Các Quy Luật Của Quá Trình Sinh Trưởng


và ít cholesterol. Hơn nữa, chất lượng thịt trâu không thua kém thịt bò, tỷ lệ thịt xẻ đạt 43-45%, tỷ lệ nước, thành phần hóa học và các vitamin không thua kém thịt bò vì vậy thịt trâu đã có chỗ đứng trên thị trường. Đời sống của người dân ngày càng cao và nhu cầu về thịt đỏ trên thị trường ngày càng lớn. Tuy nhiên thịt trâu trên thị trường hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp (2,4-3%) trong tổng số thịt tiêu thụ hàng ngày. Gần đây nhiều địa phương và thành phố đã xuất hiện nhiều cửa hàng thịt trâu với biển hiệu đặc sản đã chứng minh vai trò của thịt trâu trong đời sống xã hội, dần xóa bỏ được định kiến sai về thịt trâu như hôi, dai, tanh và không ngon.

Hiện nay, thịt trâu chất lượng cao đã được tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu, theo kết quả điều tra của Viện Chăn nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội thịt trâu chiếm 52,4% trong tổng số thịt trâu, bò và 96,6% ở Thái Nguyên. Hàng năm có hàng vạn con trâu to được đưa từ vùng núi về miền xuôi để bán thịt hoặc xuất khẩu. Như vậy, nhu cầu thịt trâu và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai còn rất lớn và mô hình chăn nuôi trâu thịt áp dụng những kỹ thuật thích hợp nhằm đẩy mạnh chăn nuôi trâu thịt thành một ngành chăn nuôi đúng vị trí phát huy tiềm năng vốn có của nó.

2.1.4. Công tác giống trâu

Các giống trâu hiện có trên thế giới được hình thành trải qua hàng ngàn năm trong những điều kiện tự nhiên và kinh tế nhất định và gần như chúng được chọn lọc một cách tự phát, ngẫu nhiên hơn là theo những hướng tạo giống. Xuất phát từ quan niệm của con người về mục đích sử dụng trâu chủ yếu cho cày kéo nên ít người quan tâm đến việc cải tiến nâng cao khả năng sản xuất của chúng. Dần dần trong quá trình sử dụng, trâu đã góp phần vào việc cung cấp cho con người một lượng sữa và thịt ngày càng nhiều nên người ta mới thay đổi nhận thức


về vai trò của chúng. Trong mấy thập kỷ gần đây, công tác giống trâu đã bắt đầu được tiến hành với việc cải tiến di truyền nâng cao khả năng sản xuất của chúng.

Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của gia súc gia cầm thông qua tiến bộ di truyền trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm chọn trâu đực giống, cái giống, kiểm tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đàn hạt nhân.v.v. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu thành công và áp dụng trong sản xuất các mô hình này như là một chương trình giống quốc gia, thực tế đã đóng góp lớn vào sự phát triển của chăn nuôi trâu.

Tại Việt Nam, công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu hầu như chưa được thực hiện. Chúng ta có trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta. Những năm gần đây, nhờ chương trình chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mà đã có những nghiên cứu về chọn lọc lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của trâu địa phương. Kết quả của những nghiên cứu đó cho thấy sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống và kết hợp với chọn lọc đàn trâu cái đã cải thiện nâng cao tầm vóc trâu lên 10% so với đại trà (Mai Văn Sánh, 2005). Chúng ta đang tiến hành áp dụng rông rãi kết quả để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương, nghiên cứu đã tập trung vào tuyển chọn đàn trâu nội tầm vóc nhỏ, sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn (trâu Ngố) để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương. Kết quả bước đầu cho thấy: Khối lượng sơ sinh tăng từ 19-20 kg lên 23-24 kg; 12 tháng tuổi tăng từ 130-135 lên 151-155 kg; 24 tháng tuổi tăng từ 227-229 lên 248-254 kg (Mai Văn Sánh, 2005).

Qua các nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra định hướng cải tiến phẩm giống trâu bằng phương pháp thuần chủng, chọn trâu đực to để phối với với đàn trâu cái được tuyển chọn ở diện rộng, loại thải trâu xấu, không đủ tiêu chuẩn, hình thành các vùng giống trâu, tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có và sử dụng các kỹ thuật sinh sản cần thiết để nâng cao tỷ lệ đẻ của trâu. Trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý, sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta. Tiềm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


năng này cần được phát huy nhằm góp phần cải tạo tầm vóc trâu ngoại hình nhỏ được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 3

2.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu

2.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng


Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007). Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2009).

Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền.

2.2.1.2. Các quy luật của quá trình sinh trưởng


Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ (1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) đều cho rằng sự phát triển của cơ thể trong các giai đoạn và các thời kì đó tuân theo thủ theo các quy luật (trích dẫn theo Trần Đình Miên và cs., 1992), đó là:

- Quy luật theo giai đoạn


- Quy luật không đồng đều


- Quy luật theo chu kì


* Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn


Sinh trưởng theo giai đoạn là một trong những vấn đề quan trọng trong


quá trình sinh trưởng của gia súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều đó chứng tỏ đây là một hiện tượng được xác định rõ ràng (Trần Đình Miên và cs., 1975).

Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn ngoài bào thai có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Theo Trần Đình Miên và cs. (1992), sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn. Nguyễn Ân và cs. (1983) đã nhấn mạnh rằng: Thời gian của từng giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh trưởng của từng giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó.

- Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ lúc trứng được thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra. Trong giai đoạn này cả 2 quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ. Bào thai ở giai đoạn này được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống mạch máu nhau thai. Do vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được quan tâm đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra có dị tật, còi cọc, chậm lớn.

- Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia súc sinh ra đến khi già cỗi. Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng, phát dục của nó. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể (Williamson và cs., 1978; Wood và cs., 1987). Ta có thể chia giai đoạn này thành các thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi, hoặc có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú mẹ và thời kỳ sau cai sữa.

+ Thời kỳ bú mẹ: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt,


nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều hòa thân nhiệt, cơ quan tiêu hóa...), nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc non hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cho sữa của mẹ. Thời kỳ này gia súc có tốc độ tăng khối lượng cao nhất, nếu nuôi dưỡng tốt chúng có thể đạt 1.000 g/ngày.

Hệ số di truyền về sinh trưởng của gia súc trong giai đoạn này thường thấp (ở bò sữa h2 = 0,12). Hệ số di truyền thay đổi theo từng giống (Nguyễn Ân, 1972). Tuổi đẻ lần đầu, khối lượng sơ sinh, khả năng cho sữa và nuôi con của con mẹ, sự đồng huyết, giới tính có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tăng trưởng của vật non (Trần Đình Miên và cs., 1994).

+ Thời kỳ sau cai sữa: Sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua kiểu hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao.

Tính giai đoạn trong sự phát triển không chỉ biểu hiện ở những đặc tính chung như tăng sinh, tăng khối ở những đặc điểm riêng của từng thời kỳ mà còn biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần, thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ kia, không đi ngược lại.

* Quy luật sinh trưởng không đồng đều


Quy luật này thể hiện cường độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của con vật thay đổi theo độ tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất nhanh và chậm dần ở các tháng tuổi tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng phát triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Với gia súc non, nó thể hiện cụ thể ở cơ quan tiêu hóa. Trước sơ sinh, dạ dày trước sinh trưởng chậm, dạ múi khế sinh trưởng nhanh; sau thời kỳ sơ sinh, sự sinh trưởng ngược lại, dạ dày trước tăng khoảng 100-120 lần, trong khi đó dạ múi khế chỉ tăng từ 4-8 lần.

Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở sự trao đổi chất và quá trình tích lũy vật chất cũng không giống nhau. Trước khi sinh, mô xương có cường độ phát triển mạnh nhất, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục.


Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và mô cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Ở những cơ thể còn non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại, khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).

Cơ thể gia súc không phải lúc nào, ở lứa tuổi nào cũng phát triển theo một quy luật, tỷ lệ cân đối, giữ nguyên từ đầu đến cuối. Sinh trưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận nhất định có sự thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về mặt cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau. Tính khác biệt đó chính là quy luật phát triển không đồng đều của gia súc.

* Quy luật sinh trưởng theo chu kỳ


Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ. Tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát dục có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ (Nguyễn Ân và cs., 1983).

Vì vậy, có thể nói sự phát triển của cơ thể gia súc không những chỉ tuân theo hai quy luật: Quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển không đồng đều mà còn tuân theo quy luật tính chu kỳ.

Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: hoạt động của thần kinh đi theo một nhịp độ và cường độ nhất định. Tính chu kỳ trong hoạt động của hệ thần kinh biểu hiện ở trạng thái khi thì hưng phấn khi thì ức chế. Sự hưng phấn và ức chế đó cũng liên quan đến quá trình đồng hoá và dị hoá của cơ thể. Trong chăn nuôi, việc hiểu rõ chu kỳ tính rất quan trọng, từ đó lên kế hoạch thụ tinh cho gia súc, điều khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh cho gia súc.


2.2.1.3. Đường cong sinh trưởng


Đường cong sinh trưởng của trâu cũng như hầu hết các loại gia súc khác đều thể hiện 2 pha rõ rệt:

- Pha tăng khối lượng cao, xảy ra từ sơ sinh đến khi trâu thành thục về tính (khoảng 30 tháng tuổi).

- Pha tăng khối lượng thấp, xảy ra từ 30 tháng tuổi: Tỷ lệ sinh trưởng giảm dần cho đến lúc trâu trưởng thành (khoảng 6-7 tuổi), khối lượng bắt đầu ổn định.

Le Đang Đanh và cs. (1995) nghiên cứu trên 1019 số liệu sinh trưởng của trâu nội Việt Nam ở các lứa tuổi đã nhận xét: Trâu sau khi sinh có tốc độ tăng trưởng khởi đầu rất cao (650 g/ngày), tăng khối lượng giảm dần xuống 300 g/ngày khi trâu đạt 1 năm tuổi, 200 g/ngày lúc trâu đạt 2 năm tuổi và tốc độ sinh trưởng giảm nhiều, chỉ ở mức dưới 100 g/ngày khi đạt 3 năm tuổi.

2.2.1.4. Khối lượng sơ sinh


Trâu nội Việt Nam tuy nhỏ con, song vẫn có khối lượng sơ sinh tương đối lớn, biến động từ 16 kg đến 25 kg, tuỳ thuộc vào loại hình của giống và điều kiện nơi chúng sinh sống. Topanurak và cs. (1991) chỉ rõ đối với trâu đầm lầy, khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi trâu bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh (p<0,01). Khối lượng sơ sinh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, tuổi và khối lượng của trâu mẹ.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng của trâu bố mẹ. Khối lượng sơ sinh của con con có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ. Tính trên 65 lứa đẻ, hệ số tương quan giữa khối lượng trâu mẹ và khối lượng sơ sinh là cao, r = 0,71 (Nguyễn Đức Thạc, 1983).

Khối lượng sơ sinh của trâu cũng biểu thị tương quan thuận với khối lượng ở những lứa tuổi kế tiếp. Trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng bình thường, khối lượng trâu là chỉ tiêu chính để đánh giá khả năng sinh trưởng


của trâu.


2.2.1.5. Tốc độ sinh trưởng


Chăn nuôi gia súc thịt phải hướng tới mục đích thúc đẩy tăng trưởng nhanh các phần thịt có giá trị và giảm thiểu các phần thịt kém chất lượng như phần thịt đầu, thịt chân, thịt vùng bụng...

Tốc độ hay cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính và đặc điểm cá thể cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật… Trâu nội của ta được nuôi chủ yếu trong nông hộ, chăn thả tự do là chính, ngoài ra có bổ sung thêm rơm rạ tại chuồng, chủ yếu trong mùa đông. Trâu có khối lượng sơ sinh 16-25 kg, lúc 1 năm tuổi đạt 120-140 kg, lúc 2 năm tuổi đạt 200-220 kg. Bắt đầu từ thời điểm này trâu được huấn luyện cho cày kéo hoặc vỗ béo lấy thịt là thích hợp. Nếu được nuôi dưỡng tốt, trâu có thể cho tăng khối lượng cao hơn, đạt 500-700 gam/con/ngày ở năm tuổi thứ nhất, 600-800 gam/con/ngày ở năm tuổi thứ hai, thời kỳ vỗ béo có thể đạt 800-1.000 g/con/ngày (Đào Lan Nhi, 2002; Mai Văn Sánh, 1996).

Cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng con vật. Gia súc càng lớn tuổi thì cường độ sinh trưởng càng chậm. Tốc độ sinh trưởng cũng phụ thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính của con vật. Gia súc có khối lượng trưởng thành lớn, thành thục muộn thì có cường độ sinh trưởng lớn hơn gia súc có khối lượng trưởng thành nhỏ và thành thục sớm (Lê Viết Ly, 1995).

Trâu sinh trưởng mạnh vào những tháng đầu sau khi sinh. Trâu đầm lầy đạt tầm vóc trưởng thành tức là hết thời kỳ sinh trưởng lúc 6-7 năm tuổi (con cái), 8-9 năm tuổi (con đực). Khối lượng cơ thể khi trưởng thành trung bình là 300-400 kg (con cái), 350-450 kg (con đực), cá biệt có con cái nặng trên 600 kg, con đực nặng trên 800 kg.

Theo Agabayli (1977), tốc độ sinh trrưởng của trâu có thể đánh giá theo

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí