Thang Đo Kinh Nghiệm Du Lịch Quá Khứ Tại Điểm Đến


3.2.6. Thang đo kinh nghiệm du lịch quá khứ tại điểm đến

Kinh nghiệm du lịch quốc tế đề cập đến nhiều yếu tố bao gồm: số lần tới điểm đến trước đây (Sonmez & Graefe, 1998; Kozak, Crott & Law, 2007), phương thức đi du lịch trước đây, phương tiện vận chuyển, thời gian lưu trú được lựa chọn trước đây và sự hài lòng tổng thể từ những lần đi du lịch trước (Kozak, 2007). Kinh nghiệm du lịch trong quá khứ là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới khuynh hướng hành vi trong tương lai (Mazursky, 1989; Siinmez & Graefe, 1998; Nyaupane, Paris, & Teye, 2011). Những người có kinh nghiệm quá khứ tại điểm đến có thể thích ứng rất dễ dàng với sự khác biệt về văn hóa giữa hai quốc gia, đồng thời kiến thức thực tế của họ về văn hóa ở nơi đến cũng khác biệt so với những người chưa đi du lịch ở điểm đến lần nào (Kozak, 2007; Pizam and Sussman, 2007, Isaac, 2008). Do đó, trong đề tài này, tác giả kiểm định ảnh hưởng của kinh nghiệm du lịch quá khứ tại điểm đến là một biến kiểm soát đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Kinh nghiêm du lịch trong quá khứ sẽ được tiếp cận bằng cách đo lường số lần khách đã đến du lịch tại điểm đến (Kozak, 2007; Pizam and Sussman, 2007, Isaac, 2008). Cụ thể như sau:

Bảng 3.9. Thang đo kinh nghiệm du lịch quá khứ tại điểm đến


Ký hiệu

Ý nghĩa thang đo

Nguồn

KNDL1

Đến du lịch ở điểm đến lần đầu tiên

ATLAS (2007);

Kozak (2001);

Pizam and

Sussman (2007),

Isaac (2008)

KNDL2

Đến du lịch ở điểm đến lần thứ hai

KNDL3

Đến du lịch ở điểm đến lần thứ ba

KNDL4

Đến du lịch ở điểm đến lần thứ tư

KNDL5

Đến du lịch ở điểm đến lần thứ năm trở lên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 12

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.7. Đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch


Trong nghiên cứu về hành vi của KDL văn hóa, đặc điểm nhân khẩu học luôn được xem như yếu tố quan trọng tác động đến cảm nhận, hành vi của KDL. Trong đó, được đề cập đến nhiều nhất thường là: giới tính (Isaac, 2008; Pizam and Sussman, 1998), độ tuổi (Baloglu and McCleary, 1999; Isaac, 2008); thu nhập (Berlin and Matin, 2004; Isaac, 2008); trình độ học vấn (Baloglu and McCleary, 1999). Trong luận án này, tác giả xem xét mối quan hệ kiểm soát của độ tuổi, thu nhập và trình độ tới


đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Các thước đo được sử dụng trích từ nghiên cứu của Richards (2007); ATLAS (2007) Isaac (2008). Cụ thể:

Bảng 3.10. Các đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch


Yếu tố

Thang điểm

Nguồn tham khảo


Độ tuổi

≤ 18

Richard, 2003, 2007; Isacc,

2008; Wu và cộng sự, 2015

18 – 24

25 – 34

35 – 44

45 – 54

55 – 64

≥ 65


Trình độ học vấn

Tiểu học

Richard, 2003, 2007; Isacc,

2008; Wu và cộng sự, 2015

Trung học

Giáo dục nghề

Đại học

Sau đại học


Thu nhập trung bình hàng năm theo hộ gia đình

≤ 10.000 EU

Richard, 2003, 2007; Isacc,

2008; Wu và cộng sự, 2015

10.001 – 20.000 EU

20.001 – 30.000 EU

30.001 – 40.000 EU

40.001 – 50.000 EU

50.001 – 60.000 EU

> 60.000 EU

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu của chương 3 đã trình bày về các phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu của luận án. Cụ thể là:

Thứ nhất, mô tả quy trình thực hiện nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, phân tích số liệu, dữ liệu phù hợp để đạt được mục đích nghiên cứu luận án.

Thứ hai, bằng các kết quả tổng quan tài liệu và phỏng vấn sâu ở tiếp cận định tính, các thang đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã được tổng hợp và trình bày làm cơ sở để xây dựng bảng hỏi và thực hiện các phân tích ở chương sau.

Thứ ba, sử dụng phân tích mô tả, chương 3 của luận án cũng đã trình bày tổng quan về mẫu điều tra với các số liệu phân tích nhân khẩu học bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung của chương 4 trình bày các kết quả phân tích của luận án, cụ thể là: (1) Kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố đối với các biến trong mô hình nghiên cứu; (2) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến; (3) Kết quả phân tích ảnh hưởng kiểm soát của độ tuổi, trình độ, thu nhập, động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến và kinh nghiệm du lịch quá khứ ở điểm đến tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa.

4.1. Kiểm tra các thang đo trong mô hình nghiên cứu

4.1.1. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo

4.1.1.1. Độ tin cậy của thang đo Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Thang đo “Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến” (ký hiệu: TC) gồm 18 biến quan sát. Phân tích cho thấy hệ số Cronchbach’s Alpha của nhân tố này là 0,746. Có 04 biến quan sát bị loại do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 hoặc giá trị CA khi loại biến lớn hơn CA ban đầu. Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định thang đo Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến



Ký hiệu


Tên biến quan sát

Tương quan biến

tổng


Kết quả

Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong

việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

CA = 0,746

TC1

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có số lượng TNDL

văn hóa nhiều

0,440


Tiếp tục

TC2

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có sự đa dạng về

loại hình TNDL văn hóa

0,516


Tiếp tục

TC3

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có các TNDL văn

-0,363

Loại bỏ




Ký hiệu


Tên biến quan sát

Tương quan biến

tổng


Kết quả


hóa quy mô lớn



TC4

Mức độ quan trọng của tiêu chí tiếp cận tới TNDL văn hóa ở

điểm đến thuận lợi

0,396


Tiếp tục

TC5

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có

sức chứa du lịch lớn

0,075


Loại bỏ

TC6

Mức độ quan trọng của tiêu chí hoạt động bảo tồn TNDL văn

hóa ở điểm đến có hiệu quả

-0,457


Loại bỏ

TC7

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có nhiều TNDL văn

hóa được công nhận ở cấp độ cao

-0,043


Loại bỏ

TC8

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có

tính nguyên vẹn cao

0,516


Tiếp tục

TC9

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có

tính nguyên gốc cao

0,621


Tiếp tục

TC10

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến

nổi tiếng

0,553


Tiếp tục

TC11

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có

tính độc đáo cao

0,610


Tiếp tục

TC12

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến

đẹp

0,657


Tiếp tục

TC13

Mức độ quan trọng của tiêu chí cảnh quan xung quanh TNDL

văn hóa ở điểm đến đẹp

0,308


Tiếp tục

TC14

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có

tính sống động cao

0,519


Tiếp tục

TC15

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến

phù hợp với các nhu cầu của KDL quốc tế

0,487


Tiếp tục

TC16

Mức độ quan trọng của tiêu chí bầu không khí tâm lý xung

quanh TNDL văn hóa ở điểm đến dễ chịu

0,383


Tiếp tục

TC17

Mức độ quan trọng của tiêu chí phong tục, lối sống của người

địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến thú vị

0,514


Tiếp tục

TC18

Mức độ quan trọng của tiêu chí sự thân thiện, hiếu khách của

người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

0,629


Tiếp tục

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả


4.1.1.2. Độ tin cậy của thang đo Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam

Đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở Việt Nam (TT) gồm 18 biến quan sát. Phân tích cho kết quả hệ số Cronchbach’s Alpha của nhân tố là CA = 0,756. Có 05 biến quan sát bị loại bỏ do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 hoặc giá trị CA khi loại biến lớn hơn CA ban đầu. Kết quả kiểm định được thể hiện như sau:

Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn

từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến



Ký hiệu


Tên biến quan sát

Tương quan biến

tổng


Kết quả

Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


CA = 0,756

TT1

Sức hấp dẫn từ thuộc tính số lượng TNDL văn hóa ở điểm đến

0,679


Tiếp tục

TT2

Sức hấp dẫn từ thuộc tính đa dạng các loại hình TNDL văn hóa ở điểm đến

0,657


Tiếp tục

TT3

Sức hấp dẫn từ thuộc tính quy mô của TNDL văn hóa ở điểm đến

-0,415


Loại bỏ

TT4

Sức hấp dẫn từ thuộc tính thuận lợi trong tiếp cận với TNDL văn hóa ở điểm đến

0,591


Tiếp tục

TT5

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sức chứa của TNDL văn hóa ở điểm đến

-0,392


Loại bỏ

TT6

Sức hấp dẫn từ thuộc tính hiệu quả của hoạt động bảo tồn TNDL văn hóa ở điểm đến

-0,027


Loại bỏ

TT7

Sức hấp dẫn từ thuộc tính cấp độ công nhận của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,241


Loại bỏ

TT8

Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên vẹn của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,650


Tiếp tục




Ký hiệu


Tên biến quan sát

Tương quan biến

tổng


Kết quả

TT9

Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên gốc của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,002


Loại bỏ

TT10

Sức hấp dẫn từ thuộc tính nổi tiếng của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,524


Tiếp tục

TT11

Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,651


Tiếp tục

TT12

Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,383


Tiếp tục

TT13

Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

0,448


Tiếp tục

TT14

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,373


Tiếp tục

TT15

Sức hấp dẫn từ thuộc tính phù hợp với các nhu cầu của KDL quốc tế của TNDL văn hóa ở điểm đến

0,538


Tiếp tục

TT16

Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu không khí tâm lý xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

0,412


Tiếp tục

TT17

Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

0,449


Tiếp tục

TT18

Sức hấp dẫn từ thuộc tính thân thiện và hiếu khách của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

0,590


Tiếp tục

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả

4.1.1.3. Độ tin cậy của thang đo động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến gồm có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số Cronchbach’s Alpha của thang đo này là CA = 0,726. Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) của cả 5 biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,3. Kết quả kiểm định được trình bày như sau:


Bảng 4.3. Kết quả kiểm định thang đo Động cơ du lịch của khách khi đến thăm

tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến



Ký hiệu


Tên biến quan sát

Tương quan biến tổng


Kết quả

Động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


CA = 0,726

ĐC1

Động cơ tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của điểm đến

0,563

Tiếp tục

ĐC2

Động cơ học hỏi những điều mới về văn hóa của điểm đến

0,593

Tiếp tục

ĐC3

Động cơ trải nghiệm bầu không khí văn hóa của điểm đến

0,563

Tiếp tục

ĐC4

Động cơ chủ yếu là để tham quan, vãn cảnh

0,339

Tiếp tục

ĐC5

Động cơ giải trí đơn thuần

0,398

Tiếp tục

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả

4.1.2. Kiểm tra hiệu lực của thang đo

Phương pháp nhân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng để đánh giá độ hiệu lực của phép đo. Phương pháp này giúp đánh giá tính đồng nhất của các biến quan sát (items) và được mong đợi là có quan hệ đáng kể với nhau trong cùng một nhân tố (factor). Kiểm định nhân tố EFA sẽ được tác giả thực hiện qua 2 bước: Bước 1: Phân tích nhân tố đối với từng thành phần trong mô hình. Bước 2: Phân tích nhân tố toàn bộ các biến quan sát có ý nghĩa sau khi phân tích riêng biệt từng nhân tố.

4.1.2.1. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Thang đo “Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến” sau phân tích Cronbach’s Alpha còn lại 14 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố EFA như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023