Kinh Nghiệm Về Quá Trình Đô Thị Hóa Trên Thế Giới


cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh, đô thị sinh thái... thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiện nay của chúng ta.

Quá trình ĐTH nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến

30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90, nay đã lên mức 50-60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị.

Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều. Quá trình ĐTH nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông thôn được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm


láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi ,đua đòi; quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ tiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ những giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới.

Quá trình ĐTH nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ đô thị hóa nông thôn còn thấp. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu. Định hướng phát triển không gian khu vực được ĐTH chưa rò nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện, mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lòi của đô thị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ gìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi cuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị.

Nói tóm lại, ĐTH là một hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị. Qua đó nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp,… làm nền cho sự phân công dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng giữa môi trường xây dựng và môi trường xã hội với thiên nhiên.

1.1.2.2. Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giới


ĐTH là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tương quan so sánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu. Kể từ


cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh năm 1750, người ta đã bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc. Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế kỷ 20 chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển. Chúng ta có thể thấy sự chuyến dịch về dân số khi diễn ra quá trình ĐTH cụ thể như sau:

Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian


Theo sơ đồ trên quá trình ĐTH được diễn ra ở tất cả các quốc gia trong đó 1

Theo sơ đồ trên quá trình ĐTH được diễn ra ở tất cả các quốc gia trong đó mạnh nhất ở các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của ĐTH là sự di cư của dân số từ nông thôn ra đô thị. Ở các nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông


thôn chiếm chủ yếu. Đối với các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân số nông thôn đã chuyển lên các khu đô thị làm việc và sinh sống. Còn phát triển là những nước có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh - người dân được sử dụng những dịch vụ được cho là tốt nhất (xã hội đô thị) thì dân số chủ yếu là dân số đô thị. Và để thấy rò hơn sự thay đổi về dân số đô thị ta cùng nghiên cứu qua bảng:

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn

đvt: %

Năm

Khu vực

1950

1970

1990

2000

Thế giới

29,7

36,7

43,7

47,4

Khu vực phát triển

54,99

66,7

73,7

76,1

Khu vực kém phát triển

17,8

25,1

34,7

40,5

Khu vực kém phát triển nhất

7,1

12,7

20,1

25,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nguồn: World urbanization prospect: 1996, New York 1997

Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đô thị toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17,8% lên 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%.

Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là 45%, Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị.

Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH. Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô


tiêu hao nhiên liệu, năng lượng... Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:

1. Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết phải nâng cao mức sống nông thôn.

2. Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng...

Dưới đây là kinh nghiệm về ĐTH ở một số quốc gia trên thế giới:


Hà Lan


Hà Lan là một quốc gia phát triển. Theo Joanna Wilbers, để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạch định cuộc sống thuộc bộ tài nguyên môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệp ước”. Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông thôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung tâm tài chính và thương mại. Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đối với việc đô thị hoá các khu vườn ven thành phố.

Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiến trình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố có những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn tại khoảng 600 khu vườn. Diện tích vườn ở Amsterdam chiếm đến 300 ha trong tông số diện tích 21.907 ha của thành phố.

Những người nông dân ở thành phố Amsterdam đã thành lập các tổ chức gọi là “Hội những người nông dân đô thị” và “Hiệp hội những người làm


vườn ở Amsterdam” (BVV). Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn trong quá trình ĐTH. Hiệp hội những người làm vườn đã đưa ra lí luận về sự đa chức ngành của các khu vườn. Các khu vườn được sử dụng để sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hoá các nhóm lợi ích như: cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duy trì “không gian xanh” cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố.

Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại của nông dân vùng đất xám”. Họ đã đưa ra những phân tích cuả mình về triển vọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp và thay đổi phương pháp sử dụng đất. Họ đã đối thoại trực tiếp với chính phủ và các tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp. Bản thân những người nông dân đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạt động kinh tế ở địa phương mình.

Một số nông trang quanh các khu đô thị đã thấy rò tầm quan trọng của nông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH. Họ nhận thức được tính đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị. Do đó trong quá trình ĐTH, sản xuất nông nghiệp vẫn không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hoà, kết hợp với sự phát triển bền vững của kinh tế đô thị.

Trung Quốc

Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến năm 2005, dân số đô thị nước này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700 thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ


ĐTH sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào sinh sống ở đô thị.

Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thông lạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn, năng suất cao, hiệu quả cao. Không những bản thân người lao động có mức sống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, có thể trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rò rệt, trở thành mâu thuẫn chủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc. Nhiều hậu quả kinh tế-xã hội nghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà nước như thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thể kiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn...

Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương trấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn.

Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục giữ vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt các đô thị lớn, làn sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo trộn hoạt động kinh tế. Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khai thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa, phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn.

Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện khẩu hiện “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới


phân công lao động theo chiều sâu. Nhà nước cũng chủ trương phải có chính sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm nhiều đất canh tác.

Hàn Quốc


Là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á, Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như nhìn ra được những mặt trái của quá trình đô thị hóa. Đây là những bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc.

Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chẳng hạn như thành phố Un-xan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc. Việc xây dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏi những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoá nhanh như ở châu Á và châu Phi.

ĐTH ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quả trực tiếp của quá trình này. Sau 5 năm đầu thực hiện ĐTH nhanh chóng, các thành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước. Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinh của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Bu-chon) với số

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí