Cơ Sở Lý Thuyết, Mô Hình Nghiên Cứu


động của các yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc; kiểm định tác động trung gian của xung đột công việc – chăm sóc trong mối quan hệ giữa giá trị gia đình và tự chủ chăm sóc. Luận án sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên hệ số Cronbach Alpha, EFA, CFA, và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) dựa trên phần mềm SPSS 14 và AMOS.

Bảng 1.1: Phương pháp nghiên cứu


Thứ tự

Phương pháp

Phương thức thực hiện

Địa điểm & Thời gian thực hiện

1

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu

Xin ý kiến chuyên gia

Tháng 10/2020

Tại Hà Nội

2

Nghiên cứu định lượng giai đoạn đầu

Khảo sát qua bảng hỏi

Tháng 11/2020

3

Nghiên cứu định lượng chính thức

Khảo sát qua bảng hỏi

Tháng 12/2020- Tháng 2/2021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 3


1.4.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình được thực hiện qua 5 bước sau đây:

Bước 1: Xác định mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Bước 2: Nghiên cứu định tính về các khía cạnh của tự chủ chăm sóc, điều chỉnh thang đo

Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ để hoàn thiện bảng hỏi chuẩn bị cho bước nghiên cứu định lượng chính thức

Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định các mối quan hệ trong mô hình

Bước 5: Kết luận và đưa ra giải pháp


1.5. Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp về mặt lý luận

Kết quả luận án đã gợi mở góc nhìn mới cho lý thuyết quá trình căng thẳng của Pearson và cộng sự (1990) khi đề cập tới kết quả tích cực liên quan tới việc đạt được sự kiểm soát đối với công việc chăm sóc của người chăm sóc, cụ thể là tự chủ chăm sóc (caregiver empowerment). Nếu như các nghiên cứu khác dựa trên lý thuyết này chỉ xem xét tác động của các yếu tố tới kết quả tiêu cực (Carretero và cộng sự, 2009; Conde-Sala và cộng sự, 2010; Han và cộng sự, 2012), hoặc đề cập tới các góc độ tích cực như chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người chăm sóc (Boele và cộng sự, 2012; Wang, 2013; Zegwaart và cộng sự, 2013) thì luận án này tập trung nhiều hơn vào kết quả liên quan tới sự phát triển bản thân của người chăm sóc (personal growth), trong đó việc đạt được sự tự chủ chăm sóc thể hiện một phần khía cạnh phát triển này (Sakanashi & Fujita, 2017). Hay nói cách khác bản thân người chăm sóc có thể hình thành, phát triển sức mạnh nội tại (self-empowerment) (sự kiểm soát chủ động theo ba khía cạnh của tự chủ chăm sóc là thái độ, hiểu biết, hành vi) khi đối mặt với các khó khăn liên quan tới công việc chăm sóc.

Luận án cũng làm rõ tác động của hai yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình. Khi xem xét ảnh hưởng của nguồn lực xã hội tới kết quả chăm sóc, các nghiên cứu chủ yếu tập trung chứng minh tác động của các loại HTXH như hỗ trợ cảm xúc, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ hữu hình, tương tác xã hội tích cực, hỗ trợ tình cảm hoặc mức độ hỗ trợ xã hội nói chung tới kết quả chăm sóc như sự kiệt sức, gánh nặng chăm sóc (Dębska và cộng sự, 2017; Lai & Thomson, 2011; Uchino và cộng sự., 2012). Do vậy, luận án này không chỉ làm rõ tác động của hỗ trợ xã hội tới kết quả chăm sóc tích cực, cụ thể trên khía cạnh tự chủ chăm sóc mà còn làm rõ tác động của hỗ trợ tới từng khía cạnh của tự chủ bao gồm hiểu biết, thái độ, hành vi. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra nhóm nguồn lực hỗ trợ nào trong ba nhóm hỗ trợ chính (hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ từ những người xung quanh, hỗ trợ từ cộng đồng tổ chức Nhà nước) sẽ đóng góp nhiều nhất tăng mức độ tự chủ của người chăm sóc. Khi đánh giá ảnh hưởng của nguồn lực cá nhân hình thành dựa trên niềm tin giá trị gia đình, sự thiếu nhất quán về các kết quả được chứng minh cho thấy có những yếu tố khác tham gia vào mối quan hệ giữa giá trị gia đình và kết quả chăm sóc, bao gồm cả khía cạnh tự chủ chăm sóc mà chưa được nhiều nghiên cứu làm rõ (Dilworth-Anderson và cộng sự, 2004). Do vậy, luận án đã xem xét bản chất mối quan hệ này trong bối cảnh


người chăm sóc phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò: lao động chăm sóc và lao động trên thị trường lao động. Họ sẽ phải đối mặt với tác nhân gây căng thẳng thứ cấp (theo lý thuyết của Pearlin và cộng sự, 1990) đó là sự xung đột công việc - chăm sóc. Kết quả luận án đóng góp cho giải thích cơ chế tác động của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc thông qua biến trung gian xung đột công việc –chăm sóc, giúp hiểu rõ hơn khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ này trong bối cảnh người chăm sóc phải đảm nhận liên vai trò.

Cụ thể, luận án đã kiểm định mô hình đánh giá tác động của hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc, kết quả cho thấy:

Ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc là thuận chiều. Trong ba khía cạnh của tự chủ chăm sóc bao gồm hiểu biết, thái độ, hành vi thì hỗ trợ xã hội ảnh hưởng lớn nhất tới khía cạnh hành vi của người chăm sóc. Hay với sự hỗ trợ từ gia đình, những người xung quanh hay các tổ chức cộng đồng Nhà nước thì sẽ giúp người chăm sóc tự tin hơn và cảm thấy kiểm soát tốt hơn các vấn đề liên quan tới công việc chăm sóc. Đặc biệt trên khía cạnh hành vi, sự hỗ trợ này là một động lực giúp người chăm sóc chủ động hơn với vai trò chăm sóc của họ thông qua việc thực hiện những hành động cụ thể để làm tốt vai trò chăm sóc. Ngoài ra, trong ba nhóm hỗ trợ xã hội chính thì hỗ trợ từ những người xung quanh và hỗ trợ từ cộng đồng và tổ chức Nhà nước là hai nhóm hỗ trợ cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc lớn nhất, trong khi đó nhóm hỗ trợ từ gia đình lại ảnh hưởng ít nhất tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc.

Kết quả kiểm định cũng cho thấy giá trị gia đình vừa có tác động trực tiếp, vừa có tác động gián tiếp tới mức độ tự chủ chăm sóc với sự tham gia của biến trung gian xung đột công việc – chăm sóc. Cụ thể, kết quả cho thấy giá trị gia đình có tác động tích cực, trở thành yếu tố động lực thúc đẩy mức độ tự chủ của người chăm sóc. Cơ chế này được giải thích một phần qua biến trung gian xung đột công việc – chăm sóc. Niềm tin giá trị gia đình lớn sẽ trở thành yếu tố động lực giúp họ dễ chấp nhận vai trò trách nhiệm chăm sóc của mình hơn, cảm thấy cân bằng tốt hơn giữa hai vai trò lao động tạo thu nhập và lao động chăm sóc, giúp giảm thiểu tác động của tác nhân gây căng thẳng liên quan tới xung đột công việc-chăm sóc, và kết quả giúp họ tự tin, kiểm soát tốt vai trò chăm sóc của họ, hướng tới kết quả nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Việt Nam với tỷ lệ NCT có xu hướng nhanh chóng vượt ngưỡng 10% (ngưỡng dân số già), điều này tạo áp lực ngày càng lớn cho hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt về


vấn đề chăm sóc NCT. Do vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, trong đó tập trung vào các yếu tố HTXH, giá trị gia đình sẽ đóng góp về mặt thực tiễn cho các giải pháp thúc đẩy kết quả tự chủ chăm sóc tại gia đình, từ đó sẽ không chỉ giúp giảm thiểu tác động của tác nhân gây căng thẳng đối với người chăm sóc do xung đột liên vai trò mà còn khuyến khích họ chủ động tham gia, gắn bó và hiểu các yếu tố môi trường xung quanh liên quan tới công việc chăm sóc để kiểm soát tốt công việc này, giúp cải thiện hiệu quả chăm sóc người thân tại gia đình.

Việc tập trung nghiên cứu mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc, sẽ giúp các giải pháp thực tiễn tập trung nhiều hơn vào việc phát triển năng lực nội tại của người chăm sóc, liên quan trực tiếp tới công việc nhiệm vụ chăm sóc của họ. Đối với bản thân người chăm sóc, để có thể đạt được kết quả tốt liên quan tới công việc chăm sóc, thì cần có sự chủ động khi chăm sóc người thân; cần hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của công việc chăm sóc, có sự chủ động gắn bó kết nối với các thành viên gia đình khác, bao gồm cả người được chăm sóc. Ngoài ra, chủ động hơn trong công việc chăm sóc thể hiện qua việc nâng cao hiểu biết, học hỏi các kỹ năng chăm sóc người thân, duy trì kết nối với các bác sỹ hoặc các chuyên gia chăm sóc hoặc khám chữa bệnh, có như vậy mới có thể đạt được sự tự chủ khi chăm sóc người cao tuổi tại gia đình.

Luận án cũng chỉ ra vai trò quan trọng của duy trì các giá trị văn hóa gốc rễ, cụ thể ở đây là niềm tin giá trị gia đình. Đối với mỗi thành viên hộ gia đình (bao gồm cả gia đình hạt nhân và mở rộng như người thân, anh em, họ hàng) và các tổ chức cộng đồng, Nhà nước cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì các giá trị văn hóa cốt lõi này. Đây là giải pháp mang tính chiều sâu và dài hạn, cần được thực hiện sớm trong việc định hướng giáo dục đối với các thế hệ trẻ, khi mà sự du nhập của văn hóa phương Tây ngày càng rõ nét. Hơn thế nữa, niềm tin giá trị gia đình cũng cho thấy đóng vai trò quan trọng giảm thiểu những căng thẳng liên quan tới những người chăm sóc phải đảm nhận đồng thời: vai trò chăm sóc và vai trò lao động trên thị trường lao động – điều mà hầu hết thực tiễn người chăm sóc đều đang phải đối mặt. Do vậy, rõ ràng rằng, việc thúc đẩy các giá trị văn hóa này sẽ góp phần hỗ trợ các chính sách chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng trong tương lai đạt kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, đối với các nguồn lực hỗ trợ cho người chăm sóc, luận án cho thấy cần có sự định hướng tốt hơn đối với các nguồn lực hỗ trợ này. Hướng tới sự tự chủ chăm sóc đồng nghĩa với việc các nguồn lực này cần hướng tới cả ba khía cạnh thái độ, hiểu biết, hành vi để nâng cao năng lực nội tại của người chăm sóc. Và trong ba nhóm nguồn


lực hỗ trợ chính, thì cần hiểu rõ vai trò quan trọng của sự hỗ trợ từ những người xung quanh của người chăm sóc. Các chính sách thực tiễn do vậy cũng cần tập trung nhiều hơn đối với nhóm nguồn lực hỗ trợ này, những giải pháp về hỗ trợ chăm sóc có trả lương từ nhóm nguồn lực này đã được áp dụng tại một số các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt khi triển khai các chương trình chăm sóc cho những người cao tuổi gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày tại cộng đồng.

1.6. Kết cấu của luận án

Luận án gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Bình luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị đề xuất


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.1. Người cao tuổi

Người cao tuổi được định nghĩa khác nhau phụ thuộc vào tuổi thọ trung bình cũng như trình độ phát triển của từng quốc gia. Ở các nước phát triển, tiến bộ khoa học y tế cùng sự phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao tuổi thọ, do vậy, độ tuổi được xem là “người cao tuổi” thường ở ngưỡng cao hơn so với các quốc gia đang và kém phát triển. Hầu hết các quốc gia phát triển đều quy định “người cao tuổi là những người có độ tuổi sinh học từ 65 tuổi trở lên. Định nghĩa này có mối liên hệ với độ tuổi mà một người bắt đầu nhận được các quyền lợi hưu trí” (Mukherjee & Kar, 2003)

Đối với các tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp quốc UN hay “Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa người cao tuổi là những người trên 60 tuổi” (WHO,. Trong đó “Tổ chức Y tế thế giới phân chia người già theo các nhóm tuổi: người cao tuổi (60-74 tuổi), người già (75-90 tuổi), người già sống lâu (>90 tuổi)” (Trần Ngọc Tụ, 2009)

Quỹ dân số Liên hiệp quốc tuy không đề cập trực tiếp định nghĩa người cao tuổi, tuy nhiên khi đề cập đến dân số già đều xét ở nhóm trên 60 tuổi (UNFPA). Tại Việt Nam, theo “Luật Người cao tuổi, quy định người cao tuổi là Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Do vậy, dựa trên bối cảnh nghiên cứu này, NCT cũng được xem xét là những người trên 60 tuổi.

2.1.2. Người chăm sóc gia đình

“Người chăm sóc chuyên nghiệp (chính thức) bao gồm y tá, trợ lý chăm sóc sức khoẻ tại nhà và nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp khác” (Johns Hopkins). Trong khi đó, người chăm sóc gia đình (không chính thức) là những người thường cung cấp dịch vụ chăm sóc mà không cần chi trả hoặc không được đào tạo chuyên nghiệp. “Những người chăm sóc không chính thức thường là vợ hoặc chồng hoặc con cái đã trưởng thành, hoặc đôi khi là người thân hoặc bạn bè khác” (UNFPA). Trong đó, con cái là đối tượng chủ yếu chăm sóc người cao tuổi khi về già (UNFPA) và đây cũng là nhóm lao động chính trên thị trường lao động, do vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả sẽ hướng tới mối quan hệ chăm sóc của con cái đối với người cao tuổi trong gia đình.

2.1.3. Kết quả chăm sóc (Caregiving Outcomes)

Kết quả chăm sóc được nghiên cứu dưới hai góc độ: kết quả tích cực và kết quả


tiêu cực của công việc chăm sóc. Trong đó, kết quả tích cực đối với người chăm sóc là quan niệm cho rằng việc chăm sóc có thể là một kinh nghiệm tích cực và có ích cho người chăm sóc (Sherrell và cộng sự, 2001). Cụ thể, nhiều lý thuyết đã chỉ ra lợi ích được thể hiện qua sự hài lòng và tự hào của người chăm sóc, khả năng làm chủ mọi tình huống và đem lại kết quả tốt, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, lợi ích về mặt tinh thần, sự phát triển cá nhân, và cải thiện các mối quan hệ với những người xung quanh (Smale & Dupuis, 2004). Kết quả tiêu cực của công việc chăm sóc chủ yếu liên quan tới sự kiệt sức về sức khoẻ và tinh thần, hay gánh nặng cảm thấy (Conde-Sala và cộng sự, 2010;

H. Kim và cộng sự, 2012). Nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh kết quả tích cực là tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại Việt Nam.

2.1.4. Tự chủ chăm sóc (Caregiver Empowerment)

Khái niệm tự chủ, cụ thể là tự chủ chăm sóc là một khái niệm tương đối phức tạp, đã được nhắc đến trong một số các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, khái niệm này lại được hiểu theo những góc độ khác nhau.

Nghiên cứu về tự chủ trong lao động nói chung, đặc biệt đối với người lao động trong tổ chức (employee empowerment) đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Chẳng hạn như nghiên cứu của Spreitzer (2007); Spreitzer (1995a, 1995b); Thomas & Velthouse (1990). Theo các nghiên cứu này, tự chủ là một khái niệm đa chiều thể hiện thứ nhất là mức độ người lao động tin rằng họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ công việc, thứ hai là mức độ tin rằng họ có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ đó (competence), và thứ ba là mức độ tin rằng họ đạt được sự chủ động khi thực hiện công việc (self- determination; autonomy).

Mặc dù nghiên cứu về tự chủ đã được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu về lao động thực hiện công việc trong tổ chức nhưng chưa được đề cập đến nhiều đối với lao động thực hiện công việc chăm sóc tại gia đình. Khái niệm về tự chủ trong tổ chức cũng có sự khác biệt so với khái niệm tự chủ của các thành viên trong gia đình khi chăm sóc người thân của họ. Nếu như tự chủ trong nghiên cứu về lao động tại tổ chức được hiểu theo nghĩa rằng người lao động được tổ chức trao quyền chủ động và tự ra quyết định khi thực hiện các nhiệm vụ công việc thì khái niệm tự chủ đối với lao động chăm sóc tại gia đình lại nhìn dưới góc độ bản thân người chăm sóc tự cố gắng để đạt được sự chủ động đó. Cụ thể, khi gặp những khó khăn trong quá trình chăm sóc, bản thân người chăm sóc sẽ cố gắng nâng cao năng lực chăm sóc của họ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc,


huy động các nguồn lực cần thiết để kiểm soát tất cả các yếu tố môi trường xung quanh ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc, và cuối cũng sẽ đạt được kết quả cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc của họ (Pearson và cộng sự, 1998). Với ý nghĩa này, một vài nghiên cứu có đề cập tới khái niệm về tự chủ chăm sóc đối với người chăm sóc gia đình như nghiên cứu của Sakanashi và Fujita (2017), Zimmerman (1990), Man (1995, 1998, 2003).

Nghiên cứu của Sakanashi và Fujita (2017) đã đề cập một góc nhìn tổng quan về tự chủ chăm sóc, các tiền tố, cấu thành và kết quả của tự chủ chăm sóc. Trong đó, tự chủ chăm sóc được định nghĩa là sự kiểm soát tích cực của một người về cả tâm chí và cơ thể, nuôi dưỡng một thái độ tích cực, chủ động cố gắng để hiểu vai trò của một người chăm sóc để cải thiện khả năng chăm sóc, tập trung vào người khác cũng như chính mình, hỗ trợ sự độc lập của người nhận chăm sóc và thúc đẩy các mối quan hệ mang tính xây dựng với những người xung quanh. Theo Sakanashi và Fujita (2017), sự tự chủ bao gồm 6 đặc điểm chính: kiểm soát tích cực về cả tâm trí và cơ thể, nuôi dưỡng một thái độ tích cực, chăm sóc một cách chủ động, cải thiện về khả năng chăm sóc (hiểu biết, kỹ năng, thông tin), ủng hộ mức độ độc lập của người được chăm sóc, hình thành mối quan hệ xây dựng với những người xung quanh. Khi mức độ sự tự chủ được cải thiện sẽ dẫn tới 5 kết quả bao gồm sự ổn định về tinh thần và thể chất, sự tự tin với vai trò người chăm sóc, sự phát triển cá nhân, sự cải thiện về chất lượng mối quan hệ với người được chăm sóc và những thành viên gia đình, có được sự HTXH thường xuyên. Khái niệm của Sakanashi và Fujita (2017) đã đề cập khá đầy đủ các khía cạnh của tự chủ, tuy nhiên khái niệm này bao gồm rất nhiều khía cạnh của tự chủ chăm sóc, do vậy thang đo đầy đủ cho các khía cạnh này chưa được phát triển.

Cũng xuất phát từ lý thuyết về tự chủ, với góc nhìn đơn giản hơn, Zimmerman (1990) định nghĩa tự chủ dưới góc độ cá nhân thể hiện cả quá trình và kết quả liên quan tới sự kiểm soát bản thân (personal control), sự tham gia vào quyết định để đạt được mục tiêu mong muốn (participation) và nhận thức đa chiều (critical awareness) về những yếu tố giúp một người có thể nắm quyền kiểm soát về những vấn đề trong cuộc sống của họ. Cụ thể, quá trình tự chủ là cơ chế mà qua đó một người đạt được quyền làm chủ, sự kiểm soát đối với những vấn đề của họ, phát triển nhận thức đa chiều (critical awareness) về môi trường xung quanh và tham gia vào những quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Trong khi đó, kết quả tự chủ là việc đạt được sự kiểm soát đối với các vấn đề của họ, hiểu được môi trường xung quanh họ và chủ động nỗ lực để đạt được sự kiểm soát đối với những vấn đề đó.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí