Bảng 4.3: Mô tả mẫu khảo sát về loại hình ngân hàng
Số người | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ hợp lệ (%) | Tỷ lệ cộng dồn (%) | |
Ngân hàng nhà nước | 45 | 27.6 | 27.6 | 27.6 |
Ngân hàng thương mại cổ phần | 113 | 69.3 | 69.3 | 96.9 |
Ngân hàng có vốn nước ngoài | 5 | 3.1 | 3.1 | 100.0 |
Tổng | 163 | 100.0 | 100.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Đến Người Lao Động
- Ngân Sách Dành Cho Hoạt Động Cộng Đồng Của Sacombank 2012
- Biến Độc Lập – Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Của Ngân Hàng
- Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Của Thang Đo Cam Kết Với Tổ Chức Của Người Lao Động
- Một Số Gợi Ý Nhằm Nâng Cao Mức Độ Cam Kết Tổ Chức Của Người Lao Động Thông Qua Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội
- Trách Nhiệm Của Ngân Hàng Đối Với Các Bên Liên Quan Mang Tính Xã Hội Và Phi Xã Hội
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS
Bảng 4.4: Mô tả mẫu khảo sát về chức vụ
Số người | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ hợp lệ (%) | Tỷ lệ cộng dồn (%) | |
Nhân viên | 136 | 83.4 | 83.4 | 83.4 |
Trưởng nhóm | 14 | 8.6 | 8.6 | 92.0 |
Trưởng bộ phận | 13 | 8.0 | 8.0 | 100.0 |
Tổng | 163 | 100.0 | 100.0 |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS
4.2 Kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach alpha
Để kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha, tác giả quan tâm đến 2 tiêu chuẩn là hệ số Cronback alpha và hệ số tương quan biến tổng. Nếu hệ số Cronbach alpha ≥ 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Tuy nhiên, nếu Cronbach alpha quá lớn (α > 0.95) thì xảy ra hiện tượng trùng lắp trong đo lường, nhiều biến trong thang đo không có nội dung khác biệt gì nhau . (Nguyễn Đình Thọ , 2012, trang 351). Nếu hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.30 thì thang đo đạt yêu cầu.
4.2.1 Kiểm định thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng
Thang đo đầu tiên được đưa vào kiểm định là hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng với bốn thành phần cụ thể: Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội; Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến
người lao động; Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ. Đây cũng chính là bốn biến độc lập của mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.5: Cronbach alpha các thành ph ần thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến - tổng | Cronbach alpha nếu loại biến | |
Các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội: Cronbach alpha 0.805 | ||||
XH01 | 14.773 | 6.115 | .578 | .771 |
XH02 | 14.6687 | 6.025 | .659 | .747 |
XH03 | 14.6012 | 6.142 | .568 | .774 |
XH04 | 14.7117 | 6.009 | .559 | .778 |
XH05 | 14.546 | 6.2 | .588 | .767 |
Người lao động: Cronbach alpha 0.803 | ||||
NLD01 | 18.0675 | 8.681 | .384 | .809 |
NLD02 | 18.0798 | 7.963 | .560 | .773 |
NLD03 | 18.6074 | 7.697 | .660 | .751 |
NLD04 | 18.4847 | 7.424 | .656 | .750 |
NLD05 | 18.6319 | 7.456 | .596 | .764 |
NLD06 | 18.3742 | 7.606 | .520 | .784 |
Khách hàng: Cronbach alpha 0.823 | ||||
KH01 | 8.5644 | 1.445 | .700 | .735 |
KH02 | 8.4785 | 1.350 | .711 | .723 |
KH03 | 8.2577 | 1.550 | .627 | .806 |
Chính phủ: Cronbach alpha 0.836 | ||||
CP01 | 4.2699 | .532 | .718 | |
CP02 | 4.2638 | .541 | .718 |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS
Theo kết quả phân tích trên, ta thấy, các thành phần Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội ; Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ đều có hệ số Cronbach alpha rất tốt (> 0.8), các biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đều thấp hơn hệ số Cronbach alpha của thang đo. Do đó, biến quan sát đo lường
chonhững thành phần này đều đáng tin cậy , được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thành phần Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên người lao động có hệ số Cronbach alpha rất tốt (0.803), các biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Điều đáng chú ý là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến, trong khi tất cả các biến quan sát khác nếu loại biến sẽ làm cho Cronbach alpha của thang đo giảm thì khi loại bỏ biến quan sát NLD 01 - “Ngân hàng chúng tôi khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện” lại làm cho hệ số Cronbach alpha của thang đo Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động tăng từ 0.803 lên 0.809. Hệ số tương quan biến - tổng của biến quan sát này cũ ng rất thấp 0.384, nếu so với các biến quan sát khác đều từ 0.5 trở lên. Mặt khác , xét đ ến nội dung của biến quan sát , việc khuyến khích người lao động tham gia vào các hoạt động tình nguyện không ảnh hưởng trực tiếp đến ng ười lao động nên không thể coi đây là một trong những hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động , do đó, tác giả loại biến quan sát này khỏi thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động . Ngoại trừ biến NLD01 bị loại, các biến đo lường khác đều đáng tin cậy , được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.2.2 Kiểm định thang đo cam kết với tổ chức của người lao động
Thang đo cam kết với tổ chức của người lao động chỉ bao gồm 01 thành phần với 09 biến quan sát. Đây cũng là biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở Chương 2.
Bảng 4.6: Cronbach alpha thang đo cam kết với tổ chức của người lao động
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến - tổng | Cronbach alpha nếu loại biến | |
Cam kết tổ chức: Cronbach alpha 0.916 | ||||
CK01 | 28.6012 | 26.377 | .633 | .911 |
CK02 | 28.9080 | 24.615 | .770 | .901 |
CK03 | 29.3067 | 26.103 | .577 | .915 |
CK04 | 29.0429 | 25.856 | .700 | .906 |
CK05 | 28.9264 | 24.834 | .770 | .901 |
CK06 | 29.0982 | 24.126 | .810 | .898 |
CK07 | 28.9816 | 24.685 | .756 | .902 |
CK08 | 28.6074 | 26.635 | .609 | .912 |
CK09 | 29.0920 | 24.862 | .713 | .905 |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS
Từ kết quả trên, ta thấy thành phần Cam kết với tổ chức của người lao động có hệ số Cronbach alpha rất tốt (0.916), các biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Hệ số Cronbach alpha nếu lo ại biến đều thấp h ớn 0.916.Vì vậy , các biến đo lường cho thành phần này đều đáng tin cậy , được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.3 Kiểm định giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Kiểm định giá trị thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng
Thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng gồm bốn thành phần với 16 biến quan sát . Sau khi phân tích Cronbach alpha , 15/16 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy nên tiếp tục được tiến hàn h phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
Các tiêu chuẩn cần quan tâm khi kiểm định giá trị thang đo thông qua mô hình EFA bao gồm : Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.50, mức ý n ghĩa của kiểm định Barlett ≤ 0.05; Hệ số eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 và thang đo phải có tổng phương sai trích ≥ 50%; Hệ số tải / Trọng số nhân số (Factor loading) ≥ 0.50. Nếu biến quan sát nào có trọng số nhân tố < 0.50 sẽ bị loại . Tuy nhiên , theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 402-403), khi xem xét loại biến có trọng số thấp cần chú ý đến giá trị nội dung của biến đó đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo
lường. Nếu trọng số nhân tố không quá nhỏ (ví dụ = 0.4) và giá trị nội dung của nó đóng vai trò quan trọng trong thang đo , ta có thể giữ lại biến . Khác biệt trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố . Nếu nhỏ hơn, thì cần xem xét đến giá trị nội dung của biến quan sát đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo lường trước khi quyết định loại biến.
Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Barlett thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng
.869 | ||
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 1098.996 |
df | 105 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS
Giả thuyết Ho được đặt ra là ma trận tương quan giữa 15 biến quan sát trong tổng thể là ma trận đơn vị , có nghĩa là giữa các biến không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett ta có kết quả sig = 0.000 và hệ số KMO = 0.869> 0.5, do đó, ta từ chối giả thuyết Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị ), đồng thời khẳng định các biến có mối tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù hợp trong nghiên cứu này.
Kết quả phân tích EFA cho thấy tại mức eigenvalue = 1.340, số lượng nhân tố trích được là 3 với tổng phương sai trích TVE = 61.33% (>50%).
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng
Nhân tố | |||
1 | 2 | 3 | |
CP01 | .824 | ||
CP02 | .823 | ||
KH01 | .768 | ||
KH03 | .767 | ||
KH02 | .710 | ||
XH02 | .815 | ||
XH01 | .748 | ||
XH03 | .707 | ||
XH04 | .652 | ||
XH05 | .644 | ||
NLD05 | .817 | ||
NLD03 | .761 | ||
NLD04 | .731 | ||
NLD06 | .624 | ||
NLD02 | .426 | .490 | |
Phương pháp trích hệ số: Trích nhân tố chính Phép quay nhân tố: Varimax |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS Phép quay nhân tố vuông góc Varimax cho thấy đã có sự ghép chung các biến quan sát của 2 thành phần Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ, tạo thành thành phần mới CSR_03’ “Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công
quyền”.
Các biến quan sát khác đều đo lường cho nhân tố đã được thiết lập ban đầu với mức trọng số λ > 0.5, biến NLD02 có mức trọng số λ = 0.490,xấp xỉ 0.50, xem như đạt yêu cầu.
Điểm đáng chú ý ở đây là biến NLD 02 vừa đo lường cho nhân tố 2, vừa đo lường cho nhân tố 3. Ngoài ra, mức chênh lệch trọng số rất thấp 0.064 < 0.3. Theo lý thuyết, biến quan sát này cần bị loại . Tuy nhiên, sau khi xem xét giá trị nội dung của biến quan sát , tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này để đo lường Hoạt
động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến người lao động với những lý do như sau:
Biến quan sát NLD02 (Chính sách của ngân hàng khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và nghề nghiệp của mình ). Hoạt động khuyến khích này có tác động tích cực đến tương lai của người lao động, hay nói cách khác ngân hàng đang hướng đến thế hệ tương lai . Do đó, biến quan sát NLD02 có thể dùng để đo lường nhân tố Hoạt động trách nhiệm hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội . Ở đây trọng số nhân tố là 0.426
Phát triển kỹ năng và nghề nghiệp rò ràng ảnh hư ởng trực tiếp đến người lao động do đó, biến quan sát NLD 02 đo lường cho nhân tố Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động. Trọng số nhân tố ở đây là 0.490
Xét về giá trị nội dung , tác giả nhận thấy biến quan sát này có tác động nhiều hơn đến người lao động so với các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội (0.490> 0.420), từ đó có thể ảnh hưởng đến cam kết với tổ chức của người lao động. Với thang đo mới được hình thành Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền, tác giả sử dụng hệ số
Cronbach alpha để kiểm định một lần nữa độ tin cậy của các biến quan sát.
Bảng 4.9: Cronbach alpha thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến - tổng | Cronbach alpha nếu loại biến | |
Khách hàng và cơ quan công quyền: Cronbach alpha 0.876 | ||||
KH01 | 17.0982 | 5.484 | .704 | .850 |
KH02 | 17.0123 | 5.358 | .697 | .852 |
KH03 | 16.7914 | 5.561 | .688 | .854 |
CP01 | 16.9202 | 5.173 | .714 | .848 |
CP02 | 16.9141 | 5.153 | .730 | .844 |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS
Thành phần Ho ạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền có hệ số Cronbach alpha rất tốt (0.876), các biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Hệ số Cronbach alpha nếu
loại biến đều thấp hớn 0.876. Vì vậy, các biến quan sát đo lường cho thà nh phần này đều đáng tin cậy.
Như vậy, sau khi phân tích EFA ta có thể tóm tắt cơ cấu thang đo Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng theo bảng dưới đây
Bảng 4.10: Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo Hoạt động trách nhiệm xã hội
Tên biến | Số lượng biến | Cronbach alpha | |
Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội | XH01 | 05 | .805 |
XH02 | |||
XH03 | |||
XH04 | |||
XH05 | |||
Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động | NLD02 | 05 | .803 |
NLD03 | |||
NLD04 | |||
NLD05 | |||
NLD06 | |||
Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền | KH01 | 05 | .876 |
KH02 | |||
KH03 | |||
CP01 | |||
CP02 |
4.3.2 Kiểm định giá trị thang đo cam kết tổ chức của người lao động
Thang đo cam kết với tổ chức của người lao động gồm chín biến quan sát. Sau khi phân tích Cronbach alpha , chín biến quan sát đều đảm bảo độ tin c ậy nên tiếp tục được tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ hội tụ.
Bảng 4.11: Kiểm định KMO và Barlett thang đo cam kết tổ chức
.932 | ||
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 837.140 |
df | 36 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS