Xu Hướng Thâm Nhập Của Ngân Hàng Nước Ngoài Tại Việt Nam


NHNNg là 15 triệu USD và ngân hàng liên doanh là 10 triệu USD. Thời hạn hoạt động của chi nhánh NHNNg, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam không quá 20 năm.


Bảng 5.2: Tổng hợp chính sách mở cửa thị trường ngân hàng Việt Nam

Năm

Chính sách


1990

NHNNg được phép thâm nhập vào Việt Nam b ằ n g p h ươ n g t h ức mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng liên doanh.


2001

Việt Nam ký hiệp định thương mại với Mỹ với cam kết mở cửa dần thị trường tài chính đối với Mỹ và đến năm 2010 thực hiện nguyên tắc đối xử tối huệ quốc với các tổ chức tài chính Mỹ.


2007

Cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2011

Xóa bỏ mọi hạn chế đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam - 19

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


Khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, chính sách mở cửa thị trường ngân hàng được thay đổi để phù hợp với các cam kết của WTO. Ngoài việc mở văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, NHNNg có thể kinh doanh tại Việt Nam bằng cách thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Thời gian hoạt động của NHNNg tại Việt Nam lên đến 99 năm. Các hạn chế về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng dần được xóa bỏ và đến năm 2011 thực hiện nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với các NHNNg.

5.3.2. Xu hướng thâm nhập của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam


Các NHNNg thâm nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1990 ngay khi chính sách mở cửa thị trường ngân hàng có hiệu lực. Thời gian đầu có 4 ngân hàng liên doanh và 18 chi nhánh NHNNg được cấp phép hoạt động, khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2002, số chi nhánh NHNNg đã tăng lên 26; đến thời điểm năm 2006,


số lượng ngân hàng liên doanh là 5 ngân hàng và số chi nhánh NHNNg là 31 chi nhánh. Nhìn chung trong giai đoạn này, số lượng chi nhánh NHNNg có xu hướng tăng nhanh, nhưng số ngân hàng liên doanh từ năm 1990 đến 1995 chỉ dừng lại ở 4 ngân hàng và đến năm 2006 mới có thêm 1 ngân hàng liên doanh được thành lập (Bảng 5.3). Nguyên nhân là do Chính phủ Việt Nam chỉ cho phép NHNNg liên doanh với NHTM nhà nước nhằm duy trì quyền kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng liên doanh. Trong khi đó, số NHTM nhà nước chỉ có 5 ngân hàng nên dẫn đến số lượng ngân hàng liên doanh bị giới hạn.

Bảng 5.3: Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam


Ngân hàng

liên doanh

Năm

đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ

góp vốn

Ngân hàng

trong nước

NHNNg

Quốc gia

Indovina

1990

Cathay United

Bank

Đài Loan

50%

Vietinbank

VID Public

1991

Public Bank

Hồng Kông

50%

BIDV

Shinhanvina

1993

First Bank

Korea

Hàn quốc

50%

Vietcombank


VinaSiam


1995

Siam Commercial

Bank và CP


Thái Lan


66%


Agribank

Vietnam - Russia JV

2006

VTB Bank

Nga

50%

BIDV

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, thâm nhập bằng phương thức thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng nhanh. Năm 2008, SBV cùng lúc đã cấp giấy phép cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan, Hong Leong hoạt động tại Việt Nam. Năm 2016 có 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập là Public Việt Nam, CIMB Việt Nam và


Woori Việt Nam. Năm 2017 có thêm ngân hàng UOB Việt Nam được cấp phép hoạt động (Bảng 5.4).

Trong khi số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng thì số lượng ngân hàng liên doanh có xu hướng giảm. Năm 2011, Ngân hàng liên doanh Shinhanvina sáp nhập vào Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam. Năm 2015, Ngân hàng liên doanh Việt Thái đóng cửa, và ngân hàng VID Public Bank chuyển đổi từ ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Bảng 5.4: Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam


Ngân hàng

Quốc gia đầu tư

Năm đầu tư

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

HSBC Việt Nam

Anh

2008

7.528,0

ANZ Việt Nam

Australia

2008

3.000,0

Standard Chartered Việt Nam

Anh

2008

4.215,3

Shinhan Việt Nam

Hàn Quốc

2008

5.709,9

Hongleong Việt Nam

Malaysia

2008

3.000,0

Public Việt Nam

Malaysia

2016

6.000,0

Woori Việt Nam

Hàn Quốc

2016

4.600,0

CIMB Việt Nam

Malaysia

2016

3.203,2

UOB Việt Nam

Singapore

2017

3.000,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


Như vậy, thâm nhập của NHNNg đang ngày càng tăng tại Việt Nam. Đến cuối năm 2019, Việt Nam có 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 49 chi nhánh NHNNg. Tổng tài sản của khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt 1.346 nghìn tỷ đồng chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống, so với trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm 2006, tổng tài sản của khối NHNNg đã tăng 573%. Xu hướng thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam là tăng thâm


nhập bằng hình thức thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, và giảm hình thức liên doanh.

5.4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH


5.4.1. Các gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách


Một số gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án kết hợp với định hướng phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ và xu hướng thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam hiện nay như sau:

5.4.1.1. Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng


Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam trong thời gian qua là thành công, vì đã thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước. Theo quan điểm cạnh tranh - ổn định, thì cạnh tranh lành mạnh là cần thiết để tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng (Caminal và Matutes, 2002). Cạnh tranh là động lực để các ngân hàng Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, góp phần tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng, thu hút các NHNNg kinh doanh tại Việt Nam. Luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, xem xét nới lỏng các rào cản kỹ thuật tạo thuận lợi cho các NHNNg thâm nhập vào Việt Nam, nhất là các rào cản về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Xóa bỏ dần các điều kiện khác biệt trong hoạt động kinh doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về giá trị tổng tài sản của ngân hàng mẹ khi thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tăng số lượng sản phẩm dịch vụ mà NHNNg được cung cấp, mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường và đối tượng khách hàng cho các NHNNg.

Thứ hai, tăng cường việc kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho thấy sự mở rộng mạng lưới hoạt động và quy mô kinh doanh của các ngân hàng Hàn Quốc (Ngân hàng Shinhan, Ngân hàng Woori, Ngân hàng Kexim,


Ngân hàng KEB Hana, Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc, Ngân hàng Kookmin, Ngân hàng Busan, và Ngân hàng Nonghyup) trong những năm gần đây một phần là nhằm phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động và sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài Hàn Quốc tại Việt Nam. Do đó, tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ góp phần gia tăng sự hiện diện của NHNNg ở nước ta.

Thứ ba, sửa đổi, hoàn thiện quy định về mua lại, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Để khuyến khích các NHNNg góp vốn, mua cổ phần, mua lại, sáp nhập, hợp nhất với các tổ chức tín dụng trong nước yếu kém phải cơ cấu lại, các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước.

Thứ tư, tiếp tục điều hành chính sách lãi suất theo quy luật thị trường. Giá trị H-Statistic của thị trường ngân hàng Việt Nam theo kết quả nghiên cứu này là 0,543. Trong đó giá đầu vào của vốn huy động ảnh hưởng tích cực và có giá trị lớn nhất (độ co giãn của thu nhập trước sự thay đổi của giá đầu vào của vốn huy động là 0,343) so với giá các yếu tố đầu vào của nhân viên, và vốn vật chất. Như vậy, lãi suất huy động có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Do đó, SBV cần điều hành chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động ổn định.

Mở cửa thị trường ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, hội nhập càng sâu rộng thì nguy cơ bất ổn từ bên ngoài càng lớn và đến càng nhanh, đặc biệt đối với dịch vụ ngân hàng là ngành huyết mạch của nền kinh tế.

Nghiên cứu của Berger và cộng sự (2017) cho thấy hệ thống ngân hàng là kênh truyền dẫn bất ổn đến các khu vực khác nhau của nền kinh tế qua sự sụp đổ của thị trường liên ngân hàng và các cơ chế thanh toán cũng như sự sụt giảm nguồn cung tín dụng và tình trạng đóng băng tiền gửi. Điều này sẽ gây ra các tác động tiêu cực kéo dài đối với nền kinh tế.


Theo McKinnon (1993) nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Mỹ Latinh những năm 80 là do các nước này thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng không hợp lý. Do đó, xây dựng một lộ trình mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng phù hợp với điều kiện của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở cửa thị trường ngân hàng cần thực hiện theo hướng thận trọng, từng bước và chặt chẽ đảm bảo vị trí cạnh tranh tương đối của các ngân hàng trong nước. Ưu tiên mở cửa các dịch vụ cơ bản, và những dịch mà ngân hàng Việt Nam có lợi thế.

5.4.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật về cạnh tranh và giám sát ngân hàng


Thâm nhập NHNNg đã làm gia tăng cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực của cạnh tranh như nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ cho người dân, cạnh tranh quá mức có thể gây ra rủi ro cho khu vực ngân hàng. Theo Beck (2008) cần phải có sự phát triển hài hòa mối quan hệ giữa cạnh tranh và quản lý, giám sát ngân hàng nhằm ổn định hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách pháp luật, và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế là cần thiết. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh, và kiểm soát độc quyền nhằm tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và ổn định.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện về chính sách, cơ chế, thanh tra giám sát, đồng thời cấu trúc hoạt động thanh tra ngân hàng theo quy mô và loại hình hệ thống ngân hàng để phù hợp với các chuẩn mực an toàn và mức độ tiệm cận các chuẩn mực về thanh tra giám sát của thế giới.

Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát theo hướng kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro. Gắn thanh tra với giám sát trên cơ sở rủi ro, từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg; tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng. Thực hiện giám


sát an toàn vĩ mô, vi mô và cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng; Tiếp tục tăng cường giám sát chất lượng tín dụng, việc cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, tình hình tăng trưởng tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; Xử lý nghiêm các vi phạm đã được cảnh báo, vi phạm tái diễn hoặc chậm khắc phục.

Thứ tư, tăng cường đầu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân

hàng.


Thứ năm, đào tạo đội ngũ chuyên gia thanh tra, giám sát ngân hàng lành nghề,

chuyên nghiệp, thành thạo công nghệ thông tin, có kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.


5.4.2. Các gợi ý chính sách cho các ngân hàng thương mại


Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy thâm nhập của NHNNg tạo sức ép cạnh tranh làm giảm hiệu quả của các NHTM trong nước. Do đó, các NHTM Việt Nam cần có biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để thích ứng với điều kiện thị trường có sự tham gia của các NHNNg.

5.4.2.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh


Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng còn ở mức thấp. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu được công bố hàng năm, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong 5 năm gần đây luôn ở mức thấp so với 11 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Giai đoạn 2015 - 2017, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ xếp cao hơn 1 quốc gia là Peru, năm 2018 – 2019 năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp nhất trong số 11 quốc gia (Bảng 5.5).

Năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng được Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá qua 4 chỉ số là chỉ số lành mạnh tài chính của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, khoảng trống tín dụng, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro trung bình. Theo kết quả đánh giá, năm 2019 các chỉ số cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam đứng ở vị trí trung bình thấp. Trong 4 chỉ số thì đến 3 chỉ số có vị trí xếp hạng rất thấp là chỉ số


lành mạnh tài chính của ngân hàng đứng thứ 114, khoảng trống tín dụng đứng thứ 113, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro trung bình đứng thứ 133 trong số 141 quốc gia, chỉ có tỷ lệ nợ xấu đứng thứ 27 trong số 141 quốc gia là mức trung bình cao. Xếp hạng tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam năm 2019 được cải thiện là nhờ các biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tuy nhiên, biện pháp này chủ yếu để làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM, thực tế số nợ xấu chưa được xử lý lên đến 9% tổng dư nợ.

Bảng 5.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh các quốc gia ký CPTPP

Quốc gia

2015

2016

2017

2018

2019

Singapore

2/140

2/138

3/137

2/140

1/141

Nhật Bản

6/140

8/138

9/137

5/140

6/141

New Zealand

16/140

13/138

13/137

18/140

19/141

Canada

13/140

15/138

14/137

12/140

14/141

Australia

21/140

19/138

18/137

33/140

16/141

Malaysia

18/140

25/138

23/137

25/140

27/141

Chile

35/140

33/138

33/137

14/140

33/141

Brunei

-

58/138

46/137

62/140

56/141

Mexico

57/140

51/138

51/137

46/140

48/141

Việt Nam

56/140

60/138

55/137

77/140

67/141

Peru

69/140

67/138

72/137

63/140

65/141

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới.





Để nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường ngân hàng, các NHTM Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau đây:

(i) Tăng cường năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố cốt lõi nhất quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM. Nhìn chung năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam hiện nay còn thấp. Số liệu báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong 2 năm gần đây cho thấy tỷ lệ vốn tự có so với tài sản có rủi ro trung bình của Việt Nam năm 2018 là 12,7% và năm 2019 là 12,5% đứng ở vị trí thấp nhất trong 11 quốc gia tham giá ký kết CPTPP

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023