liền với phát triển các khu, cụm công nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Các tuyến đường quốc lộ, đường hẻm nội đô bằng nhựa, bê tông dần thay thế hệ thống đường đất, đá cũ; các khu dân cư, khu đô thị được xây dựng; hệ thống cơ sở dành cho đầu tư kinh doanh thương mại - dịch vụ lớn và nổi tiếng ngày càng nhiều, thu hút được nhiều doanh nghiệp khiến Củ Chi thực sự trở thành điểm hấp dẫn thu hút đầu tư, doanh nghiệp và nguồn lao động. Song hành cùng việc đầu tư mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, các vấn đề khác như giáo dục, văn hóa, xã hội,… cũng được triển khai đầu tư theo lộ trình. Sự kết hợp đó tạo nên sự phát triển đồng đều trong việc quy hoạch, quản lý và phát triển huyện Củ Chi theo hướng đô thị hóa.
Bên cạnh đó, Củ Chi đặc biệt chú trọng xây dựng đô thị phát triển theo chiều sâu, tức là đô thị hóa đi cùng với sự phát triển bền vững. Đặc điểm này rõ nét nhất là cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội được nâng cấp theo kế hoạch chi tiết đến từng hẻm, đáp ứng tốt như cầu hiện tại và tương lai. Chiều sâu còn được thể hiện ở lực lượng lao động chuyển dịch sang hoạt động thương mại, dịch vụ; an sinh xã hội, lao động việc làm, gia đình có công được chăm lo kịp thời, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được quan tâm, sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng văn minh, hiện đại. Điều này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn trong các tiểu mục tiếp theo.
4.3. Quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của huyện Củ Chi
Trước hết, kết quả của quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng mạnh mẽ giá trị của nền kinh tế Củ Chi. Giá trị toàn ngành kinh tế của Củ Chi liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2015, con số này là 27.192.275 triệu đồng (tính theo giá cố định 1994), trong đó, tỷ trọng cao nhất là ngành công nghiệp, tiếp đến là thương mại, dịch vụ.
Tính đến năm 2015, trên địa bàn huyện có 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp với diện tích 1.735 ha, khả năng phủ kín đạt khoảng 40%. 2.090 doanh nghiệp và chi nhánh đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 93 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho 61.000 lao động địa phương và một phần lao động nhập cư. Một số dự án có quy mô lớn là dự án của Công ty Worldon (300 triệu USD) tại KCN Đông Nam - sản xuất hàng may mặc cao cấp, có xây dựng nhà lưu trú công nhân; dự án sản xuất phân
bón của Công ty TNHH Phân bón Hàn Việt (39,6 triệu USD), dự án sản xuất xe tải nhẹ của Công ty TNHH Daehan Motors tại KCN Cơ khí Ô tô (20 triệu USD). Các dự án điển hình đầu tư theo định hướng các ngành mũi nhọn của Thành phố là: dự án sản xuất ô tô của Công ty TNHH Daehan Motors tại KCN Cơ khí Ô tô (20 triệu USD), dự án sản xuất thực phẩm của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - chi nhánh 3 tại TP. Hồ Chí Minh đặt tại KCN Tân Phú Trung (16 triệu USD) [44].
Theo khảo sát thực tế do chúng tôi thực hiện, đến năm 2015, trên địa bàn Củ Chi có 17 chợ tại 15 xã, thị trấn, với khoảng 1.700 tiểu thương kinh doanh tại chợ. Ngoài hệ thống các chợ truyền thống cung ứng hàng hóa phục vụ người dân, trên địa bàn huyện có 02 siêu thị phục vụ nhân dân theo hướng văn minh, hiện đại là Siêu thị Co.opmart Củ Chi, Siêu thị Vinatex Tân Quy, 27 cửa hàng tiện ích, 1.062 hộ kinh doanh tạp hóa.
Đồng thời, quá trình đô thị hóa làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế huyện Củ Chi
Cơ cấu kinh tế trên thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành dịch vụ và công nghiệp với sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang các hoạt động đô thị (chế tạo và dịch vụ). Sự phát triển của các ngành kinh tế đô thị là động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng, bởi không quốc gia nào có tỉ lệ tăng trưởng cao và bền vững nhờ vào ngành nông nghiệp.
Ở Củ Chi, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 1997 và 2015
Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 1997
Nông nghiệp
Công nghiệp, Thủ công nghiệp
Thương mại, Dịch vụ
Thương mại, dịch vụ
44,10%
0%
Nông nghiệp 47,80%
44%
48%
8%
Công nghiệp, Thủ công nghiệp 8,10%
Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Từ biểu đồ trên ta thấy: nếu như đến cuối năm 1997, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ 47,8%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 8,1%, thương mại, dịch vụ 44,1%, như vậy nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành kinh tế thì đến năm 2015, nông nghiệp chiếmtỷ lệ5,32%,côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp 79,65%,thương mại,dịch vụ 15,03%. So sánh hai mốc thời gian 1997 và 2015 cho thấy trong vòng gần 20 năm, cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi với kinh tế nông nghiệp là chính thì đến 2015 đã không còn là ngành kinh tế chủ đạo, giảm 42,48%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh (71,55%), từng bước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Trong từng ngành kinh tế của huyện Củ Chi cũng có sự chuyển biến phù hợp với yêu cầu đô thị hóa.
Về nông nghiệp, sau chiến tranh, Củ Chi được xem là “vùng trắng” với những hố bom mìn, đất đai khô cằn, hoang hóa thì không lâu sau, nơi đây đã trở thành vành đai xanh của thành phố. Ở Củ Chi, khi nói đến năng suất lúa, không ai tính bằng giạ mà người ta tính bằng tấn. Không chỉ sống với hai mùa lúa trong năm mà nông dân Củ Chi còn trồng nhiều loại cây ăn trái, khoai lang chất lượng cao, rau sạch, hoa cảnh cá kiểng, chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng đánh bắt thủy sản... cho chất lượng cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu canh tác. Huyện đã xây dựng thương hiệu rau an toàn, cung cấp hoa lan, cây kiểng, hình thành các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp kỹ thuật cao, là nơi cung cấp giống, chuyển
giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho các tỉnh lân cận.
Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho các xã, thị trấn, nhất là đối với 5 xã điểm (Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Trung An, Trung Lập Hạ) và thực hiện thí điểm xây dựng 2 xã nông thôn mới (Tân Thông Hội và Thái Mỹ) theo 19 tiêu chí của Trung ương, bước đầu đạt được hiệu quả thiết thực. Chương trình “2 cây, 2 con” là những cây trồng, vật nuôi được coi là chủ lực trong nông nghiệp cùng với việc áp dụng các khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Củ Chi đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đạt doanh thu trên 100 triệu/ha/năm như mô hình trồng rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo theo hướng kinh tế trang trại [57; tr. 4]. Trên cơ sở phát triển chăn nuôi đúng hướng, huyện Củ Chi hoàn thành nhiệm vụThành phố giao, trở thành huyện “Vành đai thực phẩm” của Thành phố.
Trong công nghiệp cũng diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu giữa các lĩnh vực sản xuất, các thành phần kinh tế khác nhau:
Ở Củ Chi, các ngành đóng góp quan trọng trong giá trị các ngành công nghiệp do huyện quản lí là: Sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt, sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic. Đây là các ngành tận dụng được lợi thế của Củ Chi về điều kiện tự nhiên, các sản phẩm nông nghiệp vàlợi thế về nguồn lao động. Tuy nhiên, trong những năm 2010 - 2015, ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất là ngành sản xuất thiết bị điện. Tiếp đó là các lĩnh vực như: Sản xuất giường tủ bàn ghế, in sao chép bản ghi các loại, công nghiệp chế biến và chế tạo khác, chế biến gỗ và các sản phẩm sản xuất từ gỗ tre nứa… Điều này được thể hiện cụ thể thông qua bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1. Các mặt hàng công nghiệp đem lại giá trị cao cho huyện Củ Chi
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Tốc độ phát triển bình quân 2010 - 2015 (%) | |
Giá trị (triệu đồng) | Giá trị (triệu đồng) | Giá trị (triệu đồng) | Giá trị (triệu đồng) | Giá trị (triệu đồng) | Giá trị (triệu đồng) | ||
Sản xuất chế biến thực phẩm | 487.413 | 573.051 | 719.450 | 849.669 | 1.152.415 | 1.385.203 | 123,23 |
Sản xuất đồ uống | 771.013 | 870.979 | 1.010.742 | 1.775.963 | 1.768.427 | 2.123.881 | 122,47 |
Dệt | 728.154 | 836.187 | 942.101 | 591.386 | 1.153.261 | 1.376.994 | 113,59 |
Sản xuất trang phục | 386.233 | 378.932 | 421.496 | 223.652 | 514.624 | 618.578 | 109,88 |
Sản xuất da và các SP có liên quan | 175.370 | 278.640 | 337.941 | 60.049 | 88.538 | 106.954 | 90,58 |
Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tre nứa | 44.910 | 63.283 | 53.646 | 145.951 | 176.496 | 214.266 | 136,69 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 67.680 | 88.077 | 116.323 | 198.957 | 246.577 | 295.399 | 134,27 |
In sao chép bản ghi các loại | 7.049 | 9.845 | 11.475 | 24.830 | 52.682 | 63.271 | 155,10 |
Hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất | 1.024.859 | 981.368 | 928.353 | 1.382.946 | 1.452.724 | 1.738.911 | 111,15 |
Sản phẩm từ cao su và plastic | 735.448 | 865.891 | 705.869 | 1.553.147 | 1.624.418 | 1.962.297 | 121,69 |
Sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại | 16.299 | 21.583 | 28.493 | 42.454 | 55.461 | 66.498 | 132,47 |
Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn | 394.231 | 453.188 | 512.672 | 57.451 | 66.899 | 80.145 | 72,72 |
Thiết bị điện | 1.000 | 5.718 | 195 | 107.710 | 148.665 | 178.041 | 281,91 |
Máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu | 27.721 | 25.720 | 38.382 | 55.750 | 87.945 | 105.974 | 130,76 |
Giường tủ bàn ghế | 12.186 | 17.605 | 2.607 | 112.366 | 148.665 | 178.547 | 171,07 |
Công nghiệp chế biến chế tạo khác | 31.526 | 20.638 | 82.343 | 356.533 | 528.878 | 161.489 | 138,64 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Sản Xuất Ngành Trồng Trọt Và Chăn Nuôi Của Huyện Củ Chi Các Năm 2010-2015 (Tính Theo Giá So Sánh 2010)
- Giá Trị Ngành Thương Mại - Dịch Vụ Các Năm 2010, 2012, 2015
- Tỷ Lệ Lao Động Đã Qua Đào Tạo Nghề Trong Tổng Lao Động Có Việc Làm Giai Đoạn 2010 - 2015
- Thu - Chi Ngân Sách Của Các Huyện Ngoại Thành Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2015
- Số Người Nhiễm Hiv Tại Các Huyện Ngoại Thành Thành Phố Hồ Chí Minh
- Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 20
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015
Điều này phù hợp với xu thế chung trong quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh. Ở TP. Hồ Chí Minh, đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng từ sản xuất công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, năng suất lao động thấp sang sản xuất các ngành sử dụng công nghệ cao, ít lao động, năng suất lao động cao. Sự chuyển biến này có thể thấy thông qua sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp giai đoạn 1999 - 2013. Tỉ trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, năng suất lao động thấp đều có xu hướng giảm: dệt may, da giày (-
5,2%); chế biến thực phẩm, đồ uống (-2,8%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (-2,6%). Ngược lại, tỉ trọng của các ngành sử dụng ít lao động, có hàm lượng KHCN cao có xu hướng tăng: cơ khí (+4,9%), hóa chất (+4,2%), điện tử - tin học (+1,0%) [109; tr. 58].
Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của một số ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị tính: %
Năm | ||||||
2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Thực phẩm và đồ uống | 20,8 | 17,2 | 15,8 | 15,1 | 15,8 | 15,5 |
Dệt, may | 12,6 | 12,9 | 13,0 | 13,4 | 12,1 | 11,6 |
Hóa chất và sản phẩm hóa chất | 9,3 | 9,5 | 10,5 | 9,8 | 9,4 | 11,9 |
Sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại | 7,5 | 8,8 | 8,5 | 8,8 | 8,3 | 8,4 |
Da giày, va li, túi xách | 7,4 | 7,3 | 6,9 | 5,9 | 6,6 | 5,6 |
Sản phẩm từ cao su, plastic | 6,8 | 8,7 | 9,1 | 8,6 | 8,6 | 8,8 |
Máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu | 3,0 | 5,1 | 6,2 | 7,1 | 6,3 | 6,0 |
Tổng 7 ngành | 67,4 | 69,5 | 70 | 68,7 | 67,1 | 67,8 |
Các ngành còn lại | 32,6 | 30,5 | 30 | 30,7 | 32 | 32,2 |
Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám Thống kê 2009.
Thành phố Hồ Chí Minh đang giảm dần tỉ trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn, công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường, xu hướng chuyển dịch các ngành này về những địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động, đang hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung như Bình Phước, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch nhìn chung vẫn còn chậm, riêng hai ngành thâm dụng lao động là chế biến thực phẩm, đồ uống và dệt may, da giày vẫn chiếm tới 35,9% giá trị sản xuất công nghiệp. Đây cũng là hai ngành chiếm tỉ trọng lao động nhiều nhất của TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu là lao động nữ.
Bên cạnh đó, một xu hướng chuyển dịch quan trọng ở Củ Chi cũng như TP. Hồ Chí Minh là sự gia tăng nhanh của khu vực ngoài Nhà nước, minh chứng qua bảng sau:
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước của các quận vùng ven, quận mới và các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh
(giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: %
2000 | 2005 | 2008 | 2009 | |
Quận 2 | 0,64 | 0,61 | 0,87 | 0,64 |
Quận 7 | 0,76 | 1,43 | 1,26 | 1,07 |
Quận 8 | 5,41 | 6,03 | 7,32 | 6,96 |
Quận 9 | 1,73 | 2,81 | 3,2 | 3,22 |
Quận 12 | 3,34 | 3,43 | 3,43 | 3,52 |
Q. Tân Phú | 0 | 8,77 | 9,63 | 9,72 |
Q. Thủ Đức | 3,69 | 5,17 | 4,92 | 4,72 |
Q. Bình Tân | 0 | 2,4 | 7,03 | 7,89 |
Huyện Củ Chi | 0,92 | 2,33 | 3,17 | 4,04 |
Huyện Hóc Môn | 1,34 | 2,97 | 2,62 | 2,72 |
Bình Chánh | 3,84 | 5,01 | 3,83 | 4,43 |
Huyện Nhà Bè | 0,07 | 0,16 | 0,19 | 0,2 |
Huyện Cần Giờ | 0,19 | 0,26 | 0,14 | 0,15 |
Các quận, huyện vùng ven và ngoại thành | 21,93 | 41,38 | 47,61 | 49,28 |
Tổng số toàn TP HCM | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám Thống kê 2009.
Như vậy, so với các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Củ Chi là huyện có sự gia tăng nhanh vềgiátrị sản xuất cácngành công nghiệp ngoàikhu vựcnhànước.Trong khoảng 9 năm, giá trị này đã tăng lên 3,18%.
4.4. Với quá trình đô thị hóa toàn diện, Củ Chi là một trong những huyện top đầu ngoại thành về thu ngân sách, nâng cao mức sống người dân
Năm 1997, huyện Củ Chi là huyện đứng thứ 6 trong 24 quận, huyện của thành phố về các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Thu ngân sách toàn huyện lúc bấy giờ 43.382 triệu đồng. So với các huyện ngoại thành, Củ Chi là huyện có thu ngân sách cao nhất. Chi ngân sách của huyện là 42.043 triệu đồng, đảm bảo cân đối được thu chi. Tình hình thu - chi ngân
sách của Củ Chi được biểu diễn qua biểu đồ 4.2 như sau:
Biểu đồ 4.2. Thu - chi ngân sách của một số huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997
Đơn vị tính: tỉ đồng
0,050
0,045
0,040
0,035
0,043
0,040
0,037
0,033
0,030
0,026
25.848.000
0,025
0,021
22.904.000
0,020
17.790
18.265
0,015
0,010
0,005
0,000
Củ Chi
Bình Chánh
Hóc Môn
Nhà Bè
Cần Giờ
Thu ngân sách Chi ngân sách
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, năm 1997, tr.39-40.
Từ năm 2005 đến năm 2015, tình hình thu - chi ngân sách của huyện Củ Chi qua biểu đồ 4.3 như sau:
Biểu đồ 4.3. Tình hình thu - chi ngân sách của huyện Củ Chi qua một số năm 2005 - 2015
thu ngân sách chi ngân sách
2005
2007
2009
1010
1011
1013
2015
285.910.000
324.612.000
377.162.000
373.292.000
482.027.000
467.209.000
671.133.000
787.933.000
812.397.000
693.408.000
1085.568.000
1002.345.000
1556.689.000
1375.679.000
Đơn vị: tỉ đồng
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, năm 2015, tr.57-58;
Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, năm 2010, tr.51-52.