Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng Của Trâu


hệ số sinh trưởng k và tính theo công thức:


y = A - D × 10 - kt


Trong đó: y là tốc độ sinh trưởng

A là trị số tối đa của độ sinh trưởng

D là tổng khối lượng từ sơ sinh đến hết thời kỳ sinh trưởng. k là hệ số sinh trưởng.

t là thời gian có những biến đổi các tính trạng.

Hệ số sinh trưởng (k) trung bình hàng năm ở trâu cái (0,166-0,177) cao hơn trâu đực (0,107-0,111), nghĩa là tốc độ sinh trưởng của trâu cái lớn hơn so với trâu đực trong suốt thời kỳ sinh trưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, trâu 24-26 tháng tuôi có thể đạt 65-70 % KL cơ thể của tuổi trưởng thành (Vũ Ngọc Tý và Lê Viết Ly, 1984). Trâu cái có thể cho phối giống vào lúc khối lượng đạt 300-350 kg, còn trâu đực đưa vào truyền giống lúc 420-450 kg.

Như vậy, trong điều kiện nuôi dưỡng đầy đủ, trâu cái có thể đẻ lứa đầu tiên vào tuổi 48-50 tháng. Nếu nuôi dưỡng kém, trâu cái trên 5 năm tuổi mới đẻ lứa đầu. Một số tác giả khác cho biết: Trâu Việt Nam có tuổi đẻ lứa đầu muộn dưới 4 năm tuổi là 10,8%, trên 6 năm tuổi là 21,5% (Lê Viết Ly và cs., 1994), trung bình 49 tháng (Mai Văn Sánh và cs., 1995) và trâu đẻ lứa đầu tập trung vào 4 - 5 tuổi (Nguyễn Trọng Tiến, 1996).

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 4

2.2.1.6. Hiện tượng sinh trưởng bù


Hiện tượng sinh trưởng bù thường xảy ra ở một giai đoạn nào đó khi quá trình sinh trưởng của con vật bị kìm hãm do bị thiếu thức ăn đến giai đoạn sau nhận được dinh dưỡng tốt hơn cường độ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật không bị ức chế và cuối cùng vẫn đạt khối lượng tương tự cùng lúc với các con vật khác. Chúng ta thường gặp hiện tượng sinh trưởng bù trong chăn nuôi gia súc nhai lại do kéo dài thời gian nuôi qua các mùa vụ khác nhau trong năm.


Mặc dù người ta mong muốn thúc đẩy trâu lớn nhanh nhưng trong quá trình nuôi dưỡng cũng không tránh khỏi hiện tượng sinh trưởng bù. Người nông dân thường nuôi “giữ xác” hoặc tạm thời chấp nhận nuôi trâu với cường độ sinh trưởng thấp trong mùa khô, đến mùa mưa nhiều cỏ trâu lại tiếp tục phát triển tốt lên. Trong thực tế, chúng ta đã áp dụng hiện tượng sinh trưởng bù vào việc nuôi vỗ béo trâu bò gầy đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2.1.7. Phương pháp đánh giá sinh trưởng của trâu


Khả năng sản xuất và những giá trị kinh tế của vật nuôi được hình thành do các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện trong quá trình phát triển cá thể của chúng. Để đánh giá sự thay đổi khối lượng, người ta thường dùng các khái niệm sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối (Nguyễn Văn Thưởng, 1995).

- Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện phép đo.

- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. Thuật ngữ này còn được gọi là năng lực sinh trưởng, cường độ sinh trưởng hay tăng khối lượng tuyệt đối.

- Sinh trưởng tương đối: Được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với giá trị trung bình của hai thời điểm sinh trưởng của hai lần khảo sát.

Quá trình sinh trưởng luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tuổi, khối lượng con vật và cũng tuỳ thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng, bản chất của tính trạng số lượng cần được nắm vững vì tất cả các tính trạng biểu thị sự sinh trưởng đều là tính trạng số lượng.


2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu

Sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh đến khả năng sinh trưởng đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên diện rộng và cả chiều sâu. Do sinh trưởng là tính trạng đặc trưng của tính trạng số lượng nên nó chịu ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Vì vậy, để hiểu được sự ảnh hưởng của các tính trạng sinh trưởng, bản chất của tính trạng số lượng cần nắm được một cách vững vàng.

2.2.2.1. Ảnh hưởng của giống


Nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu đầm lầy, Topanurak và cs. (1991) cho biết: Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi con bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh; khối lượng cơ thể lúc cai sữa bị ảnh hưởng bởi con bố, giới tính, lứa đẻ, mùa cai sữa; khối lượng lúc 2 năm tuổi bị ảnh hưởng bởi bố, lứa đẻ, mùa và năm; tăng khối lượng trung bình trước cai sữa bị ảnh hưởng bởi lứa đẻ, mùa và tăng khối lượng suốt thời kỳ theo dõi bị ảnh hưởng bởi bố, lứa đẻ, mùa và năm.

Phân tích 1001 số liệu tại Trạm giống gia súc Surin (Thái Lan) từ năm 1980 đến năm 1988, Itaramongkol và cs. (1991) cho biết khối lượng cai sữa (240 ngày tuổi) của trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi tuổi của mẹ, bố, giới tính, mùa vụ và năm sinh. Những trâu đực thiến non được nuôi trên đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối lượng trung bình là 0,67 kg/ngày (Bennett, 1973).

Nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu, Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết muốn có nghé sơ sinh nặng cân, trước tiên trâu bố, trâu mẹ phải có khối lượng lớn. Nói một cách khác, khối lượng của trâu bố và mẹ càng lớn thì khối lượng đàn con sinh ra sẽ lớn. Rõ ràng, khối lượng là yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến khối lượng đời con vì hệ số di truyền (h2) về khối lượng của trâu mẹ và nghé sơ sinh là 0,74±0,14.

Khả năng sinh trưởng thể hiện qua khối lượng và có mối quan hệ giữa


khối lượng sơ sinh với khối lượng của bố mẹ, mức tăng khối lượng hàng ngày trong các giai đoạn sinh trưởng đã được các nhà khoa học nghiên cứu công bố. Agabayli (1977) cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ sinh có mối tương quan thuận (r=0,46-0,60). Bunyavejchewin và cs. (1986) đã thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm lầy từ năm 1981 đến 1986 đưa ra kết luận: Tăng khối lượng trước cai sữa và khối lượng cai sữa có tương quan thuận (r=0,95) ở mức độ cao và có ý nghĩa rõ rệt (P<0,01). Tương tự, tăng khối lượng sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Nhưng tăng khối lượng trước cai sữa không thể được dùng như một chỉ số đánh giá tăng khối lượng sau cai sữa vì giá trị r=-0,185. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, khối lượng cai sữa, khối lượng các độ tuổi, tăng khối lượng trước và sau cai sữa đến thời điểm kết thúc là những tiêu chuẩn để chọn lọc và đó là các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sức tăng trưởng.

2.2.2.2. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng


Dinh dưỡng thức ăn ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng của trâu, từ sự phát triển của bào thai đến quá trình sinh trưởng của nghé và trâu. Trong giai đoạn bào thai, việc cung cấp đủ thức ăn có giá trị dinh dưỡng, cân đối axit amin và khoáng là điều kiện cần thiết. Theo Agabayli (1977), trong điều kiện không đủ thức ăn cho trâu cái trong giai đoạn chửa, bào thai sẽ không đạt tiêu chuẩn: tháng thứ hai, thai phát triển bằng 72%, tháng thứ 3-4 là 11%-88%, tháng 5-6 là 2%-63% và tháng thứ 7-10 là 4%-65% so với khối lượng bình thường. Trong điều kiện nuôi dưỡng không đầy đủ, thai và các cơ quan bên trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ đầu. Lúc thai 3-4 tháng tuổi, da, tim, phổi, dạ dày... sinh trưởng chậm lại. Hơn nữa, trong điều kiện thiếu thức ăn, bộ xương thai phát triển kém bình thường: khối lượng xương lúc 3-4 tháng tuổi kém tiêu chuẩn 36-81%, tháng 5-6 kém 32-36% dẫn đến kích thước của các chiều đo cũng thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghé sau này. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng tốt, xương phát triển tốt có


thể vượt tiêu chuẩn 20-30%.


Ở Trinidat, nghé 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng trên đồng cỏ trong mùa khô, bổ sung thêm bã mía, rỉ mật, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,92kg/ngày, trong lúc đó, nuôi trên đồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc độ tăng trưởng là 0,49 kg/ngày. Rỉ mật đường được coi là thức ăn bổ sung có giá trị (Bennett, 1973).

Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết thức ăn quyết định tốc độ sinh trưởng của nghé, ngoài yếu tố giống. Nghé cùng đàn, lúc sơ sinh đạt 28-30 kg, nếu nuôi dưõng tốt 1 năm tuổi có thế đạt 200-220 kg, ngược lại nuôi dưỡng kém chỉ đạt 150 kg. Trong quá trình phát triển, năm đầu tiên quan trọng nhất vì giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng cao. Nếu nghé thiếu sữa, sau cai sữa thiếu cỏ, khối lượng sẽ thấp, các chiều phát triển không tương xứng, nghé còi cọc. Tốc độ tăng khối lượng càng cao ở những năm sau, do vậy cần nuôi dưỡng nghé tốt ở giai đoạn này, đặc biệt là mùa khô thiếu cỏ (Nguyễn Văn Vực và cs. 1985).

Những thí nghiệm ở Irac đã so sánh hệ số tăng trưởng và tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của trâu đực và bò đực. Những trâu và bò ở độ tuổi 12-15 tháng tuổi vào thí nghiệm, được nuôi dưỡng bằng thức ăn xanh, cỏ alfafa, rơm lúa mỳ và thức ăn tinh trong 126 ngày cho kết quả: trâu đực có mức tăng khối lượng 1,16 kg/ngày, bò đực 0,89 kg/ngày; trâu tiêu tốn 4,32 kg các chất dinh dưỡng tiêu hoá cho 1 kg tăng khối lượng, trong lúc đó ở bò là 4,6 kg. Trong những thí nghiệm nuôi dưỡng ở Ai Cập, trâu 18 tháng tuổi có khối lượng trung bình 359 kg, trong khi đó ở bò chỉ đạt 263 kg. Trâu Paskistan được nuôi dưỡng chăm sóc trong điều kiện tốt có mức tăng khối lượng trung bình là 0,86 kg/ngày. Trong một điều tra khác, người ta đã thí nghiệm trên những trâu đực với những loại thức ăn địa phương trong thời kỳ 70 ngày có mức tăng khối lượng trung bình là 1,04 kg/ngày (FAO, 1977).

Thí nghiệm của Smith và cs. (1993) cho biết trâu Địa Trung Hải được vỗ


béo bằng cỏ, cám lúa mỳ và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc là 333 kg đạt mức tăng khối lượng 0,875 kg.

Theo Nguyễn Văn Thưởng (2000) nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung thêm 5 - 7 kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày (ngoài thức ăn trâu thu nhận được khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24 tháng tuổi đạt 266,70 - 288,92 kg, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là 37,22%, tăng 2% so với trâu chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả.

Nguyễn Đức Chuyên (2004) thí nghiệm bổ sung thức ăn cho nghé vào ban đêm, ngoài thức ăn nghé thu nhận được khi chăn thả tự do ngoài bãi chăn, sau 6 tháng đã khẳng định: Tăng khối lượng của lô thí nghiệm cao hơn 10-12% so với lô đối chứng (không được bổ sung thức ăn vào ban đêm), chi phí cho 1 kg tăng khối lượng lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng 8,11%.

Đào Lan Nhi (2002) vỗ béo trâu tơ trên khẩu phần cơ sở là rơm và cây ngô tươi chưa thu bắp, trâu thí nghiệm được bổ sung hàng ngày 0,8 kg, 1,6 kg, 2, 4 kg và 3, 2 kg hỗn hợp bột sắn và bột lá sắn (theo tỷ lệ 1/1) cho các lô TN1, lô TN2, lô TN3 và lô TN4 cho thấy: Tăng khối lượng của trâu tăng dần theo mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn từ lô TN1 (285 g/ngày) đến lô TN2 (431 g/ngày), lô TN3 (585 g/ngày) và lô TN4 (600 g/ngày). Tăng khối lượng ở lô TN3 tương đương với lô TN4 do lô TN4 trâu ăn không hết khẩu phần (chỉ ăn hết 2,6 kg/ngày).

Mai Van Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0, 5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế bằng rơm có xử lý urea trong khẩu phần theo các mức 0, 25%, 50% và 75 %. Trâu cho tăng khối lượng từ 488 g đến 544 g/con/ngày. Không có sự sai khác về tăng khối lượng của trâu giữa 2 khẩu phần thay thế 0 và 25% cỏ voi bằng rơm ủ urea nhưng có sự sai khác giữa khẩu phần thay thế 0 và 25% so với khẩu phần thay thế 50% và 75% (533 g và 544 g so với 500 g và 488 g/ngày).

Trịnh Văn Trung (2008), bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần làm tăng khả


năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Giảm thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi) và 1,0 kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0 kg/ngày không có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày.

Qua những công bố trên, có thể khẳng định rằng: Ngoài yếu tố giống, thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của trâu.

2.2.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh


Một vấn đề quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi gia súc lấy thịt là phải hiểu biết về môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của trâu. Nếu môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, trâu sinh trưởng, phát triển tốt. Ngược lại, môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi không phù hợp, trâu sinh trưởng và phát triển kém. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống địa phương có lợi hơn nhập nội vì các giống này đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể hiện được tiềm năng di truyền ưu việt. Theo nghiên cứu của Burns và cs. (2001), khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gen với môi trường.

Điều kiện môi trường khác nhau tác động tới sự sinh trưởng, phát triển của trâu rất rõ rệt. Vì vậy, trong chăn nuôi trâu cần phải nghiên cứu sao cho sự phù hợp giữa kiểu gen (giống) với môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học, giảm stress nhằm giúp trâu có khả năng tăng trưởng tốt, khối lượng lớn, tăng khối lượng nhanh góp phần sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao với giá thành thấp nhất. Các yếu tố này có liên quan với nhau và ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức sinh trưởng, phát triển của trâu.

Các điều kiện tự nhiên như: Độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng mưa... đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc và tất nhiên là đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Ngay cả dịch bệnh, ký sinh trùng, chất đất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay đủ đều có ảnh hưởng nhất định đến trao


đổi chất của con vật và qua đó tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Khí hậu các vùng đã ảnh hưởng gián tiếp tới sinh trưởng và phát triển của động vật.

Gia súc trước khi mổ thịt, bị stress do quá trình vận chuyển, dồn đuổi hoặc môi trường sống thay đổi đột ngột sẽ làm cho lượng đường trong cơ giảm thấp đột ngột. Không đủ đường trong cơ, độ pH không thể giảm xuống và thịt sẽ bị dai, mầu đỏ sậm, khô và chắc.

2.2.3. Ảnh hưởng của tầm vóc bố mẹ đến tầm vóc đời con

Có thể nói cải tiến di truyền của trâu nhìn chung là làm được còn quá ít so với các gia súc gia cầm khác. Do những đặc điểm riêng biệt về giống của trâu mà nghiên cứu về cải tiến di truyền trong chăn nuôi trâu còn nhiều hạn chế. Tuy vậy trên cơ sở áp dụng những thành tựu nghiên cứu từ các gia súc khác và cải tiến trên trâu, chúng ta cũng đã thu được những thành tựu về cải tiến di truyền – giống trâu rất đáng được ghi nhận.

Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của gia súc gia cầm thông qua tiến bộ di truyền trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm chọn trâu đực giống, cái giống, kiểm tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đang hạt nhân.v.v.

Theo Yadav (2004) muốn cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu phải chọn lọc những cá thể tốt trong các đàn trâu cái có sự quản lý tốt và phối với những trâu đực giống đặc biệt tốt, hy vọng khả năng sản xuất sẽ nâng lên.

Ấn Độ là nước có quần thể trâu rất lớn, lại có nhiều giống khác nhau nên việc quản lý giống rất khó, vì vậy chỉ có khoảng 20-25% tổng số trâu là thuần chủng, số còn lại do không quản lý được nên bị pha tạp các giống không xác định được cụ thể (Sethi và Sikka, 2006).

Chiến lược của chương trình giống trâu quốc gia Pakistan cũng là nhân thuần mà tập trung vào việc ghi chép theo dõi, chọn lọc ghép phối với những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022