Mô Hình Và Giả Thuyết Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Khoảng Cách Văn Hóa Quốc Gia Đến Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Của Tài



TT

Tác

giả/năm

Mối quan hệ được

nghiên cứu

Kết quả và bình luận của tác giả



định hướng dài hạn

sự hài lòng của họ.

(LTO) tới nhận thức,

- Kích thước tránh sự không chắc chắn có tỉ

hành vi và sự hài lòng

lệ nghịch với thời gian của chuyến đi.

của KDL quốc tế.

- Những người đến từ quốc gia có chỉ số


tránh sự rủi ro UAI thấp thích những điểm


đến, tài nguyên mới mẻ và ngược lại.


- Mức độ tránh sự rủi ro có ảnh hưởng


nghịch chiều với sự hài lòng, cảm nhận và


đánh giá về sự hấp dẫn của điểm đến.


Meng

Ảnh hưởng từ khoảng

- KDL tới từ các quốc gia có chỉ số chủ


(2010)

cách yếu tố chủ nghĩa cá

nghĩa cá nhân IDV cao sẽ có ảnh hưởng tới



nhân (IDV) tới hành vi

việc KDL ít lựa chọn đi du lịch theo nhóm,



đi du lịch theo nhóm của

thích các hoạt động tự do, khám phá thiên

20


KDL quốc tế

nhiên và văn hóa bản địa; ngược lại, khách




đến từ các nước có chủ nghĩa tập thể cao sẽ




thích đi du lịch theo nhóm, thích các hoạt




động theo chương trình đã được định sẵn,




hoạt động hài hòa với tự nhiên.


Ahn and

Ảnh hưởng của khoảng

- Khoảng cách văn hóa quốc gia có mối


McKercher

cách văn hóa quốc gia

quan hệ với nhu cầu đi du lịch, đặc điểm du


(2013)

đến nhu cầu đi du lịch

lịch, nhận thức về các yếu tố thu hút và sự



tới Hongkong, nhận thức

hài lòng của KDL quốc tế với Hongkong.



về các yếu tố thu hút,

- Khoảng cách văn hóa quốc gia không có



thành phần tham gia

tác động tới lịch trình, hành vi chi tiêu của



chuyến đi, lịch trình

KDL quốc tế tới Hongkong.

21


chuyến đi, chi tiêu và sự

- Khoảng cách văn hóa quốc gia có thể là



hài lòng của KDL quốc

chỉ báo không mạnh mẽ bằng khoảng cách



tế đến Hongkong

vật lý. Tuy nhiên, việc sử dụng khoảng cách



So sánh ảnh hưởng của

văn hóa quốc gia có một số ý nghĩa trong



khoảng cách văn hóa

việc kiểm tra mối quan hệ này với các



quốc gia và khoảng cách

chuyến đi của KDL đến từ những quốc gia



vật lý đến tiêu dùng của

có khoảng cách địa lý xa.



KDL quốc tế đến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 8



TT

Tác

giả/năm

Mối quan hệ được

nghiên cứu

Kết quả và bình luận của tác giả



Hongkong.



Leung

Ảnh hưởng từ khoảng

- Khoảng cách của chỉ số tránh sự rủi ro


cộng

sự

cách của yếu tố tránh sự

(UAI) có ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ hài


(2013)

không chắc chắn (UAI)

lòng của KDL quốc tế về dịch vụ vận

22


tới sự hài lòng về dịch

vụ hàng không, phương

chuyển công cộng.



tiện vận chuyển công




cộng và dịch vụ công ở




Hongkong



Hu

and

Ảnh hưởng của cả năm

- KDL tới từ các quốc gia có chỉ số khoảng


Weber,

yếu tố: chủ nghĩa cá

cách quyền lực PDI cao sẽ đánh giá cao


2014

nhân (IDV), tránh sự rủi

thuộc tính có chính sách ưu đãi cao hơn so



ro (UAI), khoảng cách

với khách không phải là thành viên trong



quyền lực (PDI), nam

các chương trình khách hàng trung thành.



tính (MAS), định hướng

- KDL tới từ các quốc gia có chỉ số chủ



dài hạn (LTO) tới nhận

nghĩa cá nhân IDV thấp sẽ quan tâm tới số



thức về sức hấp dẫn của

thành viên, những thành viên có mối quan

23


các chương trình khách

hàng trung thành đối với

hệ tương tác trong các chương trình khách

hàng trung thành khi lựa chọn tham gia.



các khách sạn ở Trung

- KDL tới từ các quốc gia có chỉ số khoảng



Quốc (nghiên cứu so

cách quyền lực PDI cao tham gia vào



sánh khách Nhật Bản và

chương trình khách hàng trung thành nhiều



Trung Quốc)

hơn và ngược lại.




- Khách hàng tới từ quốc gia có chỉ số nam




tính MAS cao quan tâm tới các phần




thưởng, điểm thưởng và thích sự tiện lợi




trong quá trình chuyển đổi điểm thưởng.


Buafai and

Kiểm tra mối quan hệ

- Yếu tố khoảng cách quyền lực PDI có ảnh


Khunon,

của 6 yếu tố theo mô

hưởng nghịch chiều đối với sự hài lòng về

24

2016

hình Hofstede với sự hài

lòng về sản phẩm du lịch

tài nguyên và cơ sở ăn uống.

- Yếu tố chủ nghĩa cá nhân IDV có ảnh



ở Thái Lan của KDL

hưởng thuận chiều đối với cơ sở ăn uống



quốc tế.

- Yếu tố nam tính MAS không ảnh hưởng



TT

Tác

giả/năm

Mối quan hệ được

nghiên cứu

Kết quả và bình luận của tác giả



Các thành phần của sản

tới sự hài lòng về sản phẩm du lịch

phẩm gồm: tài nguyên

- Yếu tố tránh sự rủi ro UAI có ảnh hưởng

(điểm tham quan), cơ sở

thuận chiều với sự hài lòng của khách về

vật chất kỹ thuật du lịch,

khả năng tiếp cận và hài lòng tổng quan về

sự tiếp cận, cơ sở ăn

sản phẩm

uống, cửa hàng lưu

- Yếu tố định hướng dài hạn LTO có ảnh

niệm, đại lý lữ hành và

hưởng nghịch chiều với tài nguyên, khả

dịch vụ du lịch.

năng tiếp cận và cơ sở ăn uống.


- Yếu tố thể hiện đam mê cá nhân IND có


ảnh hưởng thuận chiều với tài nguyên, cơ sở


vật chất kỹ thuật và cơ sở ăn uống.


Esiyok

Ảnh hưởng của khoảng

- Khoảng cách văn hóa quốc gia có tác dụng


cộng

sự

cách văn hóa quốc gia

nghịch chiều với những người Thổ Nhĩ Kỳ


(2017)


đến sự lựa chọn điểm

đi du lịch y tế nhằm điều dưỡng hoặc điều




đến du lịch y tế

trị những căn bệnh nhẹ như mắt, mũi, răng,





thẩm mỹ…

25




- Khoảng cách văn hóa quốc gia không ảnh





hưởng tới những người Thổ Nhĩ Kỳ đi du





lịch y tế để điều trị bệnh nặng và nhi khoa.





Tuy nhiên, ảnh hưởng của khoảng cách văn





hóa quốc gia ít hơn so với thu nhập và





khoảng cách vật lý.


Juan

Kiểm tra ảnh hưởng của

- KDL Trung Quốc có xu hướng lựa chọn


cộng

sự

khoảng cách văn hóa

các điểm đến có khoảng cách văn hóa ở


(2017)


quốc gia tới sự lựa chọn

mức độ trung bình.

26



điểm đến của KDL

Trung Quốc khi đi nước

- Khoảng cách văn hóa ở mức độ quá gần

thì điểm đến ít hấp dẫn người Trung Quốc




ngoài

và quá xa thì sẽ trở thành yếu tố cản trở vì





người Trung Quốc lo lắng về rủi ro khi đi





du lịch.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tổng quan nghiên cứu cho thấy, khoảng cách văn hóa quốc gia có ảnh hưởng tới sở thích và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên, của điểm đến cũng như ảnh hưởng đến quá trình cảm nhận về điểm đến, quyết định lựa chọn điểm đến và hành vi của khách trước, trong và sau quá trình đi du lịch. Tuy nhiên, dù đã có nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới sở thích đối với tài nguyên, sở thích đối với các hoạt động văn hóa của KDL quốc tế (như Pizam and Sussmann, 1995; Ahn and McKercher, 2015) nhưng cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập cụ thể đến mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia với việc cảm nhận, đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Do đó, việc nghiên cứu xác định sức hấp dẫn và những yếu tố ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của TNDL văn hóa là rất cần thiết bởi TNDL văn hóa và khác biệt văn hóa giữa nơi đi và nơi đến luôn được xem là một trong những động lực quan trọng, là yếu tố thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng tìm kiếm và lựa chọn điểm đến DLVH (Richards, 2002, 2007).

2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

2.4.1. Căn cứ xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, không phải tất cả các yếu tố văn hóa xác định theo mô hình Hofstede (2010) đều có ảnh hưởng như nhau đến hành vi của KDL quốc tế. Do đó, nghiên cứu giải thích hành vi của người tiêu dùng cần xem xét mức độ tác động khác nhau của từng yếu tố khoảng cách văn hóa. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp giải thích sâu sắc hơn các đặc điểm tâm lý và hành vi của KDL quốc tế (Crotts and McKercher, 2006; Tsang and Ap, 2007; Meng, 2010; Rinuastuti và cộng sự, 2014). Đây là gợi ý quan trọng để tác giả nghiên cứu ảnh hưởng khác nhau của mỗi yếu tố khoảng cách văn hóa tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của các thuộc tính TNDL văn hóa ở điểm đến.

Mối quan hệ 1: Khoảng cách của yếu tố chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) trong văn hóa giữa hai quốc gia và đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Yếu tố chủ nghĩa cá nhân (IDV) thể hiện mức độ phụ thuộc, kết nối lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội. Về mặt hành vi, cá nhân đến từ các nước có chỉ số chủ nghĩa cá nhân IDV cao được khuyến khích thể hiện ý kiến của bản thân, theo đuổi


chủ nghĩa hưởng thụ, tiêu dùng thực dụng. Động cơ và nhu cầu thể hiện, khám phá giới hạn bản thân cao. Ngược lại, ở các quốc gia có chỉ số chủ nghĩa cá nhân IDV thấp, con người thường ít khi được khuyến khích thể hiện chính kiến, tiêu dùng hài hòa hơn, động cơ hòa mình vào nhóm cao hơn là thể hiện bản thân.

Thông qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố chủ nghĩa cá nhân IDV đến hành vi tiêu dùng du lịch, có thể thấy, yếu tố này có sự ảnh hưởng đáng kể tới việc xác định tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của điểm đến, cũng như sở thích lựa chọn tài nguyên của KDL. Theo đó, khi tới các quốc gia có khoảng cách chủ nghĩa cá nhân xa, du khách sẽ đặt mức độ quan trọng của các tiêu chí hấp dẫn cao hơn và đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa thấp hơn (Crotts and McKercher, 2006; Lord và cộng sự, 2008; Ahn and McKercher, 2015). Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất mối quan hệ ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố chủ nghĩa cá nhân tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến ở giả thuyết [H1].

Giả thuyết H1a: Khoảng cách của yếu tố chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Giả thuyết H1b: Khoảng cách của yếu tố chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Mối quan hệ 2: Khoảng cách của yếu tố tránh sự rủi ro (CDUAI) trong văn hóa giữa hai quốc gia với đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Yếu tố này liên quan tới mức độ tránh các tình huống không chắc chắn của các cá nhân trong xã hội. Về mặt hành vi, cá nhân ở các quốc gia có chỉ số UAI cao rất coi trọng sự chính xác về giờ giấc, về các tiêu chuẩn, quy trình đã thiết lập; không thích có sự thay đổi với những điều đã định sẵn, các quyết định được đưa ra sau khi có sự phân tích cẩn thận thông tin, yếu tố liên quan. Ngược lại, ở các quốc gia có chỉ số UAI thấp, sự đúng giờ, đúng nguyên tắc ít đươc coi trọng. Người ta thích hoặc dễ chấp nhận sự thay đổi so với chương trình đã thiết lập; các quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.

Hofstede (1989, 1997) cho rằng sự khác biệt về chỉ số tránh sự không chắc chắn giữa hai quốc gia là một vấn đề văn hóa có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với nhận thức và hành vi của cá nhân khi đến một môi trường văn hóa khác với văn hóa quen


thuộc của mình. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi KDL quốc tế như Lepp and Gibson (2003), Money and Crotts (2003), Litvin và cộng sự (2004), Crotts (2004); Yang and Wong (2012) đã chứng minh mối quan hệ ảnh hưởng nghịch chiều của khoảng cách của yếu tố tránh sự không chắc chắn (CDUAI) tới cảm nhận của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của điểm đến. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất giả thuyết [H2] về ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố tránh sự rủi ro trong văn hóa giữa hai quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến:

Giả thuyết H2a: Khoảng cách của yếu tố tránh sự rủi ro (CDUAI) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Giả thuyết H2b: Khoảng cách của yếu tố tránh sự rủi ro (CDUAI) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Mối quan hệ 3: Khoảng cách yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND) trong văn hóa giữa hai quốc gia với đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Yếu tố thể hiện đam mê cá nhân được định nghĩa là mức độ mà cá nhân cho phép bản thân thực hiện những việc thỏa mãn niềm đam mê, động cơ, ham muốn của mình. Ngược lại, kiềm chế phản ánh một niềm tin của các cá nhân trong xã hội rằng sự thỏa mãn những mong muốn của con người cần phải được kiểm soát bởi các quy tắc xã hội nghiêm ngặt (Hofstede, 2010). Những người đến từ quốc gia có chỉ số đam mê cá nhân (IND) thấp có niềm tin rằng sự thỏa mãn mong muốn của con người cần phải được kiểm soát bởi những quy tắc xã hội nghiêm ngặt. Họ thường có khuynh hướng hoài nghi và bi quan với cuộc sống, ít tận dụng thời gian rảnh rỗi cho những việc cá nhân. Ngược lại, ở các nước có chỉ số đam mê cá nhân IND cao, con người trong xã hội luôn sẵn sàng nhận ra và thể hiện những ham muốn của bản thân, thái độ sống tích cực, lạc quan, luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm những việc thỏa mãn mong muốn của bản thân (Hofstede, 2010).

Trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng du lịch, đã có một số nghiên cứu đề cập đến sự ảnh hưởng thuận chiều của chỉ số đam mê cá nhân IND với sự hài lòng của KDL quốc tế đối với các thuộc tính của điểm đến như tài nguyên, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống khi đi du lịch du lịch (Buafai and Khunon, 2016). Những nghiên cứu này cho thấy có sự


ảnh hưởng của chỉ số thỏa mãn đam mê cá nhân (IND) với nhận thức và hành vi của người tiêu dùng du lịch và là cơ sở để tác giả đề xuất giả thuyết [H3] xem xét mối quan hệ ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố đam mê cá nhân/kiểm soát xã hội (CDIND) tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa

Giả thuyết H3a: Khoảng cách của yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Giả thuyết H3b: Khoảng cách của yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Mối quan hệ 4: Khoảng cách yếu tố quyền lực (CDPDI) trong văn hóa giữa hai quốc gia với đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Theo Hofstede (1991) quốc gia nào cũng tồn tại sự bất bình đẳng về quyền lực, tuy nhiên, mức độ chấp nhận điều này ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau và điều này được thể hiện thông qua chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI). Về mặt hành vi cá nhân, con người tới từ các quốc gia có chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) thấp thường độc lập hơn trong suy nghĩ và thể hiện ý kiến của mình; trong các mối quan hệ mong muốn được tư vấn, chia sẻ hơn là kiểm soát. Ngược lại, ở các quốc gia có chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) cao, các cá nhân thường có xu hướng phụ thuộc vào suy nghĩ của người khác, đồng tình với việc có người quản lý, kiểm soát các hành vi và suy nghĩ của mình. Trong lĩnh vực du lịch, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, yếu tố khoảng cách quyền lực (PDI) có ảnh hưởng tới đánh giá của khách hàng về chất lượng và ảnh hưởng tới lòng trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố khoảng cách quyền lực đối với hành vi đánh giá cá nhân KDL quốc tế. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất giả thuyết [H4] xem xét mối quan hệ của khoảng cách quyền lực với đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Giả thuyết H4a: Khoảng cách của yếu tố khoảng cách quyền lực (CDPDI) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.


Giả thuyết H4b: Khoảng cách của yếu tố khoảng cách quyền lực (CDPDI) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Mối quan hệ 5: Khoảng cách yếu tố nam tính (CDMAS) trong văn hóa giữa hai quốc gia với đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Yếu tố nam tính đề cập đến vai trò của nam giới trong xã hội. Về mặt hành vi, ở xã hội có chỉ số nam tính MAS cao, các thành viên đề cao thành tích, ưa sự quyết đoán, thích cạnh tranh và khát khao được thành công. Ngược lại, ở xã hội có chỉ số nam tính MAS thấp, các thành viên ưa thích sự hợp tác, khiêm tốn, chăm sóc cho người yếu hơn, xã hội có tính đồng thuận và đề cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Trong lĩnh vực tiêu dùng, các nhân ở các quốc gia có chỉ số nam tính MAS cao thường đề cao các hành vi quyết đoán, ít quan tâm đến cảm giác của người khác, khi đánh giá về sản phẩm dịch vụ họ thường đánh giá một cách rõ ràng, trực diện, nhiều tiêu chí và khó khăn trong đánh giá về chất lượng sản phẩm (Lord và cộng sự, 2008). Sự khác biệt về chỉ số nam tính trong xã hội đã được đề cập trong các nghiên cứu về hành vi đánh giá của KDL quốc tế đối với chất lượng dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm dịch vụ du lịch. Theo đó, KDL tới từ các nước có chỉ số nam tính (MAS) cao thường thích các dịch vụ sang trọng, đẳng cấp, họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ (vận chuyển và lưu trú) và mức độ trung thành với sản phẩm, dịch vụ cao hơn (Crotts and Erdmann, 2000). Đối với tài nguyên du lịch, KDL tới từ các nước có chỉ số nam tính cao có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới các giá trị tài nguyên mang tính cụ thể, nổi tiếng và đặt ra nhiều tiêu chí hơn khi lựa chọn một điểm đến du lịch. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa yếu tố nam tính (CDMAS) đối với những đánh giá của KDL quốc tế về TNDL văn hóa, tác giả đề xuất giả thuyết [H5] về ảnh hưởng của CDMAS với đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa

Giả thuyết H5a: Khoảng cách của yếu tố nam tính (CDMAS) trong văn hóa giữa hai quốc gia ảnh hưởng thuận chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Giả thuyết H5b: Khoảng cách của yếu tố nam tính (CDMAS) trong văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí