Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cam kết tổ chức của người lao động - 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU‌


1.1 Lý do chọn đề tài và xác định vấn đề‌

Có một khoảng cách khá lớn giữa lý luận và thực tiễn khi xem xét mối quan hệ, tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệpđến người lao động.

Một khảo sát toàn cầu năm 2008 được tiến hành với 1.122 nhà quản lý cho thấy rằng Tổng Giám đốc các tập đoàn / công ty trên thế giới đều nhận thấy những lợi ích kinh doanh từ hoạt động trách nhiệm xã hội bởi nó tăng cường sự thu hút của doanh nghiệp đối với người lao động tiềm năng và hiện tại (Economic, 2008:13). Một cuộc thăm dò ý kiến ở Pháp cũng chỉ ra rằng người lao động là nhóm bên liên quan quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hướng các hoạt động trách nhiệm xã hội vào (Humiere & Chauveau, 2001). Năm 2001, Liên minh Châu Âu – EU đã xây dựng một khung trách nhiệm xã hội thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp châu Âu. Theo đó, trong nội bộ doanh nghiệp, hoạt động trách nhiệm xã hội chủ yếu liên quan đến người lao động và các vấn đề như đầu tư vào nguồn lực, sức khỏe và an toàn. Tại Anh, năm 2005, Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (DTI ) cũng đã phát động một mô hình khung về năng lực trách nhiệm xã hội nhằm mục đích thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp. Mô hình khung này bổ trợ cho những nỗ lực của các nhà quản trị nhân lực để tăng cường sự tham gia của người lao động vào những hành vi trách nhiệm xã hội (Redington, 2005). Thông qua những dẫn chứng trên ta có thể thấy rằng người lao động đang đóng vai trò trung tâm trong quá trình triển khai chiến lược về trách nhiệm xã hội tạinhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù thực tiễn cho thấy trách nhiệm xã hội ngày càng được phổ biến rộng rãi, có tính chất liên ngành (Lockett,et al., 2006) và phù hợp với hoạt động quản lý con người (Brammer, et al., 2007), xong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ nhà nghiên cứu về hành vi tổ chức và quản lý nguồn nhân lực (Rupp,et al., 2006; Aguilera, et al., 2007). Phần lớn các nghiên cứu trong giới học thuật về lĩnh vực trách nhiệm xã hộihướng đến ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động chung của tổ chức


và cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa hành vi tổ chức với danh tiếng , năng lực cạnh tranh , và sự tồn tại lâu dài của tổ chức (Burke & Logsdon, 1996; Porter& Kramer, 2002; Snider, et al., 2003). Một số khác lại tập trung vào khám phá những tác động của hoạt độ ng trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (McGuire, et al., 1988; Pava & Krausz, 1996).

Sự thiếu hụt những nghiên cứu thực nghiệm có thể bắt nguồn từ việc thiếu cơ sở lý thuyết nền để giải thích cho mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và thái độ, hành vi của người lao động (Perterson, 2004). Tuy nhiên, lý thuyết bản sắc xã hội có thể là một lời giải thích thỏa đáng cho vấn đề này (Maignan & Ferrel, 2001; Peterson, 2004). Dựa trên lý thuyết về bản sắc xã hội, một số nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy tác động quan trọng của hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến người lao động (Greening & Turban, 2000; Maignan & Ferrell, 2001; Backhaus, et al., 2002; Peterson, 2004; Aguilera, et al.,2006; Brammer, et al., 2007; Turker, 2009).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Xét đến lĩnh vực ngân hàng, Al-bdour, et al. (2010) cho rằng nghiên cứu về hoạt động trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân hàng là cần thiết vì đây là một ngành đặc biệt quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự phát triển của xã hội thông qua các tài sản tài chính có giá, kiểm soát khách hàng vay tiền, quản lý rủi ro tài chính và tổ chức hệ thống thanh toán. Ngân hàng cũng là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với những tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội do có hệ thống các bên liên quan đa dạng và phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác. Việc có trách nhiệm với xã hội sẽ giúp các ngân hàng tạo dựng được danh tiếng tốt, thu hút và duy trì lực lượng lao động chất lượng cao.Al-bdour cũng đưa ra một con số thú vị là 80% trong số 1.040 người tham gia một khảo sát của Core Inc. trả lời rằng họ có thể sẽ từ chối làm việc cho một doanh nghiệp mà họ thấy là có những hoạt động phi đạo đức.

Tại Việt Nam, một số học giả cũng đã tiến hành nghiên cứu về hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Antonio Tencati, et al., 2008, 2010;Angie Ngoc Tran,et al.,2010; Luu Trong Tuan, 2012). Tuy nhiên , trong số những nghiên cứu được ghi nhận , chưa có nghiên cứu nào xem xét ảnh hưởng của hoạt động trách

Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cam kết tổ chức của người lao động - 2


nhiệm xã hội đến ngườ i lao động , cũng như được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng. Chính sự thiếu hụt những nghiên cứu thực nghiệm trên đã thúc đẩy tác giả tiến hành thực hiện luận văn nghiên cứu “Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) đến cam kết tổ chức của người lao động”.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu‌

Căn cứ vào việc nghiên cứu lý thuyết về trách nhiệm xã hội của tổ chức , cam kết tổ chức cũng như sự thiếu hụt những nghiên cứu thự c nghiệm tại Việt Nam về ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội đến người lao động , cụ thể ở đây là cam kết với tổ chức của người lao động , luận văn nghiên cứu này tập trungvào việc trả lời câu hỏi sau đây:

Hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ cam kết tổ chức của người lao động?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu‌

Phát triển từ câu hỏi nghiên cứu , mục tiêu của nghiên cứu là giải quyết bốn vấn đề sau:

Một là, đánh giá cảm nhận của người lao động về hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội; người lao động; khách hàng và cơ quan công quyền.

Hai là, đánh giá mức độ cam kết tổ chức của người lao động đối với ngân hàng nơi họ đang làm việc.

Ba là, xác định tác động của những hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàngđến cam kết tổ chức của người lao động.

Bốn là,gợi ý một số hướng cụ thể để nâng cao mức độ cam kết tổ chức của nhân viên ngân hàng thông qua việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội.

1.4 Thời gian thực hiện, phạm vi và đối tượng nghiên cứu‌

Nghiên cứu được thực hiện vòng 6 tháng, từ tháng 04/2013 đến tháng 10/2013 trong phạm vi các ngân hàng trên địa bàn Tp . HCM (không phân biệt loại hình ngân


hàng c ụ thể), với đối tượng khảo sát là nhân viên , chuyên viên ngân hàng (từ cấp Trưởng bộ phận trở xuống).

Đối tượng của nghiên cứu là hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng được đánh giá thông qua cảm nhận của người lao động và mức độ cam kết tổ chức của người lao động.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp hỗn hợp , kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể:

Nghiên cứu định tính : được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 05 nhân viên, chuyên viên làm việc tại một số ngân hàng trên địa bàn Tp . HCM.

Nội dung và kết quả thảo luận được ghi nhận và sử dụng để điều chỉnh biến quan sát và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng : thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp , sử dụng bảng câu hỏi được tổng hợp và thiết kế sẵn từ kết quả khảo sát định tính . Đối tượng khảo sát là nhân viên, chuyên viên (từ cấp Trưởng bộ phận trở xuống ) làm việc cho các ngân hàng trên địa bàn Tp . HCM.Sau khi việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đạt đến số mẫu cần thiết , tác giả sử dụng phương pháp độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mền SPSS để kiểm định thang đo và phương pháp phân tích hồi quy bội để kiể m định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu trong mô hình.

Số mẫu khảo sát: 163 chuyên viên, nhân viên ngân hàng.

1.6 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài‌

Về mặt khoa học , đề tài nghiên cứu đã đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống thang đo phù hợp đo lường cảm nhận của người lao động về hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng.

Về mặt thực tiễn , đề tài nghiên cứu có ý nghĩa đối với công tác quản trị nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn Tp . HCM.Kết quả phân tích về tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức của người lao động sẽ là cơ sở khoa học cần thiết để ban quản trị các ngân hàng đề ra những biện pháp cụ thể nhằm


nâng cao mức độ cam kết tổ chức của người lao động thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội.

1.7 Kết cấu đề tài‌

Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm năm chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cam kết tổ chức và các mô hình , lý thuyết , nghiên cứu đã được thực hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Trình bày quy trình, phương pháp nghiên cứu và hệ thống thang đo Chương 4: Trình bày phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu , những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn quản trị, gợi ý một số hướng nâng cao mức độ cam kết tổ chức của người lao động thông qua hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU‌


Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cam kết tổ chức của người lao động, qua đó xác định các thành phần của nghiên cứu, các biến nghiên cứu, xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

2.1 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội‌

2.1.1 Khái niệm về trách nhiệm xã hội‌

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .

Mỗi tổ chức , doanh nghiệp , chính phủ dưới những góc độ và quan điểm riêng để đưa ra một khái niệm về trách nh iệm xã hội phù hợp với những điều kiện , đặc điểm và trình độ phát triển của mình . Tuy nhiên, tựu trung lại, sự hình thành và phát triển của khái niệm trách nhiệm xã hội có thể được khái quát hóa theo ba quan điểm dưới đây.

2.1.1.1 Quan điểm cổ đông‌

Theo quan điểm cổ điển , một công ty được coi là có trách nhiệm với xã hội và đáp ứng những kỳ vọng của xã hội khi nó đóng góp vào nền kinh tế chung và tạo ra tài sản cho xã hội . Vai trò và trách nhiệm hàng đầu của một doanh nghiệp là sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ , cung cấp việc làm và tạo ra lợi nhuận bằng bất kỳ biện pháp, phương tiện nào có thể, bất kể những hậu quả gì xảy đến với môi tr ường, loài người, miễn là nằm trong phạm vi quy định của luật pháp.

Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là nhà kinh tế học người Mỹ đã từng đạt giải Nobel kinh tế Milton Friedman.Ông phát biểu rằng “Doanh nghiệp chỉ có mộ t trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận , gia tăng giá trị cho cổ đông , trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung th ực và công bằng”(Friedman, 1970). Theo Friedman , bản chất của vi ệc kinh doanh là “lợi nhuận”, việc sử dụng đồng tiền của tổ chức cho những mục đích , hoạt động xã hội tốt đẹp là lãng phí tiền của cổ đông , không phải là cách mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cổ đông.


Dù đi ngược lại với những quan điể m hiện đại về trách nhiệm xã hội nhưng khái niệm của Friedman vẫn được trích dẫn rộng rãi trong các nghiên c ứu học thuật như là nền tảng ban đầu của khoa học hiện đại về trách nhiệm xã hội.

2.1.1.2 Quan điểm các bên liên quan‌

Quan điểm tiếp theo về trách nhiệm xã hội cho rằng doanh nghiệp không chỉ phải có trách nhiệm với cổ đông của mình mà còn phải có trách nhiệm với các bên liên quan (Marrewijk, 2003).

Doane (2005) ghi nhận định nghĩa của Ngân hàng Thế giới “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một thuật ngữ mô tả những nghĩa vụ mà một công ty phải có trách nhiệm với các bên liên quan trong mọi hoạt động của mình. Một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, khi ra quyết định sẽ xem xét đến những tác động của mình đến cộng đồng và môi trường, cân bằng nhu cầu của các bên liên quan với nhu cầu của chính doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.”

European Commssion (2001) đưa ra định nghĩa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như“một khái niệm theo đó các doanh nghiệp hợp nhất những vấn đề xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của mình và đặt trong sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện”.

Các bên liên qua n ở đây được hiểu là “bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được những mục tiêu của tổ chức ” (Freeman, 1984).

Friedman (2006) cho rằng có một mối quan hệ hiển nhiên giữa việc đ ịnh nghĩa bên liên quan là gì và việc xác định ai là bên liên quan .Một cách thông thường nhất để phân loại các bên liên quan khác nhau là xem xét những nhóm người mà mối quan hệ của họ với tổ chức có thể được phân biệt được. Các bên liên quan chínhbao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà cung ứng và nhà phân phối , người lao động và cộng đồng địa phương. Ngoài những nhóm trên thì một số nhóm và cá nhân cũng được xem xét là các bên liên quan như truyền thông, công chúng nói chung , đối tác kinh doanh, thế hệ tương lai , thế hệ quá khứ (những nhà sáng lập của tổ chức ), đối thủ cạnh tranh, những nhà hoạt động hoặc các tổ chức phi chính phủ , đại diện các bên


liên quan như công đoà n hay hiệp hội thương mại của các nhà cung cấp hoặc nhà phân phối, những cá nhân, tổ chức cung cấp tài chính không phải cổ đông như các chủ nợ , người nắm giữ trái phiếu , chính phủ , cơ quan quản lý và nhà hoạt định chính sách.

Theo quan điểm này , tồn tại và lợi nhuận vẫn là mục tiêu và trách nhiệm hàng đầu của doanh nghiệp tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần xác định và vận hành tổ chức cho phù hợp với nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (người tiêu dùng, nhân viên , nhà đầu tư , chính phủ , nhà cung cấp , chính quyền địa phương , các tổ chức phi chính phủ… ) (European Commission, 2001). Ở đây, trách nhiệm của một doanh nghiệp được xác định bởi các bên liên quan.

Nói về m ối quan hệ giữa hai quan điểm cổ đông và quan điểm các bên liên quan, Freeman,et al. (2010) đã chỉ ra rằng lý thuyết các bên liên quan có mối liên hệ mật thiết với quan điểm tối đa hóa lợi nhuận cổ đông của Friedman (1970) bởi “cách duy nhất đ ể tối đa hóa giá trị một cách bền vững là thỏa mãn các bên liên quan”. Để giải thích cho sự khác biệt giữa 2 cách tiếp cận này , Freeman,et al. (2010) phát biểu rằng : “Friedman tin tưởng rằng doanh nghiệp thành công đồng nghĩa với “… tối đa hóa lợi nhuận” . Còn chúng ta tin rằng , để tối đa hóa lợi nhuận , các công ty cần những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời mà khách hàng mong muốn , mối quan hệ vững chắc với những nhà cung cấp để duy trì vận hành một cách tốt nhất, người lao động đại diện cho sứ mạng của công ty và giúp cho công ty trở nên tốt hơn, và những cộng đồng hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.”

2.1.1.3 Quan điểm xã hội‌

Đây là quan điểm rộng nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp . Theo đó, doanh nghiệp là một phần của xã hội mà doanh nghiệp đang vận hành trong đó . Hoạt động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến xã hội nói chung ,vì vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với những ảnh hưởng của mình đến xã hội . Doanh nghiệp nên phục vụ nhu cầu của xã hội , hướng tới sự thỏa mãn củ a xã hội (Marrewijk, 2003). Những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội theohướng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022