Đối Với Người Tiêu Dùng Và Người Lao Động Trong Xã Hội


từ nước ngoài như Hoa Kỳ, Trung Quốc,… là những sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến trước đó. Các thông tin về công dụng, về thành phần, về nguồn gốc của sản phẩm gần như chưa từng được kiểm định trong thói quen sử dụng và trong các kết luận của giới chuyên môn. Thậm chí, có những sản phẩm mà các cơ quan chức năng chưa biết xếp vào loại nào, thực phẩm hay thuốc chữa bệnh, hoặc chưa có một tên gọi thống nhất để có thể nêu rõ được công dụng hoặc tác hại của nó. Các cơ quan chức năng thường tốn nhiều công sức cũng như thời gian để kiểm định cả về chất lượng cũng như nguồn gốc của những sản phẩm này.

Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay chỉ là những doanh nghiệp phân phối sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài. Nói cách khác, các công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm tổ chức mạng lưới đa cấp và thực hiện việc truyền tiêu đa cấp thông qua các công ty trong nước. Thông thường, các công ty trong nước sẽ ký các hợp đồng phân phối độc quyền với công ty nước ngoài, sau đó dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do doanh nghiệp sản xuất gửi đến, công ty phân phối của Việt Nam sẽ thiết lập mạng lưới đa cấp và đào tạo đội ngũ người tham gia cũng như thúc đẩy sự vận hành của mạng lưới này. Cách thức tổ chức theo kiểu liên kết như trên đã giúp cho các nhà sản xuất nước ngoài thoát được mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng như các trách nhiệm khác đối với mạng đa cấp.

Tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiến hành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ chỉ biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là người tham gia. Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng đa cấp rất dễ xảy ra. Khi xảy ra sai phạm, các công ty thường phủ nhận toàn bộ


trách nhiệm và đổ lỗi cho các hợp tác viên đã tự tạo ra các thông tin không chính xác.

Hành vi bán hàng đa cấp bất chính thường sử dụng các thủ đoạn tác động đến bản tính hám lợi của người tham gia, thông thường là những khu vực dân cư có đời sống khó khăn, ít thông tin, trình độ dân trí không cao, những tầng lớp dân cư có thời gian nhàn rỗi nhiều, là những đối tượng dễ tác động và có nhiều cơ hội thực hiện việc truyền tiêu bằng biện pháp rỉ tai. Là một quốc gia có tỷ lệ nông nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu kinh tế cũng như việc phân bố dân cư, những đối tượng nói trên chủ yếu tập trung ở nông thôn, có thu nhập không cao, đa số còn nghèo. Do đó, hậu quả xảy ra khi có sự bất chính trong bán hàng đa cấp sẽ là rất lớn đối với đời sống kinh tế – xã hội.

2.2. Đối với người tiêu dùng và người lao động trong xã hội

Phần lớn các công ty kinh doanh theo mạng bất chính đều ngụy trang dưới mác của những công ty có yếu tố nước ngoài. Điều này giúp tạo thêm lòng tin cho người dân, dễ dàng lôi kéo họ tham gia vào mạng lưới. Tuy vậy, những công ty nước ngoài này, hoặc là không hề tồn tại, hoặc là cũng không có uy tín tại thị trường nội địa nước đó. Các công ty kinh doanh đa cấp bất chính đánh vào tâm lý ưa thích đồ ngoại của người Việt Nam để kinh doanh sản phẩm vừa không bảo đảm chất lượng, vừa có giá rất xa so với thực tế.

Đối tượng người dân mà những công ty kinh doanh đa cấp hướng tới là những người còn thiếu kiến thức về kinh tế, không hề có khái niệm về bán hàng đa cấp. Những công ty này thường tổ chức những buổi hội thảo, trao thưởng,… để tạo ra cho những hợp tác viên sự ảo tưởng về một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận, không hề tốn kém, vẽ ra một viễn cảnh hoàn hảo khi không cần lao động mà vẫn được hưởng tiền hoa hồng. Kết quả là, hàng nghìn người đã bị lôi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


kéo, mà phần đông trong đó là những người lao động, sinh viên,… Họ phải vay mượn hoặc rút hết tiền để mua hàng của công ty kinh doanh đa cấp bất chính, trước khi lâm vào cảnh khó khăn vì bị lừa đảo, giấc mơ làm giàu tan vỡ. Như vậy, cần thiết phải trang bị những kiến thức về bán hàng đa cấp cho mọi người, hạn chế việc người dân bị lôi kéo vì chiêu bài của những công ty bất chính.

Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 10

Sản phẩm mà những công ty bán hàng đa cấp bất chính cung cấp thường không rõ ràng, những thông tin như giá cả, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm… đều bị tẩy xóa, mập mờ. Tuy vậy, nhiều người khi tham gia vào mạng lưới chỉ mong muốn đạt được quyền kinh doanh cùng với công ty chứ không hề quan tâm đến yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm. Tâm lý này chính là điều kiện lý tưởng để các công ty bất chính hoạt động, thậm chí còn khiến cho những công ty kinh doanh đa cấp chân chính biến tướng thành bất chính.

Một điều nữa khiến những công ty bất chính tồn tại trong thời gian dài, gây thiệt hại lớn chính là ý thức tự giác của người dân. Khi một hợp tác viên phát hiện ra công ty kinh doanh theo mạng mình đang tham gia là bất chính, thay vì trình báo cho cơ quan chức năng, anh ta lại tìm cách lôi kéo thêm nhiều người cùng tham gia với mình, mục đích là thu lại hoa hồng nhằm bù lại khoản tiền đã bỏ ra. Cứ như vậy, những công ty bán hàng đa cấp bất chính phát triển rất nhanh, thậm chí nhanh gấp nhiều lần so với những công ty chân chính, và rất khó để cho các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời.


3. Các giải pháp ngăn chặn và phòng chống bán hàng đa cấp bất chính.

Bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh khó quản lý, và khi luật pháp ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ như vậy thì càng khó kiểm soát và quản lý. Đây cũng là vấn đề làm nhức nhối các nhà quản lý và đáng quan tâm đối


với toàn xã hội. Cả bốn bên công ty kinh doanh đa cấp, người dân, Chính phủ và toàn xã hội đều phải có cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn về kinh doanh theo mạng, phải đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Dưới đây là một số khuyến nghị đối với các bên có liên quan để giúp việc quản lý kinh doanh theo mạng được hiệu quả.

3.1. Đối với doanh nghiệp

Liên kết nội bộ ngành: Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần liên kết với nhau, thành lập ra một tổ chức đại diện cho họ như “Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam”. Thông qua đó để hợp tác với các cơ quan truyền thông, các cơ quan quản lý nhằm nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn các công ty hoạt động theo mô hình “hình tháp ảo”. Có như vậy mới có thể tạo được niềm tin, sự đồng thuận của cả xã hội đối với mô hình bán hàng đa cấp. Việc tham gia vào hiệp hội sẽ làm tăng uy tín của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phải tuân thủ các quy chế của hội sẽ hạn chế hoàn toàn những sai phạm mà các doanh nghiệp cố tình hoặc vô tình mắc phải. Bên cạnh đó, nhờ có Hiệp hội, người tiêu dùng cũng sẽ yên tâm và có cái nhìn thiện cảm hơn đối với hình thức bán hàng đa cấp.

Đối với Nhà nước và xã hội: Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ Nghị định 110/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam khi đi vào hoạt động. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được quy định như nộp thuế, tổ chức đào tạo các nhà phân phối về sản phẩm… Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm quản lý và thu hộ thuế thu nhập cá nhân của các hợp tác viên cho cơ quan thuế. Để tồn tại vững mạnh, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội như góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tiến hành các hoạt động từ thiện,…


Về sản phẩm: Các công ty cần luôn trung thực trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng, cho các nhà phân phối độc lập và cho các cơ quan quản lý. Sản phẩm phải được ghi rõ ngày tháng sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, đồng thời phải được công khai về đặc tính và công dụng. Các sản phẩm nên được nghiên cứu để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, kèm với đó là chính sách hậu mãi tốt. Các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, khiến các hợp tác viên và người tiêu dùng hài lòng, từ đó càng lúc càng củng cố mạng lưới và nâng cao doanh số. Giá cả phải được xác định dựa trên giá gốc của hàng hóa, từ đó định ra giá bán lẻ và mức hoa hồng cho các hợp tác viên. Giá cả phù hợp là yếu tố hàng đầu quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp kinh doanh theo mạng chân chính.

Về kế hoạch kinh doanh:

Việc tuyển mộ hợp tác viên phải được tiến hành bài bản, tránh việc dụ dỗ, lôi kéo hàng loạt. Hợp tác viên phải hiểu rõ tính năng, công dụng của sản phẩm để hướng dẫn cho khách hàng. Hệ thống hợp tác viên có chất lượng sẽ bảo đảm mạng lưới phân phối tồn tại bền vững.

Chính sách trả thưởng, hoa hồng phải được thực hiện hợp lý, dựa trên giá gốc của hàng hóa, doanh số của hợp tác viên và khả năng, quy mô của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và điều kiện thực tế của thị trường Việt Nam. Tuyệt đối không đưa ra những mức hoa hồng quá cao so với thực tế nhằm thu hút thêm hợp tác viên vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính.

Về phương thức thanh toán, doanh nghiệp nên có sự minh bạch, rõ ràng và mềm dẻo. Trong một số trường hợp cụ thể, việc chấp nhận cho hợp tác viên thanh toán tiền hàng chậm sẽ tạo dựng thêm niềm tin của xã hội đối với doanh nghiệp, cũng như tạo cơ hội cho những người muốn tham gia vào mạng lưới


nhưng chưa có đủ vốn. Tuy nhiên việc này cũng phải được tính toán cụ thể dựa trên điều kiện của doanh nghiệp và đặc tính của sản phẩm. Thời hạn thanh toán cũng phải được nghiên cứu để tránh rủi ro nếu hợp tác viên không thanh toán đúng hạn hoặc từ chối thanh toán.

Về chế độ bảo hành, doanh nghiệp nên có chế độ cụ thể với từng loại sản phẩm, nhất là những sản phẩm công nghệ, máy móc. Chính sách bảo hành minh bạch rõ ràng sẽ xóa tan thái độ nghi ngờ của xã hội đối với hình thức kinh doanh đa cấp, đem lại lòng tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần phải có chính sách mua lại sản phẩm của các hợp tác viên nhằm phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tạo dựng niềm tin cho những người tham gia, giúp họ yên tâm hoạt động.

Doanh nghiệp nên mở một quỹ dự phòng để chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay mua lại hàng hóa từ người tham gia trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động. Điều này giúp bảo đảm quyền lợi của hợp tác viên, tạo dựng lòng tin của xã hội đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho mạng lưới phát triển rộng khắp. Quy mô của quỹ dự phòng cũng cần phải được tăng trưởng phù hợp với mạng lưới. Việc duy trì quỹ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, đồng thời giải quyết kịp thời những sự việc phát sinh.

Về việc quản lý mạng lưới: Các công ty cần luôn tuyên truyền, nhắc nhở các nhà phân phối độc lập về nguyên tắc nghề nghiệp, triết lý kinh doanh… Nhằm tạo ra một đội ngũ những nhà phân phối độc lập tuân thủ đúng những nguyên tắc của bán hàng đa cấp và quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ vấn đề người nước ngoài tham gia vào mạng lưới. Có rất nhiều doanh nghiệp đã vi phạm khi cho phân phối viên nước ngoài tham gia khi họ chưa có giấy phép lao động tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng nên có các biện pháp để thường xuyên khích lệ tinh thần của các hợp tác viên, tránh tình trạng


chán nản, dẫn đến chất lượng mạng lưới suy giảm.

Các công ty cần có những quy định bắt buộc đối với những nhà phân phối độc lập như:

+ Có hợp đồng lao động hợp pháp.

+ Tham gia lớp đào tạo và huấn những luyện những kỹ năng cơ bản đối với nhà phân phối..

+ Cấp thẻ lưu hành cho mỗi nhà phân phối.

+ Có hình phạt nghiêm khắc nếu nhà phân phối vi phạm nguyên tắc của bán hàng đa cấp và những quy định của công ty.

3.2. Đối với người tham gia

Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ những thông tin có liên quan tới công ty, sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.

Khi là nhà phân phối phải tuyệt đối trung thực với khách hàng và thực hiện đúng các quy định của công ty cũng như quy định của pháp luật. Những hợp tác viên cần phải nhận thức rằng: chính họ là người hoạt động kinh doanh độc lập, nhân danh chính họ chứ không phải đại diện cho công ty, và họ phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hợp tác viên cũng nên xác định vai trò của mình như một đối tác đối với doanh nghiệp, có quyền yêu cầu công ty cung cấp những thông tin xác thực về phương thức kinh doanh đa cấp, về công ty và sản phẩm của họ.

Đối với những người muốn tham gia thì nên tìm hiểu về bán hàng đa cấp. Một điều hết sức quan trọng đó là họ cần phân biệt được đâu là mô hình bán hàng đa cấp chân chính và mô hình “hình tháp ảo” trước khi quyết định tham gia. Dưới đây là ba tiêu chí quan trọng nhất để tiện cho việc phân biệt mô hình bán hàng đa cấp chân chính với mô hình “hình tháp ảo” và lựa chọn công ty để


tham gia:

Về lịch sử công ty:

Công ty được chọn lựa phải có thâm niên hoạt động trên thế giới tối thiểu từ 8 năm trở lên

Công ty được chọn (hoặc đối tác sản xuất) nên có cơ sở vật chất đầy đủ: có nhà máy sản xuất ra sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, có viện nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.

Pháp lý công ty và pháp lý sản phẩm thật đầy đủ. Nếu người dân cứ lao vào những công ty mà chưa được nhà nước cho phép thì rất nguy hiểm, vì vậy công ty được lựa chọn nhất thiết phải có giấy phép thành lập và giấy đăng ký kinh doanh đầy đủ, ngoài ra sản phẩm mà công ty phân phối cũng phải có giấy phép lưu hành của nhà nước cho phép.

Về chính sách hoa hồng:

Người tham gia không bắt buộc phải bỏ ngay một lần một số tiền lớn. Nên chọn những công ty mà bạn có điều kiện được học tập, được đào tạo thật kỹ về sản phẩm rồi mới quyết định mua sử dụng.

Công ty lựa chọn phải có mạng lưới Quốc tế. nên chọn những công ty phải có tầm nhìn Quốc tế tức là hoạt động trên toàn thế giới.

Quyền lợi tham gia được chi trả công khai đầy đủ. Nên chọn những công ty phải thật đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, hoa hồng phải được nhận đúng ngày giờ quy định hàng tháng.

Chính sách công ty phải cho phép người vào sau nếu làm việc tích cực vẫn có khả năng có thu nhập cao hơn người vào trước. Có những công ty hình tháp ảo mà người vào sau chỉ làm lợi cho những người vào trước, thu nhập của người vào sau nếu có tích cực cũng không cao hơn được người vào trước, thậm chí có công ty mà những người vào trước không cần làm gì nhưng hàng tháng vẫn

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí