Mối quan hệ 6: Khoảng cách yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) trong văn hóa giữa hai quốc gia với đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Định hướng dài hạn trong văn hóa đề cập đến việc xã hội duy trì truyền thống và sự kết nối quá khứ khi đối phó với những thách thức của hiện tại và tương lai. Sự ưu tiên của mỗi quốc gia cho hai việc này là khác nhau. Ở các quốc gia có chỉ số LTO thấp, truyền thống và các chuẩn mực có sự thay đổi phù hợp với xã hội hiện tại. Ở các quốc gia có chỉ số LTO cao, truyền thống và các chuẩn mực ít thay đổi hơn. Về mặt hành vi xã hội, các cá nhân ở những quốc gia có chỉ số LTO cao thường có định hướng dài hạn trong hành động, nghĩ nhiều đến chuẩn mực và truyền thống khi hành động, được khuyến khích tiết kiệm và nỗ lực đầu tư cho giáo dục như một cách chuẩn bị cho tương lai. Ngược lại, ở các quốc gia có chỉ số LTO thấp, các cá nhân coi trọng những hành động ở thời điểm hiện tại, mục tiêu ngắn hạn, coi trọng, tiết kiệm thời gian, linh hoạt. Những sự khác biệt trong hành vi của các cá nhân do ảnh hưởng của yếu tố định hướng dài hạn trong văn hóa (LTO) đã được một số nhà nghiên cứu xem xét trong mối quan hệ với nhận thức về rủi ro và hành vi giảm thiểu rủi ro khi đi du lịch quốc tế (Reisinger and Mavondo, 2005), hành vi lập kế hoạch cho chuyến đi (Wong and Lau, 2000) và các hoạt động ưa thích của khách khi đi du lịch ở quốc gia khác (Wong and Lau, 2000). Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, KDL tới từ các quốc gia có chỉ số định hướng dài hạn LTO cao thường ưa thích các hoạt động hài hòa với tự nhiên; lựa chọn các tài nguyên quen thuộc, gần gũi với bản thân. Từ kết quả này, để xem xét rõ hơn tác động của yếu tố định hướng dài hạn LTO tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNLD văn hóa, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu [H6]:
Giả thuyết H6a: Khoảng cách của yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Giả thuyết H6b: Khoảng cách của yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Mối quan hệ 7: Các đặc điểm tâm lý cá nhân với đánh giá của khách
du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên văn hóa ở điểm đến
Quá trình cảm nhận, đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn điểm đến, của TNDL văn hóa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, môi trường và đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Nhiều mô hình về quá trình ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch (Crompton, 1992; Bahaudin, 2012) đã cho thấy các đặc điểm nhân khẩu học gồm giới tính, tuổi tác, giáo dục, thu nhập là những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân về một điểm đến du lịch, do đó, chắc chắn sẽ có mối quan hệ với việc đánh giá sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến của KDL.
Ngoài các đặc điểm nhân khẩu học, trong nghiên cứu du lịch, động cơ và kinh nghiệm du lịch quá khứ ở điểm đến được xác định là hai yếu tố thuộc nhóm tâm lý cá nhân có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi của KDL (Poria và cộng sự, 2006; Chen và cộng sự, 2014; Bahaudin, 2012; Vinh, 2013) và có mối quan hệ ảnh hưởng rất đáng kể tới nhận thức và tình cảm của KDL đối với điểm đến, với tài nguyên du lịch (Martin và cộng sự, 2006). Mỗi điểm đến sẽ có những thuộc tính cơ bản như TNDL, bầu không khí, các giá trị lợi ích khác…, và các thuôc tính này sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi phù hợp với động cơ mà KDL đang tìm kiếm. Từ đó sẽ tác động đến cảm nhận, đánh giá của KDL về sự hấp dẫn của điểm đến.
Đối với yếu tố kinh nghiệm quá khứ, những người đã từng có kinh nghiệm du lịch tại điểm đến sẽ có thể thích ứng dễ dàng hơn với những khác biệt về văn hóa giữa hai quốc gia, đồng thời kiến thức thực tế của họ về TNDL văn hóa, về điểm đến du lịch cũng khác biệt so với những người chưa đi du lịch lần nào (Mazursky, 1989; Huang and Hsu, 2009; Pennnington và cộng sự, 2011). Vì thế, những đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa sẽ có thể chịu ảnh hưởng bới yếu tố kinh nghiệm du lịch quá khứ ở điểm đến.
Ở nghiên cứu này tác giả sẽ xem xét các yếu tố đặc điểm cá nhân gồm động cơ du lịch, kinh nghiệm quá khứ và các đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, trình độ, thu nhập) với vai trò là biến kiểm soát đánh giá của KDL Quốc tếvề sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.
2.4.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Biến kiểm soát
- Động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
- Kinh nghiệm du lịch quá khứ ở điểm đến
- Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, trình độ, thu nhập
Các giả thuyết đã nêu ở trên có thể tổng hợp trong mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến dưới đây:
KHOẢNG CÁCH YẾU TỐ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN (CDIDV) | ||
H1a,b | ||
KHOẢNG CÁCH YẾU TỐ TRÁNH SỰ RỦI RO (CDUAI) | ||
H2a,b | ||
KHOẢNG CÁCH YẾU TỐ THỂ HIỆN ĐAM MÊ CÁ NHÂN (CDIND) | ||
H3a,b | ||
KHOẢNG CÁCH YẾU TỐ KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC (CDPDI) | ||
H4a,b | ||
KHOẢNG CÁCH YẾU TỐ NAM TÍNH (CDMAS) | ||
H5a,b | ||
KHOẢNG CÁCH YẾU TỐ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN (CDLTO) | ||
H6a,b | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Đo Lường Khoảng Cách Văn Hóa Quốc Gia Bằng Các Chỉ Số Của Hofstede Và Phương Pháp Của Jackson (2001)
- Ảnh Hưởng Của Khoảng Cách Văn Hóa Quốc Gia Tới Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Của Điểm Đến, Tài Nguyên Du Lịch
- Mô Hình Và Giả Thuyết Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Khoảng Cách Văn Hóa Quốc Gia Đến Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Của Tài
- Nghiên Cứu Định Lượng - Phương Pháp Điều Tra Bằng Bảng Hỏi
- Thang Đo Khoảng Cách Của Các Yếu Tố Văn Hóa Quốc Gia
- Thang Đo Kinh Nghiệm Du Lịch Quá Khứ Tại Điểm Đến
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu (dự kiến)
Bảng 2.5. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
GIẢ THUYẾT | |
H1: | Khoảng cách của yếu tố chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H1a: | Khoảng cách của yếu tố chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H1b: | Khoảng cách của yếu tố chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến. |
H2: | Khoảng cách của yếu tố tránh sự rủi ro (CDUAI) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H2a: | Khoảng cách của yếu tố tránh sự rủi ro (CDUAI) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H2b: | Khoảng cách của yếu tố tránh sự rủi ro (CDUAI) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H3: | Khoảng cách của yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H3a: | Khoảng cách của yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H3b: | Khoảng cách của yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H4: | Khoảng cách của yếu tố khoảng cách quyền lực (CDPDI) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
GIẢ THUYẾT | |
H4a: | Khoảng cách của yếu tố khoảng cách quyền lực (CDPDI) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H4b: | Khoảng cách của yếu tố khoảng cách quyền lực (CDPDI) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H5: | Khoảng cách của yếu tố nam tính (CDMAS) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H5a: | Khoảng cách của yếu tố nam tính (CDMAS) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H5b: | Khoảng cách của yếu tố nam tính (CDMAS) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H6: | Khoảng cách của yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H6a: | Khoảng cách của yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến |
H6b: | Khoảng cách của yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến |
Nguồn: Tổng hợp đề xuất của tác giả
Ngoài 06 giả thuyết chính của mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân người tiêu dùng gồm: động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa, kinh nghiệm du lịch quá khứ ở điểm đến và các đặc điểm nhân khẩu học để xem xét mối quan hệ kiểm soát của các yếu tố này tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu của chương hai đã tổng hợp được được những vấn đề có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án.
Thứ nhất, tổng quan nghiên cứu về sức hấp dẫn của tài nguyên, của điểm đến du lịch và đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của KDL quốc tế. Theo đó, đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của KDL quốc tế sẽ được thực hiện theo các nội dung (1) xác định các tiêu chí tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến; (2) đo lường đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến; (3) đo lường đánh giá của KDL quốc tế về mức độ hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Thứ hai, tổng quan lý thuyết đo lường khoảng cách văn hóa quốc gia và khẳng định sự phù hợp của lý thuyết Hofstede, công thức Jackson (2001) trong nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Thứ ba, tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới sở thích, nhận thức và hành vi của KDL quốc tế đối với điểm đến, với TNDL, từ đó, xác định khoảng trống trong nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Thứ tư, từ khoảng trống nghiên cứu và tổng quan các nghiên cứu trước, chương hai đã đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương 3 trình bày về các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án, đồng thời cũng thể hiện kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ làm tiền đề cho phân tích định lượng chính thức, cụ thể là: (1) Quy trình thực hiện nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích và tổng hợp số liệu, dữ liệu; (2) các phương pháp xử lý dữ liệu; (3) một số kết quả nghiên cứu từ tiếp cận định tính và định lượng; (4) tổng hợp và xác định thang đo, phương pháp đo cho các biến của mô hình nghiên cứu .
3.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình được nêu ở Hình 3.1. như sau:
Mô hình, giả thuyết và thang đo
Kiểm tra độ phù hợp của thang đo, hiệu đính nội dung của các câu hỏi
Chuẩn hóa bảng hỏi
Thu thập dữ liệu chính thức của nghiên cứu
Đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kiểm định giá trị của các biến trong mô hình
Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu định tính:
phỏng vấn chuyên gia
Nghiên cứu
định lượng sơ bộ (N = 50)
Nghiên cứu
định lượng chính thức
(N = 750)
Phân tích Cronbach’s
Alpha; phân tích EFA
Phân tích hồi quy đa biến
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở chủ đề sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến, khoảng cách văn hóa quốc gia và ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới hành vi, cảm nhận, đánh giá về tài nguyên, về điểm đến của người tiêu dùng du lịch, tác giả tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu đã được chọn lọc; ghi nhận những biến số đo lường đã được đề cập và phân tích từ những công trình nghiên cứu trước; bổ sung một số nội dung mới, những cách định nghĩa, đặc điểm hoặc biểu hiện mới của các thuộc tính đã được nhắc đến và lựa chọn những biến số phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.
3.1.2.2. Nghiên cứu định tính - phương pháp phỏng vấn sâu
Mục tiêu của phỏng vấn sâu
Nghiên cứu về các hoạt động tâm lý và ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa đến cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng du lịch là phạm trù phức tạp và trừu tượng. Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm xem xét sự phù hợp của mô hình nghiên cứu; Khám phá, điều chỉnh, sàng lọc, bổ sung một số biểu hiện đo lường các yếu tố trong mô hình bao gồm: các thuộc tính được xem là tiêu chí hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến, đo lường đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa; đo lường động cơ của khách khi đến tham quan TNDL văn hóa, kinh nghiệm quá khứ ở điểm đến và các biến số đo lường khác.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu 08 người gồm các chuyên gia về văn hóa, hành vi tiêu dùng và các nhà nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp lữ hành inbound. Phỏng vấn được chia thành 2 đợt: Đợt thứ nhất, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất, tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia về văn hóa hành vi và nhà nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp lữ hành inbound ở Việt Nam. Kết quả của phỏng vấn là cơ sở đề tác giả tổng hợp ý kiến về những điểm phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, về các biểu hiện để đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn chuyên gia ở đợt 1 kéo dài từ 1 đến 2 tiếng. Đợt thứ hai, phỏng vấn chuyên gia được thực hiện sau khi có kết quả khảo sát chính thức, nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu và những gợi ý, đề xuất phù hợp với kết quả nghiên cứu.