Ngân Sách Dành Cho Hoạt Động Cộng Đồng Của Sacombank 2012


Riêng trong năm 2012, kinh phí mà Sacombank dành cho các hoạt động Chung tay vì cộng đồng đã lên đến con số 20.002.518.000 VNĐ

Bảng 2.1: Ngân sách dành cho hoạt động cộng đồng của Sacombank 2012


STT

CHƯƠNG TRÌNH

SỐ TIỀN

1

Học bổng Sacombank “Ươm mầm cho những ước mơ”

3.772.950.000

2

Chạy việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng

đồng”

7.620.000.000

3

Chương trình từ thiện đón xuân - Quý Tỵ - 2013

4.316.000.000

4

Tài trợ ghế đá

1.677.860.000

5

Các hoạt động chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên

(ngày 8/3, giúp đỡ các gia đình nhân viên khó khăn, Quốc tế thiếu nhi 1/6)

615.708.000


TỔNG CỘNG

20.002.518.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cam kết tổ chức của người lao động - 5

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank, 2012

Ngân hàng Standard Chartered

Với hơn 150 năm kinh nghiệm hoạt động, Ngân hàng Anh quốc Standard Chartered đã tạo nên một lời hứa thương hiệu thể hiện truyền thống lâu dài và cam kết phát triển bền vững của mình. Cam kết "Here for good" là thể hiện lời hứa của ngân hàng với cộng đồng (Here for people), vì sự tiến bộ (Here for progress) và vì sự bền vững (Here for the long run).

Standard Chartered theo đuổi một chiến lược lâu dài trong việc thực thi các hoạt động và cam kết phát triển kinh doanh bền vững. Ngân hàng đã và đang thực sự hành động thông qua bốn trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững: chương trình “Ánh sáng là niềm tin” - giúp xóa bệnh mù lòa có thể phòng tránh được tại Việt Nam và gần một triệu trẻ em ở Hà Nội và Tp. HCM đã được chữa trị; “Sống cùng HIV” - giúp nâng cao nhận thức học sinh, sinh viên các trường phổ thông và đại học và giáo dục các em về phòng tránh và điều trị HIV; Tổ chức các hoạt động hàng năm như "Chuyến bay xanh" và "Ngày hội sống xanh" nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường cho các nhân viên; hỗ trợ và hợp tác với khách hàng để thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. (Diễn đàn Doanh nghiệp, 2012)


3 ngân hàng – Agribank, Sacombank và Standard Chartered đại diện cho 3 loại hình ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Mỗi ngân hàng có những chính sách, định hướng phát triển khác nhau, nhưng tựu trung lại, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, mỗi ngân hàng đều có những mục tiêu và biện pháp cụ thể nhằm góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, cộng đồng.

2.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu‌

Với mục đích đánh giá tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng(thông qua cảm nhận của người lao động) đến cam kết tổ chức của người lao động, đồng thời qua quá trình nghiên cứu lý thuyết về trách nhiệm xã hội, cam kết tổ chức và những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, tác giả nhận thấy mô hình của Turker (2009) là mô hình mới được nghiên cứu thời gian gần đây , bên cạnh đó nội dung trong mô hình cũng cho thấy sự phù hợp , bao hàm đầy đủ các thành phần hoạt động trách nhiệm xã hội , các bên liên quan đã được đề cập trong mô hình tháp trách nhiệm xã hội của Carroll (1999) và khung trách nhiệm xã hội của EU (2001), do đó, dựa trên mô hình nghiên cứu của Turker (2009), tác giả đề xuất mô hình cho nghiên cứu của mình như sau:


Cam kết tổ chức

Các bên liên quan xã hội và phi xã hội

Người lao động

Khách hàng

Chính phủ


Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Theo mô hình đề xuất, hoạt động trách nhiệm xã hội được đo lường bằng bốn thang đo: Trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội ;


Trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động ; Trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và Trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ.

Khái niệm cam kết tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu là khái niệm của Porter,et al., (1974) “sự tin tưởng và chấp nhận của cá nhân đối với những mục tiêu và giá trị của tổ chức, và một mong muốn mạnh mẽ được ở lại với tổ chức”.

2.6.1 Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội‌

Các bên liên quan xã hội và phi xã hội ở đây bao gồm xã hội nói chung, môi trường tự nhiên, thế hệ tương lai và các tổ chức phi chính phủ. Các bên liên quan này được nhóm chung với nhau vì những điểm chung giữa chúng . Chẳng hạn, việc bảo vệ môi trường tự nhiên không chỉ quan trọng đối với thế hệ hiện tại , thế hệ tương lai mà còn vì chính những giá trị nội tại của nó . Thay mặt cho những bên liê n quan thầm lặng này, các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì cùng mục tiêu và mong chờ sự hỗ trợ của doanh nghiệp . Theo đó, bảo vệ môi trường có thể xem là điểm chung của tất cả các bên liên quan trên.

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội bao gồm những hoạt động như từ thiện, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ, tham gia vào các chương trình cộng đồng, dự án y tế giáo dục.

Lập luận về tác động tích cực của hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội đến cam kết tổ chức của người lao động: dựa trên lý thuyết về bản sắc xã hội, nếu một ngân hàng thực hiện tốt các hoạt động trách nhiệm xã hộ i hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội, người lao động sẽ cảm thấy rằng ngân hàng quan tâm đến các vấn đề môi trường, thế giới hiện tại và tương lai, cho dù nh ững hoạt động đó không mang đến lợi nhuận , ít nhất là trong ngắn hạn, nhưng nó có thể đem đến cho ngân hàng một danh tiếng tốt, một hình ảnh hấp dẫn trước xã hội. Khi được làm việc trong một ngân hàng uy tín và có danh tiếng tốt sẽ khiến người lao động cảm thấy tự hào và gắn bó hơn với nơi mình làm việc.


2.6.2 Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động‌

Người lao động được định nghĩa là những nhân viên, chuyên viên đang làm trong ngân hàng từ cấp bậc Trưởng bộ phận trở xuống.

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động bao gồm những hoạt động như chính sách lương thưởng, tuyển dụng, chế độ của người người lao động, đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động, học tập, đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động được cho là có tác động tích cực đến đến cam kết tổ chức của người lao động: Những hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động có tác động trực tiếp đến môi trường làm việc, thể chất và tâm lý của người lao động. Nếu một ngân hàng chăm sóc tốt đối tượng khách hàng nội bộ (người lao động) thì họ sẽ cảm thấy hài lòng khi được làm việc tại ngân hàng từ đó mức độ cam kết với ngân hàng sẽ tăng lên.

2.6.3 Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng‌

Khách hàng ở đây được định nghĩa là những khách hàng cá nhân, tổ chức đang sử dụng một trong những gói dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng bao gồm việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chất lượng, thông tin đầy đủ, chính xác, đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo yêu cầu về mặt pháp lý (quy định của ngân hàng, nhà nước, chính phủ).

Lập luận cho tác động tích cực của hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng đến cam kết tổ chức của người lao động: Khách hàng là một trong những bên liên quan quan trọng của tổ chức.Vì sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào khách hàng , nên doanh nghiệp cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với họ . Đối với nhiều tổ chức , trách nhiệm xã hội được xem là công cụ quan trọng , ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và do đó , ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng mục tiêu. Đối với khách hàng , người lao động là đại diện cho doanh nghiệp . Do đó, nếu một doanh nghiệp lừa dối khách hàng , cung cấp những sản phẩm không a n toàn, chất lượng thì người lao động có thể cảm thấy xấu hổ vì hành động này . Ngược lại, nếu doanh nghiệp quan tâm đến khách hàng , cung cấp sản phẩm chất lượng , thông


tin chính xác thì người lao động có thể sẽ cảm thấ y tự hào khi là một thành viên của tổ chức, bởi theo lý thuyết về bản sắc xã hội, thành viên trong một môi trường xã hội nào đó có thể chia sẻ thành công hay thất bại của xã hội đó , và những phản hồi tích cực từ khách hàng chính là những phương thức hiệu quả nhất để đo lường thành công của tổ chức.

2.6.4 Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ‌

Chính phủ ở đây là khái niệm chung chỉ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành và hệ thống pháp luật có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ bao gồm những hoạt động như tuân thủ những quy định của pháp luật được quy định bởi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành liên quan và hoạt động nộp thuế vào ngân sách nhà nước của ngân hàng.

Lập luận cho tác động tích cực của hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ đến cam kết tổ chức của người lao động: Có một số quan điểm trái ngược nhau liên quan đến yếu tố luật pháp của khái niệm trách nhiệm xã hội .Sims (2003) cho rằng “trách nhiệm xã hội"và"tính hợp pháp"không phải là một và không giống nhau.Trách nhiệm xã hội thường được xem là hành vi đi xa hơn những gì được quy định bởi pháp luật. Theo quan điểm này, việc tuân t hủ các yêu cầu của pháp luật hay đóng thuế không phải là một hoạt động của trách nhiệm xã hội . Doanh nghiệp tự bản thân mình đã phải thực hiện những hoạt động này . Tuy nhiên, Carroll (1979) bao gồm tính hợp pháp vào mô hình c ủa mình, xem đây như một yếu tố bổ sung và quan trọng của khái niệm trách nhiệm xã hội . Với mong muốn phân tích hoạt động trách nhiệm xã hội từ cái nhìn tổng thế, rộng hơn nên tác giả sử dụng quan điểm của Carroll cho nghiên cứu của mì nh. Việc không tuân thủ pháp luật, lừa dối chính phủ, cơ quan công quyền chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức.Theo lý thuyết về bản sắc xã hội, không ai muốn gắn bó với một tổ chức có danh tiếng xấu, những giá trị của tổ chức đi ngược lại những giá trị của bản thân.Do đó, nếu một tổ chức đáp ứng tốt các yêu


cầu về mặt pháp lý, nhân viên có thể cảm thấy tự hào khi là thành viên của ngân hàng, và sẽ gắn bó hơn với ngân hàng.

Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất và những lập luận nêu trên, các giả thuyết của nghiên cứu bao gồm:

H1: Hoạt động trách nhiệm xã hộihướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội có tác động tích cực đến cam kết tổ chức.

H2:Hoạt động trách nhiệm xã hội đến người lao động có tác động tích cực đến cam kết tổ chức

H3: Hoạt động trách nhiệm xã hộihướng đến khách hàng có tác động tích cực đến cam kết tổ chức

H4: Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ có tác động tích cực đến cam kết tổ chức.


Tóm lại, trong Chương 2, tác giả đã tổng kết lý thuyết về khái niệm trách nhiệm xã hội , khái niệm cam kết tổ chức của người lao động , cũng như những nghiên cứu đ ã được thực hiện trước đó xem xét ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức của người lao động . Từ việc tổng kết lý thuyết , tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết về tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức (được đánh giá theo cảm nhận của người lao động) đến cam kết tổ chức của người lao động . Các nghiên cứu về tình hình hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việ t Nam cũng được tổng hợp , tuy nhiên , tác giả nhận thấy chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để xem xét mối liên hệ trên.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội, cam kết tổ chức và đề nghị một mô hình nghiên cứu cùng bốngiả thuyết nghiên cứu . Chương 3sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh thang đo , kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra.

Nội dung chính của chương 3 gồm hai phần: quy trình nghiên cứu ; và các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu.

3.1 Quy trình nghiên cứu‌

3.1.1 Quy trình nghiên cứu

Điều chỉnh thang đo – Thang đo cuối

Viết báo cáo

Cơ sở lý thuyết

Mô hình nghiên cứu - Thang đo nháp đầu

Nghiên cứu định tính

Thảo luận nhóm n= 5

Nghiên cứu định lượng

- Khảo sát n = 163



Nghiên cứu này đ ược thực hiện theo phương pháp hỗn hợp , kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lương . Quy trình nghiên cứu được tổng quát qua hình 3.1 dưới đây:


Mục tiêu nghiên cứu




Phân tích kết quả nghiên cứu

- Cronbach Alpha

- EFA

- Hối quy




Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


3.1.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tháng 08/2013 thông qua kỹ thuật việc thảo luận nhóm với 05 nhân viên, chuyên viên làm việc tại các ngân hàng trên địa bàn Tp. HCM được lựa chọn đích danh và mời tham gia thảo luận.

Mục tiêu của gi ai đoạn nghiên cứu này là nhằm điều chỉnh, bổ sung các thang đo đánh giá cảm nhận của người lao động về hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội ; đến người lao động; đến khách hàng và chính phủ . Thang đo gốc được sử dụng cho nghiên cứu định tính là hệ thống thang đo đã được sử dụng trong nghiên cứu của Tu rker (2009), từ đó hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với môi trường ngành ngân hàng .Riêng về khái niệm cam kết tổ chức của người lao động , cũng như Turker, tác giả sử dụng hệ thống thang đo 9 biến quan sát được xây dựng bởi Mow day (1982). Vì đây là hệ thống thang đo đáng tin cậy, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về cam kết tổ chức nên trong quá trình nghiên cứu định tính , tác giả không đưa cam kết tổ chức vào nội dung thảo luận nhóm.

Dàn bài thảo luận nhóm được chia làm 3 phần chính:

Phần 1 - Giới thiệu: phần này nhằm giúp tác giả hiểu hơn về thành viên tham gia thảo luận, đồng thời tác giả giới thiệu sơ lược về mục đích và những nội dung chính sẽ được tiến hành trong buổi thảo luận.

Phần 2 – Làm rò khái niệm : Việc làm rò , thống nhất các khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp , các bên liên quan , vốn là những khái niệm chưa thật sự ph ổ biến tại Việt Nam ngay từ đầu sẽ giúp cho buổi thảo luận được xuyên suốt, tránh xảy ra tình trạng hiểu nhầm , hiểu không đầy đủ về các khái niệm được đưa vào thảo luận.

Phần 3 – Thảo luận . Bốn nội dung chính được đưa v ào thảo luận bao gồm:Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội; hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến người lao động; hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến khách hàng và hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến chính phủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022