Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Người Lao Động‌


nhiệm xã hội có thể đóng góp trực tiếp vào ý thức của người lao động về bản thân (Riordan, et al., 1997).

Lý thuyết bản sắc xã hội cũng giải thích lý do tại sao nhân viên lại quan tâm đến những hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty. Thứ nhất, hoạt động trách nhiệm xã hội phản ánh đặc trưng của tổ chức và không những đó đặc trưng cơ bản và tương đối bền vững mà còn khác biệt so với công ty khác (Sen & Bhattacharya, 2001: 228). Nhân viên có thể đồng nhất mình với những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, đặc biệt khi những giá trị của doanh nghiệp tương đồng với bản sắc tự thân của người lao động. Thứ hai, những doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội thường có danh tiếng tốt (Fombrun & Shanley, 1990).Do đó, nhân viên có thể cảm thấy tự hào khi thuộc về, làm việc cho một công ty được xem là có đóng góp tích cực cho xã hội (Brown & Dacin, 1997; Green& Turban, 1997). Người lao động thích làm việc cho một công dân tổ chức tốt có đóng góp cho phúc lợi xã hội hơn là làm việc cho một tổ chức chỉ lo đến lợi ích của bản thân tổ chức đó.

2.3.2 Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến người lao động‌

Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội , Turker (2009) nhận thấy có 2 hướng nghiên cứu chính về ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội đến người lao động.

Hướng đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội đến nguồn lao động tiềm năng. Những nghiên cứu này ủng hộ quan điểm cho rằng hoạt động trách nhiệm xã hội mang đến một danh tiếng tốt cho doanh nghiệp và làm tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với nguồn lao động tương lai (Albinger & Freeman, 2000; Backhaus,et al., 2002).Giải thích cho quan điểm này , Viswesvaran,et al. (1998) cho rằng, hoạt động trách nhiệm xã hội tăng cường mức độ tin cậy cảm nhận về tổ chức của người lao động kiếm việc làm, những người vốn chưa có bất kỳ tương tác nào vớ i tổ chức trước đây . Một nghiên cứu khác của Greening & Turban (2000) lại giải thích mối liên kết này dựa trên lý thuyết về bản sắc xã hội - SIT và tuyên bố rằng hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ gửi đến


những ứng viên tương lai một tín hiệu về việc họ sẽ như thế nào khi làm việc cho doanh nghiệp.

Ở hướng nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội đến đối tượng người lao động hiện tại của doanh nghiệp (Brammer, et al., 2005; Maignan,et al., 1999; Peterson, 2004; Rupp, et al., 2006; Viswesvaran, et al., 1998).Riordan, et al.(1997) đã th ảo luận về việc thực hiện trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh cảm nhận được , thái độ và hành vị dự định của nh ân viên. Trong nghiên cứu của mình Maignan ,et al. (1999) chỉ ra rằng nền văn hóa nhân văn và định hướng thị trường của doanh nghiệp dẫn đến việc hình th ành một công dân tổ chức chủ động , do đó liên quan đến mức độ cam kết của người lao động, lòng trung thành của khách hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khảo sát thực nghiệm của Peterson (2004) chỉ rò mối quan hệ giữa nhận thức của nhân viên về công dân tổ chức v ới cam kết tổ chức . Tương tự như vậy, Brammer, et al. (2005) kiểm tra tác động của việc hành xử một cách có trách nhiệm với xã hội đến cam kết tổ chức và cho rằng trách nhiệm xã hội bên ngoài có tác động tích cực đến cam kết tổ chức. Trong mô hình của mình, Rupp,et al. (2006) cũng đã khảo sát tác động từ nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên đến thái độ và cảm xúc của họ.

2.3.3 Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Khái quát hóa nghiên cứu của Ashforth & Mael (1989); Brammer, et al. (2005); Dutton, et al. (1994); Maignan & Ferrell (2001); Peterson (2004), Turker (2009) nhận định rằng việc nhân viên cảm thấy tự hào về việc là thành vi ên trong một tổ chức có trách nhiệm với xã hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ làm việc của họ. Trong khi đó , xét về thái độ làm việc của người lao động , cam kết tổ chức được xem như một trong những yếu tố đo lường quan trọng nhất . Cam kết tổ chức phản ánh mối liên hệ của nhân viên đối với tổ chức , đồng thời cũng chứa đựng những hàm ý về quyết định duy trì tư cách thành viên trong tổ chức của người lao động (Meyer & Allen, 1997).


Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cam kết tổ chức của người lao động - 4

Một s ố nhà nghiên cứu đã thực hiện những nghiên cứu chuyên biệt xem xét ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết với t ổ chức của người lao động như Maignan & Ferrell (2001), Peterson (2004), Aguilera, et al. (2006), Brammer, et al. (2007) và Turker (2009). Kết quả những nghiên cứu này đều cho thấy sự tác động tích cực của hoạt động trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức, trong đó những hoạt động trách nhiệm chính bao gồm hoạt động từ thiện , hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội , người lao động, và khách hàng. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng nếu người lao động có niềm tin hay nhận thức về trách nhiệm xã hội cao, Peterson (2004), Turker (2009).

2.4 Hoạt động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam‌

Nhận định về hoạt động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam, Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh Đức (2008) cho rằng khái niệm trách nhi ệm xã hội được đưa vào Việt Nam thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia với những bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát, có khả năng áp dụng ở nhiều thị trường khách nhau. Có thể kể đến các chương trình nổi bật như “Tôi yêu Việt Nam” của Honda, chương trình giáo dục vệ sinh cá nh ân cho trẻ em các tỉnh miền núi của Unilever. Đối với doanh nghiệp trong nước , các doanh nghiệp xuất khẩu là những đối tượng đầu tiên tiếp cận trách nhiệm xã hội do hầu hết các đơn hàng từ châu Âu

– Mỹ – Nhật đều đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hoặc yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm . Nhận thức của cộng đồng và thông tin đại chúng về trách nhiệm xã hội trong thời gian qua cũng có những bước phát triển tích cực và nhanh chóng do những quan ngại về vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại.

Một số nghiên cứu về hoạt động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

Angie Ngoc Tran, et al. (2010), trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam nhận thấy rằng chủ và quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận thức ở mức độ khá cao (65%) về khái


niệm trách nhiệm xã hội và những trách nhiệm cơ bản của doanh nghiệp như trách nhiệm với môi trường hữu cơ, môi trường làm việc và điều kiện lao động / làm việc. Xét về các bên liên quan , khách hàng và người lao động là những bên liên quan có tác động mạnh nhất đến hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đó, các yếu tố chính quyền và nhà cung ứng có mức độ tác động thấp hơn . Về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp , chỉ có một số chủ và quản lý doanh nghiệp nhận thấy mức độ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tencati A., et al.(2008, 2010) chỉ ra rằng để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải thực hiện trách nhi ệm xã hội, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng , quy trình sản xuất , bảo vệ môi trường vốn được xem là những rào cản thương mại . Nghiên cứu cũng cho thấy một thực tế rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp Việt Nam là chưa bền vững , phần nhiều mang tính chất đối phó.

Luu Trong Tuan (2012) khi tiến hành nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp . HCM đã kết luận rằng có sự tương tác giữa những nguyên tắc đạo đức về công bằng với trách nhiệm xã hội về kinh tế / pháp luật. Trong khi đó, những nguyên tắc đạo đức về chăm sóc lại bổ trợ , thúc đẩy trách nhiệm xã hội về đạo đức , từ đó ảnh hưởng tích cự c đến hoạt động quản trị doanh nghiệp.

“Báo cáo điều tra ban đầu, 2010 - Nhận thức, hiểu biết và thực hiện Trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) nhằm tăng cường mối liên kết với Chuỗi cung ứng toàn cầu trong Sản xuất bền vững”, kết hợp bởi Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO); Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (SDFB/VCCI); Phòng thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) và các Hiệp hội Da giày,


Dệt may và Điện tử đã ghi nhận những kết quả thực tế về hoạt động trách nhiệm xã hội tại 400 doanh nghiệp sản xuất (3 ngành da giày, dệt may và điện tử) ở Việt Nam. Cụ thể:

80% số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm/dịch vụ cho biết để xuất khẩu sảnphẩm của doanh nghiệp mình, họ đều phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn môitrường/ xã hội. Đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họthực hiện tự nguyện các tiêu chuẩn về môi trường - xã hội và áp dụngcác tiêu chuẩn về lao động - môi trường trong hoạt động sản xuất. Nhìn chung, khoảng 1/5 trong số các doanh nghiệp được phỏngvấn có chứng nhận ISO9000, trong khi đó số lượng doanh nghiệp có chứngnhận SA8000 hoặc ISO14000 chỉ chiếm dưới 10%.

Những lợi ích mà người lao động được thụ hưởng là những dẫn chứng ròràng nhất cho việc thực hành lao động tốt ở các doanh nghiệp. Hơn 50% sốdoanh nghiệp cho biết người lao động của họ được nhận bảo hiểm y tế,lương hưu, trợ cấp, chế độ thai sản và/hoặc kế hoạch phát triển kỹ năng, vàcon số này cao đáng kể trong các doanh nghiệp ngành điện tử. Đa số cácdoanh nghiệp (2/3) đã cố gắng giảm tác động đến môi trường bằngcách “sản xuất sạch hơn”, chủ yếu là biện pháp giảm thiểu chất thải và táichế. Đối với vấn đề người tiêu dùng, tỷ lệ lớn các doanh nghiệp, trong đóđáng chú ý là ngành điện tử, đã thực hiện những đánh giá về ảnh hưởng củasản phẩm và dịch vụ đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Bên cạnhđó, hầu hết các doanh nghiệp cho biết họ có chính sách cam kết chịu tráchnhiệm với sản phẩm/ dịch vụ (ghi nhãn, thành phầncác chất).

Hơn 1/3 các doanh nghiệp để xuất khẩu đã nhờ đến các chuyên giatư vấn giúp đỡ thực hiện các tiêu chuẩn môi trường / xã hội. Khoảng 30% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đã từng liên hệ với hiệp hộingành nghề để tìm hiểu các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn môi trường -xã hội, quy tắc ứng xử và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Chỉ khoảng 1/4 số doanhnghiệp liên hệ với hiệp hội ngành nghề để được tư vấn và đào tạo.

Qua các nghiên cứu trên ta có thể thấy trách nhiệm xã hội đã và đang từng bước được thực hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nhận thức của người laođộng,


chủ doanh nghiệp về khái niệm và tầm quan trọng của trách nhiệm cũng được cải thiện đáng kể. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp, nền kinh tế và đất nước trong tương lai.

2.5 Hoạt động trách nhiệm xã hội tại một số ngân hàng tại Việt Nam‌

Như đã trình bày ở mục 1.1 – Chương 1, chưa có một tài liệu nghiên cứu chính thức nào về hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng tại Việt Nam.Tuy nhiên khi tham chiếu đến từng ngân hàng cụ thể, tác giả nhận thấy rằng khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã được các ngân hàng khái quát hóa trong những tuyên bố về sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lòi, đồng thời cụ thể hóa trong những hoạt động, chính sách của ngân hàng. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về hoạt động trách nhiệm xã hội tại một số ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank:

Đây là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trong định hướng phát triển của mình, Agribank xác định “kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”…Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.” Mục tiêu này thể hiện rò bản chất hướng đến xã hội của Agribank.

Trong hoạt động cụ thể, bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp an sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống


cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn hai huyện này . Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước ; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn ; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung ; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia . Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lương ủng hộ Qu ỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì ngư ời nghèo, Quỹ Bảo trợ tr ẻ em Việt Nam , Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các ho ạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng d ần qua các năm, năm 2011 là 200 tỷ đồng, riêng năm 2012 lên tới 333 tỷ đồng.(Agribank, 2013)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank:

Cả 03 tuyên bố sứ mệnh của Sacombank đều thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng, cụ thể: (1) Không ngừng tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông – thể hiện trách nhiệm kinh tế của ngân hàng; (2) Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên – thể hiện trách nhiệm của ngân hàng hướng đến người lao động; (3) Góp phần vào sự phát triển chung của xã hội và cộng đồng – thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội.

Ban quản trị Sacombank quan niệm rằng trách nhiệm đối với môi trường và xã hội là một vấn đề thu hút sự quan tâm ngày càng cao của các định chế tài chính và có thể trở thành điểm khác biệt chính giữa một định chế tài chính “tốt” và một định chế tài chính “xuất sắc”. Một định chế tài chính dù hoạt động với quy mô lớn hay nhỏ thì trách nhiệm đối với môi trường và xã hội cũng như phát triển bền vững vẫn là những vấn đề có tầm ảnh hưởng nhất định tới tương lai của định chế tài chính đó.

Chính nhờ nhận thức đúng đắn này mà ngay từ năm 2009, Sacombank đã triển khai áp dụng Chính sách môi trường, thể hiện rò các cam kết của mình đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính theo phương thức có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, đồng thời công tác đánh giá, phân loại mức độ rủi ro đối với môi trường


phát sinh từ các hoạt động của khách hàng cũng đãđược thực hiện cùng với công tác thẩm định cấp tín dụng.

Năm 2011, Sacombankxây dựng lại Hệ thống quản lý môi trường và xã hội(ESMS), đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực theo các thông lệ quốc tế nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng. Bằng cách sử dụng hệ thống quản lý môi trường và xã hội mới này, Sacombank có thểđánh giá, phân loại rủi ro đối với môi trường và xã hội phát sinh từ hoạt động kinh doanh của khách hàng và giao dịch mà Sacombank dựđịnh tài trợ cho khách hàng. Từđó, Sacombank có thể nhận diện được các rủi ro về môi trường và xã hội có khả năng phát sinh và mức độảnh hưởng của những rủi ro này đối với hoạt động của Sacombank để có thể ra quyết định cấp tín dụng phù hợp.

Hướng về khách hàng trong kinh doanh và hướng vềcộng đồng trong hoạt động xã hội luôn là tôn chỉ hànhđộng của Sacombank nhằm góp phần đem lại hạnhphúc và phồn vinh cho cộng đồng.Các chương trình nổi bật của Sacombank có thể kể đến: Quỹ học bổng “Sacombank –Ươmmầm cho những ước mơ” hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưngluôn nỗ lực trong học tập (Nguồn tài chính cho quỹnày hình thành trên cơ sở trích 1% lợi nhuận thuầnhàng năm của Sacombank); Chương trình Thực tập viên tiềm năng Sacombank - tiếp nhận sinh viên thực tập tại Sacombankđược tổ chức định kỳ hàng năm, không đơn thuầnchỉ là việc tạo cơ hội cho các sinh viên tiếp xúc vớithực tế công việc mà còn là một chương trình tuyểndụng nhân sự có quy mô lớn của Sacombank dànhcho sinh viên, đồng thời chia sẻ những cơ hội màcác sinh viên có thểđồng hành cùng Sacombankvà ngành tài chính - ngân hàng trong tương lai; Giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”; tham gia vào các hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa; bảo trợ mái ấm tình thương; tài trợ ghếđá tại các công viên, trung tâm văn hoá, trường học, sân bay; đóng góp từ thiện ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam; đónggóp quỹ“Vì người nghèo” tại các tỉnh thành trong vàngoài nước cũng như xây nhà tình nghĩa cho những ngườicó hoàn cảnh khó khăn.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí