Biến Độc Lập – Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Của Ngân Hàng‌


Với mỗi nội dung thảo luận , tác giả đều tiến hành thảo luận với thành viên tham gia dựa trên 2 dạng câu hỏi , câu hỏi mở để khám phá và câu hỏi đóng để kết luận. Dạng câu hỏi mở để khám phá giúp tác giả hiểu sâu hơn về các hoạt động trách nhiệm xã hội chính đang diễn ra tại các ngân hàng tr ên địa bàn Tp . HCM. Dạng câu hỏi đóng để kết luận giúp tác giả đánh giá lại mức độ phù hợp của hệ thống thang đo của Turker (2009) dùng để đánh giá cảm nhận của người lao động về hoạt động trách nhiệm xã hội , từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng.

Qua việc thảo luận nhóm, một số kết quả chính được ghi nhận như sau:

Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội . Do đặc thù của các ngân hàng là hoạt động tr ong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính , không liên quan đến sản xuất nên các ngân hàng không có những chương trình đặc biệt để giảm thiểu những tác động tiêu cực của mình đến môi trường . Do đó biến quan sát “ Doanh nghiệp ch úng tôi thực hiện những chương trình đặc biệt để giảm thiểu những tác động tiêu cực của mình đến môi trường” của Turker sẽđược loại khỏi bảng câu hỏi khảo sát dự kiến.

Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đế n khách hàng. Trong nghiên cứu của mình , một trong những thang đo về hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng đến khách hàng được Turker phát biểu“Doanh nghiệp chúng tôi bảo vệ quyền lợi của khách hàng vượt quá những yêu cầu về mặt pháp lý”. Tất cả các thành viên được mời tham gia thảo luận đều không đồng ý với phát biểu này vì đối với một lĩnh vực bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ như tài chính , ngân hàng, mọi hoạt động đều phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước , chính phủ, vì vậy việc bảo vệ quyền lợi khách hàng vượt quá những yêu cầu về mặt pháp lý là không thể. Do đó, tác giả đã hiệu chỉnh lại phát biểu trên cho phù hợp với lĩnh vực ngân hàng như sau “Ngân hàng chúng tôi bảo vệ quyền lợi đầy đủ của khách hàng theo những yêu cầu về mặt pháp lý (quy định của ngân hàng nhà nước , chính phủ)”.


Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu định tính , số lượng thang đo sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là 25 biến quan sát , trong đó có 16 biến quan sát đo lường cho 4 biến độc lập và 9 biến quan sát đo lường cho 1 biến phụ thuộc.

3.1.3 Nghiên cứu định lượng

3.1.3.1 Thông tin chung

Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại Tp. HCM vào tháng 09/2013.Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phương pháp định lượng, thông tin được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những chuyên viên, nhân viên (từ cấp Trưởng bộ phận trở xuống)đang làm việc tại các ngân hàng trên địa bàn Tp. HCM.

Bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức là bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính , gồm 25 câu, tương ứng với 25 biến quan sát, trong đó 16 biến đo lường hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng , 9 biến đo lường cam kết với tổ chức của người lao động.

Hair,et al. (2006) cho rằng để sử dụng mô hình EFA , kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100, và tỷ l ệ quan sát /biến đo lường là 5:1. Số biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu là 25, do đó số lượng mẫu cần có ít nhất là 125. Theo Leedy & Ormrod (2005), kích thước mẫu càng lớn càng tốt , do đó, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ , tác giả dự kiến quy mô mẫu là 170 nhân viên, chuyên viên ngân hàng (từ cấp T rưởng bộ phận trở xuống). Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.

3.1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu từ các chuyên viên , nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại Tp . HCM, các bảng phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu , mã hóa , nhập liệu và làm sạch b ằng phần mềm SPSS Statistic 20.

Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bằng các công cụ: Thống kê mô tả


Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha . Để kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha , tác giả quan tâm đến hai tiêu chuẩn là hệ số Cronback alpha và hệ số tương quan biến tổng. Nếu hệ số Cronbach alpha ≥ 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậ y. Tuy nhiên, nếu Cronbach alpha quá lớn (α > 0.95) thì xảy ra hiện tượng trùng lắp trong đo lường , nhiều biến trong thang đo không có nội dung khác biệt gì nhau . (Nguyễn Đình Thọ, 2012, trang 351). Nếu hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.30 thì thang đo đạt yêu cầu.

Kiểm định giá trị thang đo thông qua mô hình EFA . Các tiêu chuẩn được đưa vào phân tích bao gồm :Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.50, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett ≤ 0.05; Hệ số eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 và thang đo phải có tổng phương sai trích ≥ 50%; Hệ số tải / Trọng số nhân số (Factor loading) ≥ 0.50. Nếu biến quan sát nào có trọng số nhân tố < 0.50 sẽ bị loại. Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 402-403), khi xem xét loại biến có trọng số thấp cần chú ý đến giá trị nội dung của biến đó đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo lường. Nếu trọng số nhân tố không quá nhỏ (ví dụ = 0.4) và giá trị nội dung củ a nó đóng vai trò quan trọng trong thang đo , ta có thể giữ lại biến . Khác biệt trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố . Nếu nhỏ hơn, thì cần xem xét đế n giá trị nội dung của biến quan sát đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo lường trước khi quyết định loại biến.

Mô hình hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu .

3.2 Thang đo‌

3.2.1 Biến phụ thuộc – Cam kết tổ chức‌


Thang đo cam kết tổ chức bao gồm 9 biến quan sát được phát triển bởi Mowday,et al. (1982), là dạng rút gọn của thang đo 15 biến cũng do Mowday ,et al. (1979) xây dựng. Đây là thang đo được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về cam kết tổ chức . Trong nghiên cứu của mình khái niệm “tổ chức” đã được điều chỉnh thành “ngân hàng” để phù hợp với phạm vi nghiên cứu.


Câu trả lời được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 - rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý.

Bảng 3.1: Thang đo cam kết tổ chức


STT

Mã hóa

Nội dung biến quan sát

1

CK01

Tôi sẵn sàng cố gắng , nỗ lực vượt bậc để giúp cho ngân hàng

thành công

2

CK02

Tôi nói với bạn bè mình rằng đây là một ngân hàng tốt để làm

việc

3

CK03

Tôi chấp nhận bất kỳ hình thức phân công việc nào để tiếp tục

làm việc cho ngân hàng

4

CK04

Tôi thấy rằng những giá trị của mình và giá trị của ngân hàng là

tương tự nhau

5

CK05

Tôi tự hào nói với người khác rằng tôi là một thành viên của ngân

hàng

6

CK06

Ngân hàng này thật sự truyền cảm hứng tốt nhất cho tôi trong

cách thực hiện công việc


7


CK07

Tôi thực sự hài lòng vì tôi đã chọn ngân hàng này để làm việc thay vì những tổ chức khác mà tôi đã xem xét vào thời điểm tôi

xin việc

8

CK08

Tôi thực sự quan tâm đến số phận, tương lai của ngân hàng

9

CK09

Đối với tôi, đây là ngân hàng tốt nhất có thể để làm việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cam kết tổ chức của người lao động - 6


3.2.2 Biến độc lập – Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng‌


Turker (2009) đã xây dựng hệ thống thang đo 17 biến quan sát để đo lường bốn thành phần của hoạt động trách nhiệm xã hội của một tổ chức nói chung , bao gồm trách nhiệm xã hội hướng đế n các bên liên quan xã hội và phi xã hội , trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động , trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ.

Thông qua việc nghiên cứu định tính ,tác giả đã điều chỉnh thang đo để đo lường hoạt động trách nhiệm xã hội riêng cho lĩnh vực ngân hàng.

Do đặc thù của ngành ngân hàng là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính , ngân hàng, không tác động trực tiếp đến môi trường d o đó, các ngân hàng thường không có những chương trình đặc biệt để giảm thiểu những tác động tiêu cực của mình đến môi trường . Căn cứ trên lập luận này biến quan sát “Doanh nghiệp chúng


tôi thực hiện những chương trình đặc biệt để giảm thiểu những tác động tiêu cực của mình đến môi trường” của Turker (2009) được loại khỏi bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Đồng thời, biến quan sát “Doanh nghiệp chúng tôi bảo vệ quyền lợi của khách hàng vượt quá những yêu cầu về mặt pháp lý” sẽ được điều chỉnh thành “Ngân hàng chúng tôi bảo vệ quyền lợi đầy đủ của khách hàng theo những yêu cầu về mặt pháp lý (quy định của ngân hàng nhà nước, chính phủ…)” để phản ánh đúng thực tế trong một lĩnh vực bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ như tài chính , ngân hàng , mọi hoạt động đều phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước, chính phủ.

Câu trả lời được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 - rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý.


Bảng 3.2: Thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng



Mã hóa

Nội dung biến quan sát



CSR_01

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội (xã hội nói chung, môi trường tự nhiên, thế hệ tương lai và các tổ chức phi chính phủ)

10

XH01

Ngân hàng chúng tôi tham gia vào các hoạt động hướng đến việc bảo

vệ và cải thiện chất lượng môi trường tự nhiên

11

XH02

Ngân hàng chúng tôi đầu tư vào việc tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn

cho thế hệ tương lai

12

XH03

Ngân hàng chúng tôi hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong đó

có xem xét đến thế hệ tương lai

13

XH04

Ngân hàng chúng tôi hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong

những lĩnh vực có vấn đề (y tế, giáo dục, môi trường…)


14


XH05

Ngân hàng chúng tôi đóng góp cho những chiến dịch và dự án (y tế ,

giáo dục, môi trường…) nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng / phúc lợi của xã hội


CSR_02

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động

15

NLD01

Ngân hàng chúng tôi khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt

động tình nguyện

16

NLD02

Chính sách của ngân hàng khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng

và nghề nghiệp của mình

17

NLD03

Ban quản trị ngân hàng quan tâm trước hết đến mong mu ốn và nhu cầu

của người lao động

18

NLD04

Ngân hàng của chúng tôi thực hiện những chính sách linh hoạt để

mang đến sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc cho người lao động

19

NLD05

Những quyết định quản trị liên quan đến người lao động thường công

bằng

20

NLD06

Ngân hàng chúng tôi hỗ trợ cho những nhân viên muốn được học tập ,

đào tạo thêm


CSR_03

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng


21


KH01

Ngân hàng chúng tôi bảo vệ quyền lợi đầy đủ của khách hàng theo

những yêu cầu về mặt pháp lý (quy định của ngân hàng nhà nước , chính phủ…)

22

KH02

Ngân hàng chúng tôi c ung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản

phẩm cho khách hàng

23

KH03

Sự hài lòng của khách hàng có rất quan trọng đối với chúng tôi


CSR_04

Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ

24

CP01

Ngân hàng chúng tôi đóng thuế một cách thường xuyên và liên tục

25

CP02

Ngân hàng chúng tôi tuân thủ các quy định của pháp luật một cách

toàn diện và nhanh chóng


Tóm lại, thông qua nghiên cứu gố c của Turker (2009) và kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính, thang đo chính thức đo lường các các khái niệm nghiên cứu về cam kết tổ chức của người lao động, hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng đã được xây dựng gồm 25 biến quan sát , trong đó có 16 biến độc lập và 9 biến phụ thuộc.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức , phương pháp định lượng sẽ đượ c sử dụng, thông tin được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn . Đối tượng khảo sát là nhân viên , chuyên viên (từ cấp Trưởng bộ phận trở xuống) của các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, với kích thước mẫu dự kiến là 170 người. Cuối cùng, trong chương này, tác giả cũng xác định phương pháp xử lý số liệu khảo sát với các công cụ thống kê mô tả, Cronbach alpha, EFA và mô hình hồi quy.

Đây là những bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện và xác định kết quả nghiên cứu chính thức.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


Chương trước của lu ận văn đã trình bày về quy trình nghiên cứu , thang đo và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo. Chương 4 sẽ phân tích tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng đến cam kết tổ chức của người lao động thông qua việc kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy .Phương pháp kiểm định và phân tích được thực hiện thông qua phần mềm SPSS Statistic 20.

4.1 Mô tả mẫu khảo sát‌

Việc khảo sát chính thức phục vụ cho công tá c nghiên cứu được thực hiện thông qua hình thức gửi và thu bảng câu hỏi trực tiếp, với đối tượng khảo sát là chuyên viên, nhân viên (từ cấp Trưởng bộ phận trở xuống) các ngân hàng trên địa bàn Tp. HCM.

Người tham gia khảo sát trả lời bảng câu hỏi được thiết kế sẵn bằng cách cho điểm theo thang điểm 5 từ 1 – hoàn toàn không đồng ý đến 5 – hoàn toàn đồng ý.

Qua quá trình khảo sát, tác giả thu về 163 phiếu khảo sát hợp lệ. Những số liệu thống kê cơ bản về kết quả khảo sát

Bảng 4.1: Mô tả mẫu khảo sát về giới tính


Giới tính

Số người

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ hợp lệ (%)

Tỷ lệ cộng dồn (%)

Nam

58

35.6

35.6

35.6

Nữ

105

64.4

64.4

100

Tổng

163

100

100


Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS

Bảng 4.2: Mô tả mẫu khảo sát thời gian làm việc


Thời gian làm việc

Số người

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ hợp lệ (%)

Tỷ lệ cộng dồn (%)

Dưới 1 năm

34

20.9

20.9

20.9

1 - 3 năm

69

42.3

42.3

63.2

Tren 3 năm

60

36.8

36.8

100.0

Tổng

163

100.0

100.0


Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết xuất từ SPSS

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí