Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 2

Bảng 4.12. Kết quả phân tích sâu One-way ANOVA – Phân tích sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc phân theo độ tuổi của người chăm sóc 79

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Levene - kiểm định phương sai mức độ tự chủ chăm sóc phân theo trình độ học vấn của người chăm sóc 80

Bảng 4.14. Kết quả One-way ANOVA – Phân tích sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc phân theo trình độ học vấn của người chăm sóc 80

Bảng 4.15. Kết quả kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt về tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo giới tính 81

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt về tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo nghề nghiệp 82

Bảng 4.17. Kết quả kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt về tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo thu nhập hộ gia đình 83

Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả các giả thuyết nghiên cứu 84


DANH MỤC HÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Hình 2.1. Mô hình lý thuyết chuyển đổi căng thẳng và hỗ trợ xã hội 22

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết quá trình căng thẳng 23

Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 2

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài 45

Hình 4.1. Kết quả CFA chuẩn hóa của mô hình tới hạn 70

Hình 4.1. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 72

Hình 4.2: Mô hình Biến trung gian 73


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Dân số già hóa đang trở thành chủ đề ngày càng được tập trung chú ý hơn cả bởi các nhà nghiên cứu và nhà quản lý, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Theo số liệu điều tra, tỷ trọng người trên 65 tuổi tăng liên tục từ 4,7% đến 7,1% trong suốt giai đoạn từ 1989 đến 2014 (TCTK, 2014). “Tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng lên 70,6 tuổi đối với nam và 76 tuổi đối với nữ năm 2014” (UNFPA, 2016). Tuy nhiên, “tuổi thọ trung bình khỏe mạnh thấp hơn nhiều, chủ yếu do các bệnh mãn tính khi về già” (WHO, 2018). Điều này đặt ra nhiều vấn đề thách thức lớn đối với lao động chăm sóc cho đối tượng người cao tuổi tại gia đình, đặc biệt là nhóm người chăm sóc không trả lương là con cái (chiếm 49% trong tổng số người chăm sóc cho NCT) và đồng thời họ cũng là nguồn nhân lực lao động chính ngoài xã hội (Lilly và cộng sự, 2007). Do vậy, luận án này sẽ tập trung nghiên cứu về tự chủ chăm sóc, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả lao động của nhóm lao động con cái khi họ phải thích nghi nhiều vai trò khác nhau: lao động chăm sóc tại hộ gia đình và lao động trên thị trường lao động. Tự chủ chăm sóc (Caregiver empowerment) được hiểu là việc đạt được sự kiểm soát đối với công việc chăm sóc, hiểu được các yếu tố môi trường xung quanh liên quan tới công việc chăm sóc và chủ động nỗ lực để đạt được sự kiểm soát đó. Hay nói một cách khác, đối với người chăm sóc, đạt được tự chủ chăm sóc đồng nghĩa với việc họ sẽ đạt được sự kiểm soát tốt đối với công việc chăm sóc của họ, thông qua việc duy trì thái độ tích cực khi đối mặt với những căng thẳng trong quá trình chăm sóc, chủ động tiếp cận các nguồn lực khác nhau để nâng cao hiểu biết, và thực hiện các hoạt động cụ thể để làm chủ mọi vấn đề liên quan tới công việc chăm sóc. Việc tập trung nghiên cứu mức độ tự chủ của người chăm sóc sẽ hướng tới các giải pháp thực tiễn tập trung nhiều hơn vào việc phát triển năng lực nội tại của người chăm sóc (self-empowerment) liên quan tới công việc nhiệm vụ chăm sóc của họ. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nâng cao tự chủ chăm sóc sẽ giúp điều chỉnh và duy trì tinh thần và thể chất tích cực cho người chăm sóc, đem lại cho họ sự tự tin và khả năng thích ứng tốt đối với sự thay đổi của bối cảnh môi trường xung quanh có ảnh hưởng tới công việc chăm sóc (Sakanashi & Fujita, 2017). Do vậy, đặt trong bối cảnh khi người chăm sóc đảm nhận đồng thời hai vai trò, việc đạt được tự chủ sẽ giúp họ phần nào cân bằng được giữa áp lực chăm sóc người cao tuổi trong gia đình và lao động trên thị trường lao động, kết quả sẽ giúp cải


thiện hiệu quả lao động chung của nhóm người chăm sóc này.

Ngoài ra, việc xác định nguồn lực giúp nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc cho nhóm lao động này cũng đóng vai trò quan trọng. Có hai nguồn lực hỗ trợ cốt yếu đối với mỗi lao động chăm sóc đó là nguồn lực xã hội và nguồn lực cá nhân. Nguồn lực xã hội xuất phát từ hỗ trợ gia đình, từ những người xung quanh, và từ tổ chức cộng đồng, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy kết quả tích cực liên quan tới người chăm sóc như mức độ hạnh phúc của họ hay sự hài lòng đối với công việc chăm sóc hoặc sức khỏe của người chăm sóc (Chang và cộng sự, 2001; Muđoz- Bermejo và cộng sự, 2020; Uchino và cộng sự, 2012). Trong đó tự chủ chăm sóc cũng được xem là một khía cạnh kết quả tích cực đối với người chăm sóc (Jones và cộng sự, 2011; Sakanashi & Fujita, 2017; Saxena, 2013), do vậy việc xem xét ảnh hưởng của các nguồn lực hỗ trợ xã hội sẽ giúp cải thiện mức độ tự chủ của người chăm sóc. Khi đề cập tới nguồn lực thứ hai xuất phát từ nền tảng cá nhân người chăm sóc, có thể thấy rằng với sự hòa hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, các giá trị nền tảng văn hóa, niềm tin – khởi nguồn hình thành những nguồn lực cá nhân của lao động chăm sóc cũng dần có sự thay đổi, trong đó đặc biệt là nền tảng niềm tin về giá trị gia đình (Raymo và cộng sự, 2015). Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về hỗ trợ xã hội và nền tảng văn hóa, cụ thể là giá trị gia đình sẽ giúp hiểu rõ được các nguồn lực có thể đóng góp cho kết quả chăm sóc tích cực, cụ thể là đạt được sự tự chủ chăm sóc đối với lao động chăm sóc tại gia đình, từ đó sẽ hỗ trợ gợi mở các giải pháp đễ hỗ trợ cho nhóm lao động này.

Xét trên góc độ lý luận, công việc chăm sóc đều mang lại những kết quả tiêu cực và tích cực cả người chăm sóc và người được chăm sóc, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu đều hướng tới khía cạnh kết quả tiêu cực đối với người chăm sóc (Jones et al., 2011; Sakanashi & Fujita, 2017). Chẳng hạn, các nghiên cứu hiện tại hầu hết kiểm định các kết quả liên quan tới người chăm sóc như cảm giác về gánh nặng và sự căng thẳng qua trải nghiệm việc chăm sóc, sự suy kiệt về sức khoẻ và gánh nặng tài chính (Gordon & Rouse, 2013; Han và cộng sự, 2012; Pharr và cộng sự, 2014; Sayegh & Knight, 2011) . Vì vậy, việc nghiên cứu mức độ tự chủ của người chăm sóc – một kết quả chăm sóc tích cực có thể đem lại những phát hiện mới cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Cohen, Colantonio và Vernich (2002) chỉ ra rằng 73% người chăm sóc gia đình nhận thấy ít nhất một kết quả tích cực từ công việc chăm sóc, và điều đó sẽ ảnh hưởng tính cực tới


tinh thần và thể chất của họ. Bên cạnh đó, họ cũng đạt được những lợi ích khác qua quá trình chăm sóc như cảm nhận được ý nghĩa của công việc chăm sóc, sự phát triển bản thân, và một khía cạnh kết quả chăm sóc tích cực mà không nhiều nghiên cứu đề cập đến đó là tự chủ chăm sóc (caregiver empowerment) (Sakanashi & Fujita, 2017). Đây là một khái niệm có thể coi là khá mới trong chăm sóc NCT tại gia đình, do vậy rất ít các tác giả đi sâu kiểm định các yếu tố có tác động tới mức độ tự chủ chăm sóc này. Ngoài ra, trong lý thuyết Pearlin và cộng sự (1980), hai yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình được xem là các yếu tố quan trọng tác động tới kết quả chăm sóc tại gia đình. Tuy nhiên các nghiên cứu đề cập tới hai yếu tố này chủ yếu hướng tới góc độ tiêu cực như gánh nặng hay mức độ kiệt sức của người chăm sóc (Han và cộng sự, 2012; Taylor, 2012). Cụ thể, khi xem xét đến ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội tới kết quả chăm sóc, các tác giả mới chỉ tập trung khai thác ảnh hưởng của các loại hỗ trợ xã hội như hỗ trợ cảm xúc, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ hữu hình, tương tác xã hội tích cực, hỗ trợ tình cảm hoặc mức độ hỗ trợ xã hội nói chung tới kết quả chăm sóc như sự kiệt sức, gánh nặng chăm sóc (Dębska và cộng sự, 2017; Lai & Thomson, 2011; Uchino và cộng sự., 2012). Trong khi đó tiếp cận đánh giá tác động của mức độ hỗ trợ xã hội chung tới các kết quả chăm sóc tích cực, đặc biệt dưới khía cạnh tự chủ và mức độ tác động từ các nguồn lực hỗ trợ khác nhau (từ gia đình, bạn bè và những người xung quanh, từ các chương trình cộng đồng và Nhà nước) tới tự chủ chăm sóc thì rất ít nghiên cứu đề cập đến. Với yếu tố giá trị gia đình, kết quả tổng quan cho thấy, thứ nhất, có rất ít các nghiên cứu đề cập đến tác động của giá trị gia đình tới kết quả tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT, cụ thể các kết quả mới chỉ hướng đến các khía cạnh như mức độ lo lắng kiệt sức (Pharr et al., 2014a), mức độ căng thẳng tâm lý ( Rozario & DeRienzis, 2008) hay sức khỏe của người chăm sóc (Sayegh & Knight, 2011) ; thứ hai, ngoài ảnh hưởng trực tiếp thì cơ chế tác động gián tiếp của giá trị gia đình nói riêng hay các biến giá trị văn hóa khác tới kết quả chăm sóc chưa được làm rõ trong các nghiên cứu về chăm sóc NCT. Chỉ một số tác giả có để cập tới các biến tham gia vào mối quan hệ này như biến trung gian đánh giá về công việc chăm sóc (Epps, 2012; D. Lai, 2010) hay chiến lược đối mặt (Sayegh & Knight, 2011). Ngoài ra, các nghiên cứu được chứng minh gần đây cho thấy các kết quả trái chiều khi đánh giá tác động của giá trị gia đình tới kết quả chăm sóc ((Pharr et al., 2014a; Rozario & DeRienzis, 2008; Sayegh & Knight, 2011). Sự thiếu nhất quán về các kết quả được chứng minh cho thấy có những yếu tố khác giúp giải thích ảnh hưởng của giá trị gia đình tới kết quả chăm sóc, bao gồm cả khía cạnh tự chủ chăm sóc mà chưa


được nhiều nghiên cứu làm rõ (Dilworth-Anderson và cộng sự, 2004). Do vậy, luận án sẽ hướng tới kiểm định các yếu tố khác có ảnh hưởng tới mối quan hệ này, cụ thể là vai trò trung gian của biến xung đột công việc – chăm sóc (work-caregiving conflict), đã được gợi mở trong lý thuyết quá trình căng thẳng của Pearlin và cộng sự (1990).

Tóm lại, trong phạm vi luận án này, tác giả sẽ đi sâu khai thác ba khoảng trống lý thuyết, thứ nhất là tác động của hỗ trợ xã hội tới kết quả tự chủ chăm sóc, thứ hai là tác động trực tiếp của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc và tác động gián tiếp thông qua biến trung gian xung đột công việc – chăm sóc. Đề tài “Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình” sẽ đóng góp cho khoảng trống lý luận về kết quả chăm sóc tích cực người cao tuổi trên khía cạnh tự chủ chăm sóc, từ đó giúp gợi mở các giải pháp không chỉ giảm áp lực cho người chăm sóc khi phải đồng thời đảm nhận nhiều vai trò mà còn khuyến khích họ tự chủ hơn trong vai trò chăm sóc cha mẹ họ.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội, giá trị gia đình, xung đột công việc – chăm sóc tới kết quả tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại các hộ gia đình ở Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả có thể gợi mở một số giải pháp để hướng tới cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc cho người chăm sóc NCT, giúp họ cân bằng vai trò lao động ngoài xã hội và lao động chăm sóc của họ. Cụ thể:

- Kiểm định ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố bao gồm sự hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc NCT tại Việt Nam

- Kiểm định vai trò trung gian của xung đột vai trò công việc – vai trò chăm sóc trong mối quan hệ giữa giá trị gia đình và tự chủ chăm sóc NCT tại Việt Nam

- Kiểm định tác động một số biến liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập hộ gia đình) và bối cảnh chăm sóc (bao gồm thời gian chăm sóc, tình trạng sức khỏe của NCT) tới mức độ tự chủ chăm sóc.

- Kiến nghị một số giải pháp cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng


1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: là những người hiện đang là người chăm sóc chính cho NCT tại gia đình. Trong đó người cao tuổi có độ tuổi trên 60 tuổi (theo định nghĩa của Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12).

Khách thể nghiên cứu cần đảm bảo các tiêu chí sau:

- Người chăm sóc là con cái của NCT (gồm con trai, con gái, con dâu, con rể)

- Người chăm sóc hiện là chăm sóc chính cho NCT tại gia đình

- Người chăm sóc hiện đang chăm sóc cho NCT đang phụ thuộc ít nhất một trong số các hoạt động chức năng cơ bản bao gồm: chăm sóc cá nhân (ăn, tắm, vệ sinh, mặc quần áo) và một trong số các hoạt động thuộc về chức năng sinh hoạt bao gồm: công việc nội trợ (mua sắm, giặt giũ, chuẩn bị bữa ăn), di chuyển (đi khám bệnh, đi các công việc khác…), quản lý thuốc men, quản lý tiền bạc.

- Người chăm sóc hiện đang chăm sóc duy nhất một người cao tuổi ở gia đình

- Người chăm sóc hiện vẫn đang đi làm tạo thu nhập (có thể làm việc thời gian linh hoạt hoặc thời gian cố định)

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại ba miền Bắc, Trung, Nam với những tỉnh/thành phố có tỷ lệ người cao tuổi chiếm tỷ trọng cao (từ 8% trở lên) theo phân bố dân số cao tuổi được thống kê bởi UNFPA (2011). Cụ thể, miền Bắc bao gồm Hà Nội, Thái Bình; Miền Trung bao gồm Thanh Hóa, Đà Nẵng; Miền Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre. Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện tại cả ba vùng miền với sự khác biệt về kinh tế xã hội, hình thành các nền tảng văn hóa khác nhau (Hirschman & Loi, 1996) sẽ giúp đánh giá tác động của các yếu tố văn hóa, cụ thể là giá trị gia đình được nghiên cứu trong đề tài.

Thời gian nghiên cứu:

Dữ liệu điều tra được thu thập trong phạm vi thời gian từ tháng 12/2020 tới tháng 2/2021. Thời gian điều tra 3 tháng mục tiêu đảm bảo thu thập đủ dữ liệu về người chăm sóc NCT tại gia đình ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.


1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm Mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và tự chủ chăm sóc; Mối quan hệ giữa giá trị gia đình và tự chủ chăm sóc; Mối quan hệ giữa giá trị gia đình – xung đột vai trò công việc-vai trò chăm sóc (xung đột công việc – chăm sóc) và tự chủ chăm sóc.

1.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Các khía cạnh của tự chủ chăm sóc tại gia đình chưa được các nghiên cứu đề cập rõ ràng. Do vậy, trước hết luận án dùng nghiên cứu định tính để làm rõ các khía cạnh của tự chủ chăm sóc, giá trị gia đình và chuẩn hoá các thang đo này cho phù hợp với thực tế chăm sóc người cao tuổi tại gia đình ở Việt Nam. Sau đó, nghiên cứu định lượng sẽ kiểm định mô hình để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi và vai trò trung gian của xung đột công việc – chăm sóc giữa giá trị gia đình và kết quả tự chủ.

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính với việc sử dụng phỏng vấn sâu với 24 người hiện đang chăm sóc NCT tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Mục tiêu là khám phá các khía cạnh của tự chủ chăm sóc NCT ở Việt Nam, các khía cạnh của giá trị gia đình, dựa trên đó để đưa ra các thang đo và các chỉ báo phù hợp. Ngoài ra, nghiên cứu định tính cũng tập trung làm rõ mối quan hệ các biến trong mô hình, củng cố cho mô hình nghiên cứu giả thuyết, trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng:

- Giai đoạn đầu: thông qua khảo sát bảng hỏi dựa trên mẫu 50 người đang chăm sóc cho NCT ở Hà Nội, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khách thể nghiên cứu. Mục đích để hạn chế những sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu cho bảng hỏi: không hiểu nội dung câu hỏi, từ ngữ sử dụng không phù hợp.

- Giai đoạn chính thức: bao gồm 383 mẫu là người chăm sóc NCT tại gia đình phù hợp với các tiêu chí của khách thể nghiên cứu. Danh sách được hỗ trợ bởi các bác sỹ tại các bệnh viện lớn trên địa bàn các Tỉnh/Thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bến Tre. Nghiên cứu định lượng giai đoạn này nhằm kiểm định tác

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí