Đô Thị Hóa - Các Vấn Đề Lý Luận Về Đô Thị Hóa


tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.

Ở một góc độ nào đó tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.

Như vậy giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là: “Con người có khả năng tạo phát triển bền vững - để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững đã được thế giới chấp nhận và từng bước thực hiện từ hơn 30 mươi năm trước đây. Tuy nhiên mức độ phát triển đô thị bền vững phụ thuộc vào tỷ lệ đô thị hóa của từng quốc gia. Đối với các quốc gia công nghiệp phát triển ở mức độ cao như Tây Âu, Mỹ, Nhật,... tỷ lệ dân tập trung ở các đô thị trên 80% thì xây dựng phát triển đô thị đã đi vào ổn định và từng bước đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững đô thị.

1.1.1.2. Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa


Lý luận về đô thị

Xã hội không ngừng phát triển, hai hình thái không gian nguyên thuỷ theo sự tiến bộ của XH và phát triển kinh tế ngày càng mở rộng, nên đã giao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


hoà nhau ở vào một trạng thái môi cảnh mới và hình thành nên một hình thức có tính đa dạng và có kết cấu phức tạp đó là đô thị. Có 2 loại đô thị

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 3

+ Đô thị có qui hoạch: (phát triển từ trên xuống dưới) theo một nguyên tắc theo một khống chế và yêu cầu nghiêm ngặt.

+ Đô thị tự do phát triển: (phát triển từ dưới lên trên) được gọi là đô thị nhân tạo phát triển tự do ở thời kỳ đầu, nhưng sau đó phát triển có trật tự và có hệ thống dưới tác động của con người.

Đô thị mang các đặc tính sau:

+ Là tập trung tổng hợp hay tập trung chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một vùng lãnh thổ nhất định.

+ Qui mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi, có thể thấp hơn…).

+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đô

thị, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.

+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị

+ Mật độ dân cư được xây dựng tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng.

Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một nước hoặc một Vùng miền hoặc một Tỉnh, Huyện, hoặc một Vùng trong huyện.

Nếu nhìn từ góc độ phát triển đô thị, đô thị là biểu hiện tập trung của sự phát triển XH và kinh tế. Dưới đây là lý giải hai khái niệm “thành” và “thị”.

Thành: mang tính phòng ngự- xây dựng mang mục đích chính trị, quân sự của XH, có ranh giới rò ràng, có hình thái đóng kín, hướng nội.


Thị: là mậu dịch, giao dịch - cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh tế, không có ranh giới rò ràng, có hình thái mở, hướng ngoại.

Đô thị có thể phân loại như sau:

Đô thị loại đặc biệt

Thủ đô hoặc đô thị với chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Số dân trên 1,5 triệu người. Tỉ lệ lao động phi NN trên 90%. Mật độ dân cư trên 15.000 người/km2

Đô thị loại I (rất lớn)

Đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, có tỷ suất hàng hoá cao, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ. Số dân trên 500.000 người. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trên 85%. Mật độ dân cư trên 12.000 người/km2

Đô thị loại II (Lớn)

Đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ. Dân số trên 250.000 người. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 80%. Mật độ dân cư trên 10.000 người/km2

Đô thị loại III (Trung bình lớn)

Đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tập trung du lịch, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ. Sản xuất hàng hoá tương đối phát triển. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt. Dân số trên 100.000 người (miền núi có thể


thấp hơn). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 75%. Mật độ dân cư trên 8.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn).

Đô thị loại IV (Trung bình nhỏ)

Đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng kinh tế. Đã và đang đầu tư xây dựng từng phần hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng. Dân số trên 50.000 người (miền núi có thể thấp hơn). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 70%. Mật độ dân cư trên 6.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)

Đô thị loại V (nhỏ)

Đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế- xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong huyện. Bước đầu xây dựng được một số công trình công cộng và hạ tầng kĩ thuật. Dân số từ 4000 người (miền núi có thể thấp hơn). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65%. Mật độ dân cư trên 2.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)

Lý luận về đô thị hóa

Khái niệm đô thị hóa: có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTH như sau:

Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị.

Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung


của dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống nơi thành thị.

Đô thị hóa là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi nông nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và không gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới.

Đô thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái nhìn hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó. Và đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào.

Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao.

Đặc điểm của đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính:

- Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân vượt quá 5 triệu người.

- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi

Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt.


nh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

- Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị…

- Ảnh hưởng tiêu cực

ĐTH nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.

Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có, thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. ĐTH có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế ĐTH cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. ĐTH nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội.


Những hạn chế


Một là, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị. Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội nâng cao thu nhập gia đình, chất lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác giữa vùng nông thôn và thành thị.

Hai là, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã dẫn đến mức độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn theo quy mô và vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm dần. Do không chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn đã gặp phải các vấn đề như ô nhiễm môi trường sinh thái do chất thải công nghiệp và phân hoá học, năng suất nông nghiệp thấp do đất đai bị ô nhiễm, mức sống của nông dân không được nâng cao. Chính sách cơ giới hoá nông nghiệp đã khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần do gánh nặng về vốn nông nghiệp, chi phí thuê lao động do thiếu nhân công ở vùng nông thôn, cùng các chi phí sinh hoạt...

Ngoài ra, ĐTH còn làm nảy sinh sự phân hoá xã hội giữa thành thị và nông thôn. Mặc dù ở hầu hết các quốc gia đã cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế, nhưng hiện tượng phân hoá xã hội ngày càng tăng đã trở thành nguy cơ lớn, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và nhất quán.

Ba là, nhiều thành phố không phát huy tác dụng. Bất kỳ tỉnh hay vùng nào cũng quy hoạch, vay tiền để xây dựng các đô thị mới với kỳ vọng các thành phố này sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế của tỉnh. Nhưng thực tế là không phải thành phố nào cũng thu hút được đầu tư. Do đó đã xảy ra tình trạng mà các chuyên gia gọi là các thành phố “bong bóng” (bubble cities). Nhiều thành phố không tăng dân số mà chững lại và bị giảm dần khi không còn khả năng phát triển.


Qua đây cho thấy, ĐTH cũng có những mặt tốt và mặt không tốt. Nó có thể góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng hoặc một quốc gia phát triển nhưng nó cũng có thể phá vỡ cấu trúc phát triển của các quốc gia. Vì vậy khi quy hoạch đô thị cần có một kế hoạch cụ thể và thống nhất về quy mô, không gian, cấu trúc,…

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Quá trình đô thị hóa trong nước


ĐTH là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ĐTH tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và cản trở sự phát triển của đất nước. Mà đặc điểm đô thị hoá ở nước ta: là thấp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng với chiến tranh cho nên tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ 80 trở về trước. Có thời kỳ đô thị hoá bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thị về nông thôn. Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu "da báo" giữa đô thị và nông thôn. Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô thị-nông thôn khá rò rệt và khác với nhiều nước. Đồng thời tạo ra tính bảo thủ, giằng dai giữa đô thị-nông thôn không phân biệt quá rò ràng, lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị. Nông thôn có lúc còn "chế ngự đô thị". Do tốc độ đô thị hoá chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi.

Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người

- xã hội, thông qua việc lựa chọn các mô hình định cư tiên tiến, phù hợp đặc thù của Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo; bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022