnh lại thị trường này bằng nâng cao chất lượng, công nghệ chế biến, tăng kích cầu nội địa, đồng thời xây dựng hàng rào kỹ thuật quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu, cải thiện hệ thống lưu kho, phân phối nông sản trong nước.

1.2. Bảo hộ các nghành sản xuất trong nước không vi phạm quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế:

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, xuất khẩu nhiều nước chịu ảnh hưởng nặng nề, vì vậy các nước này luôn cố đẩy các mặt hàng chủ đạo của


nước mình sang các nước khác bằng bất cứ con đường nào có thể. Do đó, để đối phó với thực trạng này, đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra những chính sách hết sức khôn khéo và không vi pham quy định chung của các tổ chức quốc tế như tăng thuế nhập khẩu, rào cản kỹ thuật thương mại…Ví dụ điển hình cho vấn đền này chính là ngành thép của Việt Nam.

Thời gian vừa qua nhằm ứng phó trước mắt với tình hình thép ngoại đang bán phá giá vào Việt Nam, Bộ Tài chính vừa có Thông tư số 58/2009/TT- BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt thép trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo hướng tăng thuế nhập khẩu phôi thép và một số loại thép thành phẩm. Theo quyết định này, sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng và các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng sẽ được điều chỉnh từ 5% lên 8%. Các loại thép dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng; sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán... áp dụng thuế suất 15%. Mức thuế 7% được áp dụng với các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên đã phủ, mạ hoặc tráng trong khi mức thuế 10% và 13% được áp dụng với một số loại sản phẩm đặc thù như: Dây sắt hoặc thép không hợp kim…

Trước đó, ngày 12/3/2009, Hiệp hội Thép đã có văn bản kiến nghị nâng thuế suất thuế nhập khẩu phôi thép (mã số 7207) từ 5% lên 15%; nâng thuế suất nhập khẩu thép cuộn đường kính 6-10mm và thép thanh xây dựng từ 12 lên 22%; thép cuộn cán nguội (mã số HS 7209) đề nghị nâng thuế suất nhập khẩu từ 7 lên 8% và các sản phẩm tráng kim loại và sơn phủ màu cũng tăng thêm 1%.


Bộ Công Thương cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu thép và phôi thép nhằm ứng phó trước mắt với tình hình thép ngoại đang bán phá giá vào Việt Nam.

Các biện pháp tăng thuế không thể thực hiện trong dài hạn. Do đó, về lâu dài Chính phủ cần phải xây dựng các hàng rào kĩ thuât đối với các hàng hoá nhập khẩu.

1.3. Giải pháp chấn chỉnh cơ cấu nhập khẩu, chống nhập siêu quá lớn và sử dụng hàng nhập có hiệu quả

Cán cân thương mại thâm hụt ngày càng lớn là một dấu hiệu không thuận lợi cho nền kinh tế; nó chứng tỏ khả năng sản xuất và hàng hoá trong nước còn yếu. Việc cố gắng giảm dần nhập siêu, tiến tới xuất siêu cần được đặt ra cụ thể và ngay từ bây giờ, vì hiện nay nhập siêu của Việt Nam không được tài trợ từ nội lực của nền kinh tế chủ yếu từ nguồn lực bên ngoài. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro ( rủi ro về thanh toán, rủi ro về tỉ giá ). Nhập siêu tăng như hiện nay chỉ được phép tồn tại trong ngắn hạn và trong giới hạn kiểm soát được. Để kỉêm soát tốt tình hình nhập khẩu, qua đó giảm nhập siêu, chúng ta cần đổi mới công tác quản lý nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề trước mặt là phải cần điều chỉnh lại danh mục hàng hoá nhập khẩu. Về cơ bản chỉ cho phép nhập khẩu hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, không cho phép hoặc hạn chế tối đa nhập các loại hàng hoá trong nước có khả năng sản xuất. Bên cạnh đó thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các hàng hoá nhập khẩu. Với các nguyên phụ kiện nhập khẩu để làm hàng gia công, cần rà soát lại lượng tối thiểu cần nhập khẩu. Với các thiết bị máy móc, cần xác định tiến độ nhập khẩu phù hợp với tiến độ xây lắp các công trình, đảm bảo công trình được xây dựng nhanh chóng phát huy hiệu quả từ thiết bị nhập khẩu


Các biện pháp trên nếu được áp dụng một cách quyết liệt, mạnh mẽ có thể giảm được nhập siêu.

1.4. Khuyến khích hoạt động đầu tư và tiêu dùng:

Tăng trưởng kinh tế suy giảm do 2 yếu tố chủ yếu: vốn đầu tư (đầu vào) và tiêu dùng sản phẩm (đầu ra). Vốn đầu tư đóng góp chủ lực trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm đều lớn hơn tốc độ tăng GDP và tỉ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng tăng liên tục (xấp xỉ 40%) trong thập kỷ qua (đây là tỉ lệ đầu tư cao so với các nước trên thế giớ)i. Đầu tư tư nhân - gần bằng ½ tổng vốn đầu tư trong nước - cũng đang có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên tăng vốn đầu tư sẽ tăng sản phẩm sản xuất. Nếu sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được sẽ dẫn đến sự tồn đọng. Vì vậy, cùng với khuyến khích đầu tư thì cần khuyến khích cả hoạt động tiêu dùng. Trong điều kiện xuất khẩu bị sụt giảm, thì tiêu dùng trong nước càng trở thành “cứu cánh”. Khuyến khích hoạt động đầu tư và tiêu dùng có ý nghĩa lớn nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Để hoạt động kích cầu đầu tư và tiêu dùng đạt hiệu quả cần chú ý đến những vấn đề chính sau: Một là, tập trung kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng, các dự án có dung lượng và triển vọng thị trường tiêu thụ tốt, các dự án góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh cần thiết của doanh nghiệp và nền kinh tế. Ưu tiên các dự án có khả năng tạo được thị trường tiêu thụ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án kết hợp phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Hai là, để kích cầu tiêu dùng cần giảm giá hàng tiêu dùng, giảm lãi suất, điều chỉnh tăng lương, giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời giãn, khoanh nợ và tăng hỗ trợ an sinh xã hội. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số, các


vùng núi khó khăn, thiên tai, bệnh dịch… Đơn giản hóa các thủ tục trợ cấp cho người nghèo.

Trong hoạt động kích cầu đầu tư, cần khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp cùng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, kho cảng, sân bay, đường bộ, điện, xi măng…Bên cạnh đó là đầu tư vào nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp. Kích cầu đầu tư đúng thì sẽ kích cầu được tiêu dùng. Giảm thuế, giảm lãi suất, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, tiền chi trả cho người lao động sẽ cao hơn. Khi có thu nhập người lao động sẽ chi tiêu. Mục tiêu kích cầu tiêu dùng sẽ đạt được. Mỹ cũng là một trong những quốc gia đang áp dụng giải pháp kích cầu tiêu dùng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam gián tiếp cho vay tiêu dùng bằng việc không áp dụng lãi suất trần cho vay tiêu dùng.

Gói kích thích kinh tế thứ nhất được Chính phủ công bố hôm 23/1/2009. Trong đó hỗ trợ lãi xuất 4% đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng trong thời gian tối đa là 8 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009. Vốn vay này nhằm giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh, và tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Đầu tháng 3/2009 , Thủ tướng đã quyết định bổ sung đối tượng được thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất là các công ty tài chính.

Gói kích thích kinh tế thứ hai được Chính phủ công bố ngày 4/4/2009. Gói kích thích kinh tế này nhằm cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 1/4/2009 đến hết ngày 31/12/2011. Đối tượng áp dụng vẫn là các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển Việt Nam, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định


của Thủ tướng trước đây về việc cho vay hỗ trợ lãi suất từ đầu tháng 1/2/2009 tới hết ngày 31/12/2009.

1.5. Bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo.

Trước nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động thì vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo phải được xem là giải pháp cấp bách. Tăng cường dự trữ quốc gia để triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành như chương trình nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở và tín dụng ưu đãi cho sinh viên… Thực hiện các giải pháp đầu tư để giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện có tỉ lệ nghèo cao nhất, bảo đảm đến năm 2020 các huyện này sẽ có mức phát triển ngang bằng với trình độ chung của cả nước. Tổ chức triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Chính phủ đã thông qua Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh toán. Cụ thể, đối tượng vay là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp mà vẫn chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm. Mức vay tối đa của doanh nghiệp bằng số kinh phí để thanh toán số nợ tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động bị mất việc làm. Lãi suất vay là 0%, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí