Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Quá Trình Đô Thị Hóa


dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, Koa- che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với dân số là 13.431 người. Đây là một kỳ tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được. Các thành phố vệ tinh của Xơ-un nằm cách trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điện ngầm và đường cao tốc. Cho đến năm 1990, 45% dân số của Hàn Quốc tập trung sống ở vùng đô thị Xơ-un. Những khu định cư mới dành cho tầng lớp trung lưu được hình thành xung quanh Xơ-un từ sau năm 1980 như vùng Bun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mới trong việc sử dụng các chung cư cao tầng.

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình đô thị hóa nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa của đất nước. Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị lớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, thúc đẩy tỷ trọng GDP ngày càng tăng. Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớn như Xơ-un, Pu-san và Kung-nam đã cung cấp 66% vào GDP chung của cả nước.

Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâm công nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sống ở đô thị.

Đi cùng với tốc độ đô thị hóa ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân số tại các thành phố lớn như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng 10.613 người), Pu-san (những con sô tương ứng là 1.163 người, và 3.798


người), Ti-gu (là 676 người, và 2.229 người); các thành phố còn lại có tốc độ tăng dân số đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970.

Đô thị hóa bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia tăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Hàn Quốc đạt được những thành công nhất định như vậy, trước hết phải kể đến vai trò chỉ đạo của chính phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho công cuộc đô thị hóa đất nước. Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định phù hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế, lấy mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm của mọi kế hoạch kinh tế. Thứ ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính kỷ luật cao, một nền công nghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt.

Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Chúng ta còn phải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa phải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn ĐTH với quá trình CNH-HĐH đất nước. Do vậy, khi làm quy hoạch phát triển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải...

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Các khu vực đang xảy ra quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên?

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 5

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi theo hướng nào? Có phù hợp không?

- Thu nhập của những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có sự thay đổi như thế nào?

- Sau khi được đền bù, người dân sẽ sử dụng tiền đền bù đó ra sao?


- Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

- Những mặt tích cực và tiêu cực, những cơ hội và nguy cơ mà đô thị hóa mang lại cho người dân nói riêng và cho toàn huyện nói chung là gì?

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung


Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Từ các hiện tượng, các biểu hiện đơn lẻ của các đối tượng cần nghiên cứu được tập hợp lại, chuẩn hóa một số yếu tố, đơn giản hoá một số tiêu thức và tiến hành phân tích đánh giá. Dựa vào các thống kê bằng các con số định lượng cụ thể và các thống kê định tính qua một quá trình thời gian có sự biến đổi không ngừng (tính lịch sử) để rút ra một xu hướng nhằm đánh giá chính xác các tác động nhiều chiều, xem xét đến sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng từ đó dự báo một xu hướng thực tế cho đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, các định hướng thực hiện.

1.2.2.2. Phương pháp thống kê


(1). Chọn mẫu nghiên cứu:


Chọn 90 hộ tại 2 xã và 1 thị trấn đại diện là Trung Thành, Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng (mỗi nơi chọn 30 hộ đại diện để tiến hành điều tra).

Căn cứ chọn mẫu là: Huyện Phổ Yên là nơi có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều tiềm năng, thế mạnh. Vì thế trong vài năm trở lại đây hàng loạt các dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp lớn nhỏ không ngừng tăng lên. Trong đó xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng là 3 địa phương đang tập trung những dự án đầu tư với quy mô lớn và số vốn nhiều tỷ đồng. Đồng thời với việc thực hiện các dự án đó là quá trình giải phóng mặt


bằng (tức là "lấy đất" của người dân trong xã). Vì thế các hộ được lựa chọn đều có chung đặc điểm là "mất đất" nông nghiệp để thực hiện các dự án. Tiến hành điều tra thử sau đó so sánh với các số liệu thứ cấp, tính toán độ tin cậy khi suy rộng kết quả bằng các phương pháp kiểm định phù hợp.

(2). Điều tra thực tế


Thiết kế form điều tra mẫu dựa trên các thông tin yêu cầu trong phần kết quả nghiên cứu cần đánh giá và phân tích. Thực hiện điều tra trực tiếp, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật điều tra và chất lượng thông tin.

(3). Thu thập thông tin


Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.

a. Tài liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rò nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rò trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê Huyện Phổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban,


ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

b.Tài liệu sơ cấp


Thực hiện điều tra chọn mẫu ở các hộ gia đình trên địa bàn 2 xã và thị trấn của huyện Phổ Yên. Từ đó thu thập được các thông tin mang tính thực trạng, nắm bắt được tiếng nói, nhu cầu cụ thể của từng hộ dân.

Các thông tin này còn được thu thập qua các cuộc Hội thảo, các chương trình hội nghị có chuyên đề liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

(4). Tổng hợp và phân tích thông tin


Các thông tin điều tra được nhập vào máy tính và rút số liệu lần 1 dựa vào phần mềm Excell cung cấp số liệu cho Chương 2, Chương 3. Thực hiện một số phân tích thống kê, kinh tế lượng và quy hoạch tuyến tính nhằm đánh giá về mặt khoa học và đối chứng thực tế các quan hệ thể hiện trong các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.

1.2.2.3. Phương pháp so sánh


Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí của đối tượng hoặc số liệu nghiên cứu, từ đó phát hiện các xu hướng biến động của đối tượng cần nghiên cứu.

1.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.


Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về ĐTH và những tác động của ĐTH.

1.2.2.5. Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe.... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

1.2.2.6. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

X

2i

e

1i

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng và phân tích sự ảnh hưởng của ĐTH đến đời sống của các hộ nông dân trong khu vực ĐTH. Đối với hộ nông dân thì thu nhập là một tiêu chí quan trọng, do đó chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá tới thu nhập của các hộ nông dân trong quá trình ĐTH. Và hàm hồi quy được đưa ra là hàm sản xuất CobbDouglas và dạng tổng quát của nó như sau:

Yi=AX

a1 a2….X

ak b1D1+b2D2+…..+bmDm+ Ui ki

Yi: Thu nhập hỗn hợp của hộ (Biến phụ thuộc)

Xji(j=1..k,i=1..n): Các biến độc lập trong nghiên cứu này, dựa vào những nghiên cứu tiền nghiệm và ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Trong đó, các biến ảnh hưởng đến thu nhập của hộ bao gồm: Diện tích đất nông nghiệp, số lao động, nhân khẩu ăn theo, vốn lưu động, trình độ văn hoá của chủ hộ, giới tính chủ hộ, ảnh hưởng của các chương trình tập huấn ngành nghề và khoa học kỹ thuật.

aj(j=1..k): Các hệ số của biến độc lập bh(h=1..m): Biến giả định (quá trình đô thị hóa)

Các hệ số của biến phải được kiểm định với mức ý nghĩa đạt ở mức 5% và thấp hơn.


1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóa

Mức độ đô thị hóa:



Mức độ đô thị hóa =

Hoặc


Mức độ đô thị hóa =

Tốc độ đô thị hóa:

Số dân đô thị Tổng dân số


Diện tích đô thị Tổng diện tích


x 100 (%)


x 100 (%)


Tốc độ đô thị hóa = (S0 - S1) x 100(%)

ΣS0

Hoặc

Tốc độ đô thị hóa = (D0 - D1) X 100(%)

ΣD0

Trong đó: S1: Dân số đô thị tại thời điểm nghiên cứu S0: Dân số đô thị tại thời điểm gốc

ΣS0: Tổng dân số năm gốc

D1: Diện tích đô thị tại thời điểm nghiên cứu D0: Diện tích đô thị tại thời điểm gốc

ΣD0: Tổng diện tích đất năm gốc

1.2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dân

- Tiền mặt và dòng tiền

- Mức độ độc lập về nguồn lực

- Trình độ văn hoá

- Đời sống tinh thần và sức khoẻ của người dân

1.2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO: Gross Ouput): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng thu của hộ.



n

GO = Pi Qi

i 1

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

n

IC = Ci

i1

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng (VA: Value Added): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.

VA = GO - IC

- Lợi nhuận: TPr = GO - TC; Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất).

- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất.

MI = VA - (A + T)

A: Khấu hao TSCĐ T: Thuế phải nộp

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Năng suất lao động = GO/LĐ

- Năng suất sử dụng chi phí trung gian tính theo VA = VA/IC

- Năng suất sử dụng chi phí trung gian tính theo GO = GO/IC

- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sử dụng đất Và một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khác.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí