Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Trâu


trâu đực tốt và kiểm tra đực giống qua đời sau (Antonio Borghese và cs., 2006). Các bước tiến hành của chương trình là chọn lọc và đăng ký trâu cái, chọn lọc trâu cái tốt để sản xuất trâu đực giống, chọn những trâu đực tơ có đủ tiêu chuẩn để kiểm tra cá thể và cuối cùng là kiểm tra đực giống đó qua đời sau. Những trâu đực đã được chọn lọc được khai thác tinh phục vụ công tác cải tiến di truyền thông qua thụ tinh nhân tạo với các đàn trâu cái đã được chọn (Alexiev, 1998).

Thái Lan là quốc gia có số lượng trâu đầm lầy khá lớn, mặc dù có giảm sút về số lượng nhưng trong những năm cuối của thế kỷ trước họ đã tiến hành chương trình giống quốc gia về “Đánh giá khả năng sản xuất của trâu” nhằm nâng cao khả năng cày kéo và cho thịt của trâu đầm lầy. Kết quả đã nâng được khối lượng nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ 28, 4 lên 30,6 kg), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng 38 % (từ 121 lên 167 kg), ở 2 năm tuổi tăng 18 % (từ 268 lên 317 kg); tỷ lệ đẻ của đàn cái sinh sản cũng được cải thiện, tăng từ 60,6% lên 69 %, tuổi đẻ lứa đầu rút ngắn từ 4, 5 năm xuống 3, 37 năm và khoảng cách 2 lứa đẻ rút ngắn từ 587 ngày xuống 468 ngày (Chantalakhana và Skunmun, 2002).

Chương trình cải tiến di truyền trâu của Philippin, họ chọn lọc nhân thuần đàn trâu địa phương và nhập trâu sông để lai tạo tạo con lai lấy sữa, thịt. Với chọn lọc nhân thuần đàn trâu địa phương, họ xây dựng hệ thống hạt nhân mở để chọn lọc và cải tiến nâng cao chất lượng đàn, đàn hạt nhân được chọn lọc và xây dựng dựa vào hai chỉ tiêu chính tầm vóc và khả năng sinh sản (Cruz, 2006).

Theo Liang Xian-wei và cs. (2004) thì chiến lược phát triển trâu của Trung Quốc là làm tốt việc chọn lọc nhân thuần từng giống (trâu địa phương và trâu nhập nội) để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng đực giống trâu sông nhập nội phối với đàn cái nền trâu địa phương. Ngoài công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu địa phương để lai tạo giống trâu lai hướng sữa, chương trình giống của Trung quốc còn chọn lọc nhân thuần tạo giống trâu đầm


lầy Trung Quốc mới hướng sữa và chọn lọc tạo giống trâu sông mới Binlang Vân Nam lấy sữa (Zhang Chunxi, 2006).

Inđônêxia tiến hành công tác chọn lọc nhân thuần trong từng loại hình trâu đầm lầy để giữ sự đa dạng và làm cơ sở lai tạo với trâu sông tạo trâu lai kiêm dụng (Triwulanningsih và cs, 2005).

Tại Việt Nam, công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu lnội hầu như chưa được tiến hành. Trong nghiên cứu của Mai Văn Sánh (2005) đã sử dụng trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta cho phối giống với trâu cái địa phương ngoại hình nhỏ đã cải thiện được tầm vóc và nâng cao được khả năng cho thịt rõ rệt. Kết quả bước đầu cho thấy: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống và kết hợp với chọn lọc đàn trâu cái đã cải thiện nâng cao tầm vóc trâu lên 10% so với đại trà.

Công tác chọn lọc nhân thuần giống trâu của Braxin là khá tốt, họ tiến hành kiểm tra cá thể và kiểm tra qua đời sau nhưng trong điều kiện sản xuất họ lại áp dụng phương pháp đơn giản hơn là đàn trâu được phân làm hai nhóm: Nhóm A là đàn trâu hạt nhân đã chọn lọc (20% trâu có năng suất cao nhất) và nhóm B là 80% còn lại. Đàn giống nhóm A để sản xuất ra trâu đực giống, đàn giống nhóm B sản xuất ra đàn trâu cái sinh sản (trâu đực ở đàn này chỉ để vỗ béo lấy thịt). Đàn trâu đực sinh ra từ nhóm bố A sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt về khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu khác để chọn 1% trâu đực tốt nhất cho phối giống với đàn trâu cái hạt nhân, 49% trâu đực tốt tiếp theo sẽ chọn làm đực giống phối cho đàn trâu cái đại trà và 50% trâu đực còn lại sau không dùng làm đực giống, chỉ để nuôi lấy thịt (Alexiev, 1998).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng và các mối quan hệ giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của bố mẹ và khẳng định có sự tương quan thuận giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng cơ thể của bố mẹ. Topanurak và cs. (1991) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và sinh trưởng của nghé báo cáo rằng: Khối lượng của nghé bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu đực bố và tính biệt của nghé đặc biệt là khối lượng nghé sơ sinh. Intaramongkol


Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 5

và cs. (1991) cũng chứng minh răng khối lượng nghé lúc 24 tháng tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ thể bố và tuổi trâu đực giống, trâu cái mẹ cũng như tính biệt nghé, mùa và năm sinh.

2.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của trâu

2.3.1. Khả năng sản xuất thịt

Muốn trâu có khả năng sản xuất được khối lượng thịt lớn thì trước hết phải có tầm vóc lớn, thể hiện đặc trưng nhất là khối lượng cơ thể lớn. Muốn có khối lượng ở thế hệ đời sau lớn thì khối lượng bố mẹ phải lớn. Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết muốn có nghé sơ sinh nặng cân, trước tiên phải chọn trâu bố, trâu mẹ có khối lượng lớn vì tính trạng này mang đặc tính trung gian giữa bố và mẹ.

Đối với giống trâu Murrah, nhiều thí nghiệm đã tiến hành xác định khả năng sản xuất thịt cho thấy: Nghé nuôi với khẩu phần có thức ăn tinh cho tăng khối lượng từ 555-625 g/ngày và khối lượng cơ thể đạt 300 kg lúc 16-18 tháng tuổi. Trong lúc đó, nuôi với khẩu phần nhiều thức ăn thô xanh, tăng khối lượng chỉ đạt 410-450 g/ngày và khối lượng giết thịt đạt 300kg lúc 20-22 tháng tuổi (Nguyễn Đức Thạc, 1983).

Mai Văn Sánh (1996), nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, sinh sản cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và lai tạo với trâu nội cho biết trâu Murrah nhập từ Ấn Độ về nuôi tại Sông Bé có khả năng sinh trưởng và cho thịt tốt, khối lượng trưởng thành: trâu đực đạt 617 kg, trâu cái đạt 454 kg, tăngkhối lượng ở giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi đạt 556g/ngày, giai đoạn 7-12 tháng tuổi 407-575 g/ngày.

Theo Đào Lan Nhi và cs. (1999), trâu đầm lầy nước ta khoảng 1,5-2 năm tuổi có thể đưa vào vỗ béo lấy thịt: Mùa mưa, với khẩu phần 6,08-6,50 kg vật chất khô ăn vào, đạt 0,677- 0,833 kg/con/ngày và mùa khô, với khẩu phần 5,31- 5,72 kg vật chất khô ăn vào, đạt 0,253-0,337 kg/con/ngày.


Pathak (1988), tăng khối lượng trung bình của trâu Murrah là 0,330-0,560 kg/ngày. Krishman và Nagarcenka (1979) cho biết trâu Murrah nuôi với thức ăn tinh thông thường cho tăng khối lượng trung bình 0,513 kg/ngày trong giai đoạn từ sơ sinh đến tuổi 2 năm giết thịt. Baloch và cs. (1983) cho biết, tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu đực giống Kundi là 0,799 kg/ngày ở tuổi 1-1,5 năm với lượng thức ăn tiêu tốn là 6,425 kg vật chất khô cho 1 kg tăng khối lượng.

Khả năng sản xuất thịt thể hiện qua khối lượng cơ thể của từng độ tuổi khác nhau. Khối lượng cơ thể có mối quan hệ giữa các độ tuổi khác nhau như khối lượng sơ sinh với khối lượng các tuổi khác nhau. Khối lượng đời con liên quan đến khối lượng bố mẹ được thể hiện rõ qua mối tương quan giữa khối lượng sơ sinh đời con với khối lượng của bố mẹ chúng. Tăng khối lượng hàng ngày trong các giai đoạn sinh trưởng cũng liên quan với nhau. Các mối liên quan đó đã được các nhà khoa học nghiên cứu công bố: Agabayli (1977) cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ sinh có mối tương quan thuận (r = 0,46-0,60).

Bunyavejchewin và cs. (1986) đã thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm lầy (90 đực và 89 cái) từ năm 1981 đến 1986 và đưa ra kết luận: Tăng khối lượng trước cai sữa và khối lượng cai sữa có tương quan thuận (r=0,95) ở mức độ cao và có ý nghĩa rõ rệt (P<0,01); Tăng khối lượng sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Nhưng, tăng khối lượng trước cai sữa không thể được dùng như một chỉ số đánh giá tăng khối lượng sau cai sữa vì không có mối tương quan (r=-0,185). Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, khối lượng cai sữa, khối lượng các độ tuổi, tăng khối lượng trước và sau cai sữa đến thời điểm kết thúc là những tiêu chuẩn để chọn lọc và đó là các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sức tăng trưởng.

Tỷ lệ thịt xẻ trung bình của trâu là 50,9%, biến động từ 46,8% đến 59,6%; tỷ lệ nạc:mỡ:xương là 55:26:28% đối với nghé ăn nhiều thức ăn tinh và 59:19:21% đối với nghé ăn nhiều thức ăn thô xanh (Payne, 1990).


Charle và Johnson (1972); Johnson và Charle (1975) cho biết thịt xẻ của trâu có tỷ lệ thịt bắp cao (68,6 %), tỷ lệ xương thấp (17,3 %) và tỷ lệ mỡ thấp (10,6 %). Trâu phát triển mạnh mô cơ và thịt xẻ của trâu có tỷ lệ nạc cao. Trâu đầm lầy Thái Lan (đực kéo) cho tỷ lệ thịt xẻ 43-51% (Bunyavej- chewin và Chantalakhana, 1991). Trâu đầm lầy Trung quốc nuôi vỗ béo có tỷ lệ thịt xẻ là 46,5 % đối với trâu thiến và trâu đực; 43,8 % đối với trâu cái (Han Zhengkang, 1994).

Mai Văn Sánh (1996), nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, sinh sản cho sữa, thịt của trâu Murrahi nuôi tại Sông Bé và lai tạo với trâu nội cho biết trâu Murrah nhập từ Ấn Độ về nuôi tại Sông Bé có khả năng cho chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ ở trâu trưởng thành đạt 54,3%.

Lu và Huang (1994) cho biết, tại trại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung quốc đang thực hiện chương trình tạo trâu lai 3 giống lấy thịt, sữa với khả năng cho thịt của trâu đực lai 3 giống lúc 24 tháng tuổi là: thịt xẻ 53,6% và thịt tinh 43%.

Trâu đầm lầy của Trung quốc có tỷ lệ thịt tinh là 36,7% đối với trâu đực, 36,9% đối với trâu đực thiến và 34,0% đối với trâu cái. Tương ứng, tỷ lệ giữa xương và thịt trung bình là 1/3,3; 1/3,8 và 1/3,6. Khả năng cho thịt của trâu lai F1 (Murrah×Swamp) cao hơn trâu đầm lầy bản địa, tỷ lệ thịt lọc là 42,5 và 36,9 % đối với trâu lai và trâu đầm lầy giết thịt lúc 2 tuổi (Han Zhengkang, 1994).

Trong quá trình lai tạo ra những giống trâu chuyên thịt, ngoài tiêu chí tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ thịt người ta rất chú ý tạo ra những giống trâu có khối lượng lớn và tăng khối lượng nhanh. Nhìn chung, gia súc có khối lượng càng lớn thì tỷ lệ thịt xẻ càng cao. Những giống gia súc có xương nhỏ thì thịt dày hơn và tỷ lệ thịt tinh cao hơn những giống có xương to.

Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi phải tạo ra các giống có sức sản xuất và tính chuyên dụng cao. Trong ngành chăn nuôi trâu bò thịt hiện nay đang sản xuất thịt theo hướng có hàm lượng protein cao, thơm ngon, màu sắc thịt tươi, đẹp.


2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của trâu

Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh đến khả năng cho thịt, chất lượng thịt đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Tốc độ hay cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính và đặc điểm cá thể cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật… Cường độ sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào tuổi và khối lượng con vật. Tốc độ sinh trưởng cũng phụ thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính của con vật, mỗi giống gia súc khác nhau có khối lượng trưởng thành khác nhau (Lê Viết Ly, 1995).

2.3.2.1. Ảnh hưởng của giống


Trong tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng sản xuất thịt và chất lượng thịt thì giống là yếu tố quan trọng nhất. Giống khác nhau có khả năng cho thịt khác nhau vì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích luỹ thịt và độ béo khác nhau.

Phân tích 1001 số liệu của trâu đầm lầy nuôi tại Trạm giống gia súc Surin (Thái Lan) từ năm 1980 đến năm 1988, Itaramongkol và cs. (1991) cho biết khối lượng cai sữa bị ảnh hưởng bởi tuổi của mẹ, bố.

Tốc độ tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ các thành phần thịt, mỡ, xương khác nhau phụ thuộc vào giống, tuổi mổ thịt, khối lượng giết thịt, khẩu phần nuôi dưỡng, có thể nâng khối lượng mổ thịt của trâu lên bằng cách tăng cường, cải tiến khẩu phần ăn và chọn thời điểm giết thịt thích hợp. Khả năng tăng khối lượng và cho thịt của trâu chịu ảnh hưởng lớn bởi giống, tuổi mổ thịt, chế độ nuôi dưỡng.

Theo Đào Lan Nhi và cs. (1999), trâu đầm lầy nước ta khoảng 1,5-2 năm tuổi có thể đưa vào vỗ béo lấy thịt: mùa mưa, với khẩu phần 6,08-6,50 kg vật chất khô ăn vào, đạt 0,677- 0,833 kg/ngày và mùa khô, với khẩu phần 5,31-5,72 kg vật chất khô ăn vào, đạt 0,253-0,337 kg/ngày.

Pathak (1988), tăng khối lượng trung bình của trâu Murrah là 0,330-0,560 kg/ngày. Baloch và cs (1983) cho biết, tăng khối lượng trung bình hàng ngày của


trâu đực giống Kundi là 0,799 kg/ngày ở tuổi 1-1,5 năm với lượng thức ăn tiêu tốn là 6,425 kg vật chất khô cho 1 kg tăng khối lượng.

Cũng như những loại gia súc khác, lai giống để tạo ra những tổ hợp trâu lai cho thịt cao. Trâu lai 3 giống (50% Nili-Ravi, 25% Murrah, 25% Swamp) được nuôi với khẩu phần cỏ voi trong 100 ngày cho tăng khối lượng 0,80 kg/ngày (Liu, 1987). Trâu lai F1 (trâu sông × trâu đầm lầy) có tỷ lệ sinh trưởng nhanh hơn so với trâu đầm lầy trong điều kiện đồng cỏ chất lượng tốt. Những trâu lai 3/4 và 5/8 nguồn gen trâu sông cũng cho tăng khối lượng tốt hơn so với trâu đầm lầy (Allen, 2001).

2.3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn và chế độ nuôi dưỡng


Thức ăn ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng của trâu, từ sự phát triển của bào thai đến quá trình sinh trưởng của nghé và trâu, ảnh hưởng đến khả năng cho thịt của trâu. Trong giai đoạn bào thai, việc cung cấp đủ thức ăn có giá trị dinh dưỡng, cân đối axit amin và khoáng là điều kiện cần thiết.

Theo Agabayli (1977), trong điều kiện không đủ thức ăn cho trâu cái trong giai đoạn chửa, bào thai sẽ không đạt tiêu chuẩn: tháng thứ hai, thai phát triển bằng 72%, tháng thứ 3-4 là 11%-88%, tháng 5-6 là 2%-63% và tháng thứ 7-10 là 4%-65% so với khối lượng bình thường. Trong điều kiện nuôi dưỡng không đầy đủ, thai và các cơ quan bên trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ đầu. Lúc thai 3-4 tháng tuổi, da, tim, phổi, dạ dày... sinh trưởng chậm lại. Hơn nữa, trong điều kiện thiếu thức ăn, bộ xương thai phát triển kém bình thường: khối lượng xương lúc 3-4 tháng tuổi kém tiêu chuẩn 36-81%, tháng 5-6 kém 32-36% dẫn đến kích thước của các chiều đo cũng thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghé sau này. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng tốt, xương phát triển tốt có thể vượt tiêu chuẩn 20-30%. Việc chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trâu mẹ, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nuôi dưỡng định hướng và thu được đàn con chất lượng cao.


Ở Trinidat, nghé 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng trên đồng cỏ trong mùa khô, bổ sung thêm bã mía, rỉ mật, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,92 kg/ngày, trong lúc đó, nuôi trên đồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc độ tăng trưởng là 0,49kg/ngày. Rỉ mật đường được coi là thức ăn bổ sung có giá trị (Bennett, 1973).

Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết thức ăn quyết định tốc độ sinh trưởng của nghé, ngoài yếu tố giống. Nghé cùng đàn, lúc sơ sinh đạt 28-30 kg, nếu nuôi dưõng tốt 1 năm tuổi có thế đạt 200-220 kg, ngược lại nuôi dưỡng kém chỉ đạt 150 kg. Trong quá trình phát triển, năm đầu tiên quan trọng nhất vì giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng cao. Nếu nghé thiếu sữa, sau cai sữa thiếu cỏ, khối lượng sẽ thấp, các chiều phát triển không tương xứng, nghé còi cọc. Tốc độ tăng khối lượng càng cao ở những năm sau, do vậy cần nuôi dưỡng nghé tốt ở giai đoạn này, đặc biệt là mùa khô thiếu cỏ (Nguyễn Văn Vực và cs., 1985).

Trịnh Văn Trung (2008), nghiên cứu bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần đã làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Giảm thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi) và 1,0 kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0 kg/ngày không có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày.

Những thí nghiệm ở Irac đã so sánh hệ số tăng trưởng và tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của trâu đực và bò đực. Những trâu và bò ở độ tuổi 12-15 tháng tuổi vào thí nghiệm, được nuôi dưỡng bằng thức ăn xanh, cỏ alfafa, rơm lúa mỳ và thức ăn tinh trong 126 ngày cho kết quả: trâu đực có mức tăng khối lượng 1,16 kg/ngày, bò đực 0,89 kg/ngày; trâu tiêu tốn 4,32 kg các chất dinh dưỡng tiêu hoá cho 1 kg tăng khối lượng, trong lúc đó ở bò là 4,6 kg. Trong những thí nghiệm nuôi dưỡng ở Ai Cập, trâu 18 tháng tuổi có mức tăng khối lượng trung bình 359 kg, trong khi đó ở bò chỉ đạt 263 kg. Trâu Paskistan được nuôi dưỡng chăm sóc trong điều kiện tốt có mức tăng khối lượng trung bình là 0,86 kg/ngày. Trong một điều tra khác, người ta đã thí nghiệm trên những trâu đực với những loại thức ăn địa phương trong thời kỳ 70 ngày có mức tăng khối lượng trung bình là 1,04 kg/ngày (FAO, 1977).

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí