cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HOÁ
3.2.1. Giải pháp chung
Quy hoạch phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá.
Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nội sinh, thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.
Quy hoạch Huyện phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Thái Nguyên.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Đth Qua Phương Pháp Phân Tích Swot
- Tác Động Của Đth Đến Hoạt Động Phi Nông Nghiệp
- Những Đánh Giá Chung Về Ảnh Hưởng Của Đô Thị Hoá
- Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14
- Mô Tả Biến Dùng Trong Hàm Sản Xuất Coo-Douglas (Cd)
- Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo và tái tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng của Huyện.
Chuẩn bị lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của quá trình ĐTH.
3.2.2. Những giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa
Đô thị hoá tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, tôi nhận thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu; một mặt nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, mặt khác phát huy những tác động tích cực của quá trình ĐTH đến phát triển kinh tế hộ. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu có liên quan trực tiếp đến hộ nông dân, cụ thể:
Thay đổi tư duy sản xuất
Điều này rất quan trọng đối với các hộ nông dân bị mất đất trong khu vực đô thị hoá. Vì trên thực tế phương thức sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất. Vậy khi tư liệu sản xuất thay đổi thì tư duy sản xuất của các hộ cũng cần thay đổi theo. Nếu trước kia các hộ có thể tập trung chủ yếu vào trồng trọt thì sau quá trình bị thu hồi đất diện tích đất giảm nhanh chóng vậy các hộ cần phân tích kỹ nguồn lực mình có để tìm ra một hướng sản xuất mới. Giả sử hộ có thể chuyển từ trồng trọt là chính sang chăn nuôi (như lợn, gà, trâu bò hoặc cá…), hoặc chuyển sang kiêm ngành nghề phụ, hoặc chuyển sang kinh doanh dịch vụ… Hoặc giả định hộ vẫn xác định trồng trọt là hoạt động chính thì nên cơ cấu cây trồng cho phù hợp hơn (nên tập trung vào những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao mà chu kỳ sinh trưởng lại không quá dài). Nói tóm lại việc lựa chọn hướng sản xuất mới như thế nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện thực tế của hộ.
Tập trung đầu tư vốn một cách có hiệu quả
Khi nguồn lực bị giảm sút thì các hộ cần suy nghĩ, tính toán một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành đầu tư. Tránh đầu tư tràn lan không có mục đích rò ràng vì hiệu quả của cách đầu tư như vậy là rất thấp. Vì thế các hộ có thể nghiên cứu, tìm hiểu để tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng (cây chè, cây ăn quả,…), vật nuôi (lợn, gà, bò, dê,…) có giá trị kinh tế cao. Dẫu biết rằng việc xác định đầu tư vốn để có hiệu quả không hề đơn giản. Muốn làm được điều này các hộ cần phải có sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân giỏi trong địa phương hoặc từ các địa phương khác.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là yêu cầu cần thiết cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Diện tích đất nông nghiệp sụt giảm, các hộ hoặc có thể chuyển đổi hướng sản xuất hoặc có thể giữ nguyên. Nếu chuyển hướng sản xuất mới thì rò ràng việc học tập ứng dụng khoa học là không thể thiếu. Hay giữ nguyên hướng sản xuất thì buộc hộ phải có sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng. Với mục đích cuối cùng mà các hộ đều hướng tới đó là thu nhập không ngừng tăng lên. Lý do để tăng thu nhập là rất nhiều nhưng quan trọng nhất có thể nói là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nâng cao chất lượng lao động
Diện tích đất nông nghiệp giảm chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc thừa lao động trong hộ. Vậy có một câu hỏi đặt ra là phải giải quyết số lao động thừa trong các hộ nông dân đó như thế nào? Thực ra đây cũng là vấn đề rất phức tạp nhưng không phải không có cách để giải
quyết. Ở hầu hết các địa phương bị thu hồi đất thì chính các doanh nghiệp này thường cam kết ưu tiên cho một số lượng lao động trong các gia đình bị thu hồi đất tại địa phương. Tuy nhiên lực lượng lao động này phải có tay nghề nhất định để có thể đáp ứng được công việc cụ thể. Một điều nữa như phần đầu đã phân tích đó là các hộ phải có sự thay đổi trong tư duy sản xuất. Cho con em mình đi học nghề cũng là một trong những hướng đi mà các hộ nên quan tâm. Chúng ta đã biết xã hội ngày một phát triển thì yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao. Khi người lao động đã có một trình độ tay nghề nhất định nào đó thì họ hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với mức thu nhập tương đối ổn định.
Nói tóm lại, các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hay thay đổi hưởng sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của vùng cũng như đặc điểm cụ thể của mỗi hộ. Có như vậy việc tập trung đầu tư vốn mới đem lại hiệu quả cao tạo điều kiện nâng cao đời sống (cả vật chất và tinh thần) cho các hộ nông dân mất đất nói riêng và các hộ nông dân nói chung.
3.2.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới huyện
* Quy hoạch tổng thể
Nói đến xây dựng và phát triển đô thị phải gắn liền với quy hoạch tổng thể. Tức là nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công nghiệp tránh việc xây dựng mỗi chỗ một ít vừa làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung xây dựng như vậy cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các khu đô thị đưa ra. Do đó phần nào hạn chế được ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ của người dân.
* Giải pháp thu hút đầu tư
- Đẩy mạnh và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn đến đầu tư vào địa bàn huyện. Tuy nhiên cũng cần thẩm định và chọn lọc các dự án đảm bảo phù hợp với tình hình của địa phương như dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tính khả thi cao, ít gây ô nhiễm môi trường … Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện thu hút đầu tư có hiệu quả.
- Tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các dự án du lịch, dịch vụ để phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư như: Đường giao thông, điện, cấp nước, đào tạo nghề…Đặc biệt là cho các khu công nghiệp như các dự án: Đường ĐT 261 với 2 làn xe theo hình thức BT; Đường ĐT 274 từ Phố cò đi xã Đắc sơn; Hệ thông cung cấp nước Khu công nghiệp Nam Phổ yên; Đường nối Quốc lộ 3 mới với Quốc lộ 37….
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, kiểm tra tình hình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, an toàn lao động….
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là những cơ quan, đơn vị và cán bộ có liên quan đến việc giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư, cán bộ thực hiện công tác thu thút đầu tư.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân về công tác thu hút đầu tư, các dự án thu hút đầu tư để nhân dân nắm được và đồng tình ủng hộ, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi trên địa bàn huyện.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa nhà đầu tư và cấp uỷ, chính quyền địa phương nhằm xây dựng các cơ chế chính sách thuận lợi hơn
cho nhà đầu tư, làm cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư, phát triÓn sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Xây dựng đề án về đào tạo nghề cho nhân dân, đặc biệt là đối với nhân dân bị mất đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Xây dựng Trung tâm dạy nghề của huyện thành trường đào tạo nghề của tỉnh.
- Có chính sách hợp lý đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực, tăng cường đầu tư về kết cấu hạ tầng xã hội như: Đường giao thông, nhà văn hoá, trạm y tế, trường học, điện sinh hoạt ... Đặc biệt phải có chính sách ưu tiên đối với khu vực nhân dân bị thu hồi đất, tái định cư.
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
* Giải pháp về lao động - việc làm
Vấn đề quan tâm lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động huyện Phổ Yên là sự giảm sút đất canh tác ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ. ĐTH đã đẩy nông dân đến mất đất hoặc giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc làm.
Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp:
Thứ nhất, Tỉnh và huyện cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để nghề rèn truyền thống không bị mai một. Hay huyện có thể mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.
Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú trọng công tác đào tạo nghề, cụ thể cần tăng cường đầu tư cho trung tâm đào tạo nghề của xã sao cho có hiệu quả nhất. Tiếp tục xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng người lao động địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh ở trường dạy nghề có thể đến thực tập tại các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.
Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức thích hợp.
* Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường
Quá trình sản xuất cũng như trong cuộc sống của người dân có liên quan chặt chẽ tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Vì vậy để giải quyết về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, điều cần thiết là phải có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp, khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nược một cách khoa học để tạo điều kiện dễ dàng hoạt động xử lý nước thải.
Đối với doanh nghiệp không thực hiện các quy định về xử lý nước thải do địa phương đề ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất định về kinh tế hoặc về các thủ tục hành chính (chẳng hạn như sau khi được phổ biến mà sau
3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn về xử lý nước thải sẽ bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh).
Không chỉ vậy, vấn đề nhận thức của người dân cũng rất quan trọng. Cho nên cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để họ ngày càng có ý thức bảo vệ nguồn nước và bầu không khí nơi mình sinh sống nhiều hơn. Và chính quyền huyện cũng cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng như xây dựng nhà máy xử lý nước thải của người dân cũng như của các cơ sở TTCN, các khu công nghiệp và đô thị.
Ngoài ra, cần phải theo dòi một cách thường xuyên về tình trạng ô nhiễm môi trường nước do khu công nghiệp mới xây dựng gây nên, yêu cầu họ phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Việc này cần phải có sự liên kết với các cơ quan, đơn vị liên quan.
3.2.2.3. Các giải pháp từ phía Nhà nước
* Về công tác quản lý nhà nước nói chung:
+ Tập trung thực hiện với hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực: kế hoạch hoá, quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý ngân sách, quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trường, các lĩnh vực xã hội.
+ Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho người nghèo.
* Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ
Qua khảo sát thực tế cho thấy còn không ít hộ chưa nắm bắt được các hình thức khoa học kỹ thuật, làm theo cảm tính, quen kiểu qua loa đại khái. Việc nâng cao trình độ KHKT cho nông dân là hết sức cần thiết, nhất là trong