Thang Đo Khoảng Cách Của Các Yếu Tố Văn Hóa Quốc Gia


Về giới tính, trong tổng số 558 người trả lời có 308 là nam giới chiếm 55,2% và 250 nữ giới chiếm 44,8%.

Về độ tuổi, độ tuổi chiếm số lượng cao nhất là [25 – 34] (159 người trả lời, chiếm 28,5%), tiếp theo là [35 – 44] (126 người trả lời, chiếm 22,6%) và [45 – 54] (có 91 người trả lời, chiếm 16,3%). Kết quả phù hợp với thực tế, bởi lẽ, KDL quốc tế thuộc ba nhóm độ tuổi nói trên đều là những người tiêu dùng có hội đủ các điều kiện về thời gian, tiền bạc và sức khỏe để đi du lịch tới các điểm du lịch nước ngoài. Đồng thời, nhu cầu tìm hiểm, trải nghiệm những giá trị của văn hóa tại điểm đến của nhóm người tiêu dùng ở ba độ tuổi này cũng cao hơn. Nhóm có số người trả lời thấp nhất là nhóm [dưới 18 tuổi] (có 17 người trả lời, chiếm 3,0%) và độ tuổi [≥ 65] (có 30 người trả lời, chiếm 5,4%). Hai nhóm tuổi [55 – 64] và [19 -24] có số người trả lời ở nhóm giữa trong bảng phân bố này, lần lượt là 81 người trả lời, chiếm 14,5%, 54 người trả lời, chiếm 09,7%). Tỷ lệ này phù hợp với các kết quả nghiên cứu về hành vi của KDL văn hóa của các tác giả và thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Về trình độ học vấn, 362 người trả lời (chiếm 64,9%) có trình độ đại học và sau đại học. Số người có trình độ giáo dục nghề là 142 người (chiếm tỷ lệ 25,4%), trình độ trung học là 38 người (chiếm tỷ lệ 6,8%), và chỉ một số ít 16 người có trình độ tiểu học (chiếm 2,9%) trên tổng số người trả lời.

Về thu nhập, biến số này không thu thập được đủ dữ liệu của 558 người do có 49 người không trả lời, tỷ lệ missing chiếm 8,8%. Với các phiếu trả lời mức thu nhập bằng đơn vị tiền tệ là USD hoặc một số đơn vị tiền tệ khác, tác giả đã thực hiện quy đổi chung về đơn vị thu nhập là EU theo tỉ giá tại thời điểm trả lời phiếu điều tra. Sau khi đã quy đổi, trong tổng số 509 đáp án hợp lệ, có 192 người trả lời có mức thu nhập trung bình năm/hộ gia đình từ [60.000 EU trở lên], chiếm tỷ lệ 34,4%. Tiếp theo, mức thu nhập từ [30001 đến 40000 EU] có 112 người, chiếm tỷ lệ 20,1%. Các mức thu nhập [40001 đến 50000 EU] và [50001 đến 60000 EU] lần lượt là 67 và 46 người, chiếm tỷ lệ 12.% và 8,2% trong tổng số người trả lời. Mức thu nhập từ [20001 đến 30000 EU] và [10001 đến 20000 EU] có 90 người trả lời lựa chọn, chiếm tỷ lệ 16,1% và một tỷ lệ rất nhỏ 02 người chiếm 0,4% số người trả lời lựa chọn mức thu nhập trung bình hàng năm là từ 10.000 EU trở xuống. Điều này phù hợp với phân tích của một số tác giả như Richards (2005, 2007), Isacc (2008) rằng KDL đi đến các quốc gia khác với động cơ văn hóa thường là những người có thu nhập cao hơn so với khách đi du lịch vì mục đích khác. Mối quan hệ của các đặc điểm nhân khẩu học tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở Việt Nam sẽ được trình bày ở phần sau của nghiên cứu.


3.2. Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

3.2.1. Thang đo khoảng cách của các yếu tố văn hóa quốc gia

Trên cơ sở các chỉ số văn hóa đã được đo lường và công bố bởi Hofstede và theo đề xuất của Jackson (2001), khoảng cách của các yếu tố văn hóa giữa quốc gia gửi khách và Việt Nam được tính cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp chỉ số khoảng cách văn hóa quốc gia giữa Việt Nam với các quốc gia theo chỉ số của Hofstede và đo lường của Jackson


TT

National

IDV

CD IDV

UAI

CD

UAI

PDI

CD

PDI

MAS

CD

MAS

LTO

CD

LTO

IND

CD

IND

1

Vietnam

20

30


70


40


57


35


2

Australia

90

70

51

21

36

34

61

21

21

36

71

-36

3

Canada

80

60

48

18

39

31

52

-12

36

21

68

-33

4

China

20

0

30

0

80

-10

66

-26

87

-30

24

11

5

France

71

51

86

56

68

2

43

-3

63

-6

48

-13

6

Germany

67

47

65

35

35

35

66

-26

83

-26

40

-5

7

India

48

28

40

10

77

-7

56

-16

51

6

26

9

8

Indonesia

14

-6

48

18

78

-8

46

-6

62

-5

38

-3

9

Italy

76

56

75

45

50

20

70

-30

61

-4

30

5

10

Japan

46

26

92

62

54

16

95

-55

88

-31

42

-7

11

Malaysia

26

6

36

6

100

-30

50

-10

41

26

57

-22

12

Newzealand

79

59

49

19

22

48

58

-18

33

24

75

-40

13

Rusia

39

19

95

65

93

-23

36

4

81

-24

20

15

14

Saudi Arabia

25

5

80

50

95

-25

60

-20

36

21

52

-17

15

South Korea

18

-2

85

55

60

10

39

1

100

-43

46

-11

16

Spain

51

31

86

56

57

13

42

2

48

9

29

6

17

Sweden

71

51

29

-1

31

39

5

35

53

4

44

-9

18

Taiwan

17

-3

69

39

58

12

45

-5

93

-36

78

43

19

Thailand

20

0

64

34

64

6

34

6

32

25

49

-14

20

UK

89

69

35

5

35

35

66

-26

51

6

45

-10

21

USA

91

71

46

16

40

30

62

-22

26

31

69

-34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 11

Nguồn: Hofstede và cộng sự (2010), Jackson (2001)


3.2.2. Các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Các thuộc tính của TNDL văn hóa là những đặc điểm, tính chất của tài nguyên văn hóa ở điểm đến (McKercher and Ho, 2004). Đây là căn cứ để KDL quốc tế đánh giá mức độ quan trọng của tiêu chí và đánh giá sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến du lịch. Xuất phát từ góc độ tâm lý học, các nhà nghiên cứu cho rằng, để cảm nhận, đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của điểm đến, KDL thường có xu hướng tổng hợp, hình ảnh hóa các yếu tố đơn lẻ thành những thuộc tính phản ánh tính chất chung của điểm đến (Gearing và cộng sự, 1974; Mayo & Javis, 1981; Baglolu và cộng sự, 1999). Đối với TNDL văn hóa, KDL sẽ có xu hướng hình ảnh hóa những tính chất đơn lẻ của một số tài nguyên mà khách biết hoặc đã trải nghiệm và gắn nó trở thành thuộc tính chung của TNDL văn hóa ở điểm đến (McKercher and Ho, 2004; Ark and Richards, 2006, Miquel and Raquel, 2013; Wei and Zhu, 2014; Guan and Jones, 2015, Wu và cộng sự, 2015). Từ góc độ tiếp cận này, các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến được tổng hợp như sau:

Bảng 3.5. Thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


TT

Thuộc tính

Tác giả

1

Số lượng TNDL văn hóa ở điểm đến

Gearing và cộng sự, 1974; McKercher and

Ho, 2004; Formica,

2000; Formica and

Uysal, 2006.

2

Sự đa dạng các loại hình TNDL văn hóa ở điểm đến

3

Quy mô của các TNDL văn hóa ở điểm đến

4

Sự thuận lợi trong tiếp cận với các TNDL văn hóa ở điểm đến

5

Sức chứa của các TNDL văn hóa ở điểm đến

6

Tính hiệu quả của hoạt động bảo tồn TNDL văn hóa ở điểm đến

ICOMOS, 2002;

LORD, 2001

7

Điểm đến có nhiều TNDL văn hóa được công nhận ở cấp độ cao

8

Sự nguyên vẹn của các TNDL văn hóa ở điểm đến

McKercher and Ho, 2004; Chen và cộng sự, 2014; Formica,

9

Sự nguyên gốc của TNDL văn hóa ở điểm đến

10

Sự nổi tiếng của TNDL văn hóa ở điểm đến



TT

Thuộc tính

Tác giả

11

Tính độc đáo của TNDL văn hóa ở điểm đến

2000; Formica and Uysal, 2006, Wu và cộng sự, 2015.

12

Vẻ đẹp của TNDL văn hóa ở điểm đến

13

Vẻ đẹp cảnh quan xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

14

Tính sống động của TNDL văn hóa ở điểm đến

15

Sự phù hợp với các nhu cầu của KDL quốc tế của TNDL văn hóa ở điểm đến

Phát triển từ phỏng vấn sâu

16

Bầu không khí tâm lý xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

McKercher and Ho, 2004; Miquel and Raquel, 2013; Chen và cộng sự, 2014; Wu và cộng sự, 2015; Lee and Chen, 2016; Formica,

2000; Formica and

Uysal, 2006.

17

Phong tục, lối sống của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

18

Sự thân thiện và hiếu khách của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.3. Thang đo Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Trên cơ sở các tiêu chí hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến, KDL sẽ đánh giá mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa (Emir, 2016). Thang đo likert 5 điểm gồm các mức từ (1) hoàn toàn không quan trọng (Almost-Unimportant); (2) không quan trọng (unimportant); (3) trung bình (Neutral);

(4) quan trọng (important) đến rất quan trọng (Highly importance) được sử đụng để đánh giá mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến (Hu and Ritchie, 1993; Formica, 2006; Ark and Richards, 2006, Vengesayi và cộng sự, 2009; Wei and Zhu, 2014; Wu và cộng sự, 2015). Các biến quan sát để đo lường nhân tố “Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến” được trình bày như sau:


Bảng 3.6. Thang đo đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Ký hiệu


Biến quan sát


Tác giả

TC1

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có số lượng TNDL văn hóa nhiều

Gearing và cộng sự, 1974; McKercher and

Ho, 2004; Formica,

2000; Formica and

Uysal, 2006.

TC2

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có sự đa dạng về loại hình TNDL văn hóa

TC3

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có các TNDL văn hóa quy mô lớn

TC4

Mức độ quan trọng của tiêu chí tiếp cận với TNDL văn hóa ở điểm đến thuận lợi

TC5

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có sức chứa du lịch lớn

TC6

Mức độ quan trọng của tiêu chí hoạt động bảo tồn TNDL văn hóa ở điểm đến có hiệu quả cao

ICOMOS, 2002; LORD,

2001; McKercher and

Ho, 2004; Formica,

2000; Formica and

Uysal, 2006.

TC7

Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có nhiều TNDL văn hóa được công nhận ở cấp độ cao

TC8

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính nguyên vẹn cao

McKercher and Ho, 2004; Chen và cộng sự, 2014; Formica, 2000; Formica and Uysal, 2006, Wu và cộng sự, 2015

TC9

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính nguyên gốc cao

TC10

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến nổi tiếng

TC11

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính độc đáo cao

TC12

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến đẹp

TC13

Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên cảnh



Ký hiệu


Biến quan sát


Tác giả


quan xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến đẹp


TC14

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính sống động cao

TC15

Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến phù hợp với các nhu cầu của KDL quốc tế

Phát triển từ phỏng vấn sâu

TC16

Mức độ quan trọng của tiêu chí bầu không khí tâm lý xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến dễ chịu

McKercher and Ho, 2004; Miquel and Raquel, 2013; Chen và cộng sự, 2014; Wu và cộng sự, 2015, Lee and Chen, 2016; Formica

and Uysal, 2006.

TC17

Mức độ quan trọng của tiêu chí phong tục, lối sống của người địa phương ở khu vực TNDL văn hóa thú vị

TC18

Mức độ quan trọng của tiêu chí sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.4. Thang đo Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Trên cơ sở những thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến, KDL thực hiện đánh giá sức hấp dẫn của mỗi thuộc tính đối với họ (Hu and Ritchie, 1993; Formica and Uysal, 2006; Wei and Zhu, 2014; Wu và cộng sự, 2015). Những thuộc tính được KDL xem là thú vị, gợi lên cảm xúc mạnh mẽ, tích cực sẽ được đánh giá có sức hấp dẫn cao và ngược lại, những điểm ít hấp dẫn hơn sẽ có mức điểm thấp hơn (Hu and Ritchie, 1993; Formica and Uysal, 2006; Krešić and Prebeža, 2011; Wei and Zhu, 2014; Wu và cộng sự, 2015). Thang điểm đo lường đánh giá của KDL về sức hâp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến là thang likert từ (1) hoàn toàn không hấp dẫn (Highly non-attractive); (2) không hấp dẫn (Non-attractive); (3) trung bình (Neutral); (4) hấp dẫn (Attractive); (5) rất hấp dẫn (Highly Attractive) (Formica, 2000; Hồ Kỳ Minh, 2010; Bùi Thị Tám và cộng sự, 2012). Các biến quan sát để đo lường đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa như sau:


Bảng 3.7. Thang đo đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính

của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

hiệu

Biến quan sát

Tác giả

TT1

Sức hấp dẫn từ thuộc tính số lượng TNDL văn hóa

ở điểm đến

Gearing và cộng sự, 1974; McKercher and

Ho, 2004; Formica,

2000; Formica and

Uysal, 2006.

TT2

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự đa dạng các loại hình

TNDL văn hóa ở điểm đến

TT3

Sức hấp dẫn từ thuộc tính quy mô của TNDL văn

hóa ở điểm đến

TT4

Sức hấp dẫn từ thuộc tính thuận lợi trong tiếp cận

với các TNDL văn hóa ở điểm đến

TT5

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sức chứa du lịch của

TNDL văn hóa ở điểm đến

TT6

Sức hấp dẫn từ thuộc tính hiệu quả của hoạt động

bảo tồn TNDL văn hóa ở điểm đến

LORD, 2001

McKercher and Ho, 2004; Formica, 2000; Formica and Uysal,

2006.

TT7

Sức hấp dẫn từ thuộc tính cấp độ công nhận của TNDL văn hóa ở điểm đến

TT8

Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên vẹn của các

TNDL văn hóa ở điểm đến

McKercher and Ho, 2004; Chen và cộng sự, 2014; Formica,

2000; Formica and Uysal, 2006, Wu và cộng sự, 2015

TT9

Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên gốc của TNDL

văn hóa ở điểm đến

TT10

Sức hấp dẫn từ thuộc tính nổi tiếng của TNDL văn

hóa ở điểm đến

TT11

Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của TNDL văn

hóa ở điểm đến

TT12

Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của TNDL văn

hóa ở điểm đến

TT13

Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung

quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

TT14

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của TNDL

văn hóa ở điểm đến

TT15

Sức hấp dẫn từ thuộc tính phù hợp với các nhu cầu

của KDL quốc tế của TNDL văn hóa ở điểm đến

Phát triển từ phỏng

vấn sâu

TT16

Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu không khí tâm lý

McKercher and Ho,



hiệu

Biến quan sát

Tác giả


xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

2004; Miquel and

Raquel, 2013; Chen và cộng sự, 2014;

Wu và cộng sự (2015)

Lee and Chen (2016); Formica, 2000.

TT17

Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa

ở điểm đến

TT18

Sức hấp dẫn từ thuộc tính thân thiện và hiếu khách

của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.5. Thang đo động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Trong nghiên cứu này, nội hàm và thang đo Động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến được sử dụng từ kết quả nghiên cứu của ATLAS, (2004, 2007); Isaac (2008); Csapó (2012); Richards (2009). Các mức điểm gồm (1) hoàn toàn không đồng ý; (2) không đồng ý, (3) trung bình; (4) đồng ý (5) hoàn toàn đồng ý được đưa ra để khách lựa chọn và xác định động cơ khi đến tham quan các TNDL văn hóa của mình. Cụ thể, thang đo lường Động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến được đề xuất như sau:

Bảng 3.8. Thang đo động cơ du lịch của khách khi đến thăm các tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


hiệu

Động cơ du lịch của khách khi đến thăm nguyên

du lịch văn hóa ở điểm đến

Nguồn

ĐC1

Tôi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến để tìm hiểu

sâu hơn về văn hóa của nơi này

Phát triển từ nghiên cứu của ATLAS (2004, 2007); Isaac

(2008); Richards

(2009)

ĐC2

Tôi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến để học hỏi

những điều mới về văn hóa của nơi này

ĐC3

Tôi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến để trải

nghiệm bầu không khí văn hóa của nơi này

ĐC4

Tôi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến chủ yếu là

để tham quan, vãn cảnh

ĐC5

Tôi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến chỉ để giải

trí đơn thuần

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí