Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 2


àm sản

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các

giai đoạn

18

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế

huyện PY

34

Bảng 2.2: Tăng trưởng Công nghiệp, TTCN và Xây dựng huyện

Phổ Yên

37

Bảng 2.3: Tăng trưởng giá trị sản xuất Công nghiệp, TTCN theo

thành phần kinh tế

39

Bảng 2.4: Qui mô và tăng trưởng GTSX nông, lâm, thuỷ sản

Huyện Phổ Yên giai đoạn 2001 - 2008

42

Bảng 2.5: GTSX nông nghiệp của Huyện Phổ Yên giai đoạn

2000-2008

43

Biểu 2.6: Biến động đất đai của huyện Phổ Yên qua các năm

45

Bảng 2.7: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động của

huyện PY

50

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư

52

Bảng 2.9: Tốc độ đô thị hoá tại huyện Phổ Yên, 2006 - 2008

55

Bảng 2.10: Thực trạng các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép

trên địa bàn huyện Phổ Yên

56

Bảng 2.11: Hiệu quả đầu tư của các dự án đã triển khai thực

hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên

60

Bảng 2.12: Mức độ ĐTH chung cho các xã điều tra

68

Bảng 2.13: Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp

của hộ nông dân do ảnh hưởng của ĐTH

69

Bảng 2.14: Tác động của ĐTH đến hoạt động phi nông nghiệp

71

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả SXKD của hộ trước và sau ĐTH

72

Bảng 2.16: Ý kiến của các hộ điều tra đánh giá sự thay đổi của

thu nhập do tác động của ĐTH

75

Bảng 2.17: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của

ĐTH

76

Bảng 2.18. Mô tả biến dùng trong h viii

xuất Coo-Dauglas (CD)

106

Bảng 2.19. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp

của các hộ nông dân bị mất đất do quá trình ĐTH

78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Tên biểu đồ

Trang

Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian

17

Biểu 2.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2001 - 2008

35

Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện 2001 và 2008

36

Biểu 2.3. Cơ cấu và biến động giá trị ngành công nghiệp & XD

38

Biểu 2.4: Biến động về giá trị DA được cấp phép đầu tư, 2006 - 2008

56

Biểu 2.5: Sự thay đổi về giá trị SX của huyện giai đoạn 2000 - 2008

57

Biểu 2.6: Biến động cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên

58

Biểu 2.7: Cơ cấu sử dụng số tiền đền bù của hộ nông dân sau ĐTH

74


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn

1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.

Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.

Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Phổ Yên - một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên - với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị. Các khu công nghiệp, khu chế xuất,… mọc ra nhiều đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh chóng. Chỉ tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,5%, giá trị sản xuất CN & TTCN đạt 2235 tỷ đồng và GDP bình quân trên người đạt 20,4 triệu đồng. Đặc biệt hơn, chính nhờ các khu công nghiệp, khu chế xuất,… sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho lao động địa phương (cụ thể đã giải quyết được 6580


việc làm cho người dân trong huyện). Nhìn chung đời sống của người dân địa phương đang từng bước được cải thiện. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũng như những hạn chế của ĐTH đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung


Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hoá rồi từ đó tìm ra những ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên. Đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến thu nhập của người dân bị mất đất trong huyện.

2.2. Mục tiêu cụ thể


Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình đô thị hoá.


Phân tích thực trạng để tìm ra những lợi ích cũng như những tác hại mà quá trình đô thị hoá mang lại cho đời sống người dân địa phương nói riêng và phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung.

Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện không ngừng phát triển.

3. Phạm vi nghiên cứu

3.1. Thời gian nghiên cứu

- Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên qua nhiều năm, cụ thể từ năm 2001 đến 2008.


- Về nguồn số liệu sơ cấp (số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân): với mốc thời gian đánh dấu quá trình ĐTH nhanh hay chậm là năm 2005. Vì vậy nguồn số liệu này được thu thập ở hai thời điểm trước và sau quá trình ĐTH.

3.2. Địa bàn nghiên cứu


Đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên, trong đó trọng điểm là xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng - nơi quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh nhất.

3.3. Đối tượng nghiên cứu


Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên.

Thực trạng về dân số, lao động và việc làm của huyện Phổ Yên.

Hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân bị mất đất tại các xã của huyện.

Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên.

3.4. Nội dung nghiên cứu


Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên


Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên


Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ


Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại


Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển


4. Ý nghĩa khoa học của luận văn


Luận văn nhằm đi sâu nghiên cứu về thực trạng quá trình đô thị hoá đang điễn ra và những ảnh hưởng của nó đến đời sống - kinh tế - xã hội tại huyện Phổ Yên. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông dân (bị thu hồi đất), cho huyện và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại.

5. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài


- Chương 2: Thực trạng quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên


- Chương 3: Phương hướng và giải pháp


Chương 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế


Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (NGP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Hoặc:

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (NGP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Trong đó:

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

- Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, NGP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.


Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc NGP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.

Khái niệm về phát triển kinh tế


Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Do đó, phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế


Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí